Ý Nghĩa Của Hai Chữ Lăng Nghiêm Và Nguyên Nhân Nào Phật Nói Chú Lăng Nghiêm

09 Tháng Sáu 201607:45(Xem: 6354)

Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ LĂNG NGHIÊM VÀ
NGUYÊN NHÂN NÀO PHẬT NÓI CHÚ LĂNG NGHIÊM.
Thích Phước Thái

 

Hỏi: Mỗi buổi sáng sớm, con thường trì chú Lăng Nghiêm, nhưng con không hiểu nghĩa Lăng Nghiêm là gì? và nguyên nào mà Phật nói bài chú đó? Kính xin thầy giải thích cho con được rõ.

Đáp: Lăng nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là “Thủ Lăng Nghiêm”, Trung Hoa dịch là “Đại Định Kiên cố”. Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn ngằn mé, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Đại”. 

Tâm thể nầy xưa nay vốn là thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Định”. Vì tính chất của nó không dời đổi, thấu xưa suốt nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đại khái, đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Đại Định Kiên Cố”.

Nguyên nhân Phật nói thần chú Lăng Nghiêm là vì Tôn giả A nan mắc nạn Ma đăng già. Ngài A nan bị nàng Ma đăng già dùng chú thuật Ta tỳ ca la tiên Phạm thiên ép buộc tình duyên … Lúc đó, Tôn giả A Nan rất buồn rầu, thành kính  hướng về đức Phật, mong  đức Phật đoái hoài thương xót cứu độ giải nạn cho Ngài. 

Phật biết Ngài A Nan bị nạn, nên sau khi thọ trai, Phật không thuyết pháp như thường lệ mà trở về tinh xá ngay và rồi Ngài ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang, có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già, nói thần chú Lăng Nghiêm. 

Phật bảo Ngài Văn Thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma đăng già , để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A Nan. Ngài A nan được kịp thời cứu thoát và sau đó Phật độ luôn cho nàng Ma đăng già tu hành trở thành bậc A la hán. Đó là nguyên nhân có ra năm đệ thần chú Lăng Nghiêm mà chư Tăng Ni cũng như quý Phật tử thường trì tụng vào mỗi buổi khuya. 

Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không? Hỏi: Thường thì ở trong chùa chư Tăng Ni hay tụng Chú Lăng Nghiêm và Đại Bi Thập Chú vào buổi khuya. Vậy xin hỏi không biết hàng cư sĩ tại gia chúng con có trì tụng được không?

Đáp: Tất nhiên là được. Chỉ sợ chúng ta lười biếng không tụng trì đó thôi. Tụng kinh trì chú là điều rất tốt. Như đã nói, sở dĩ có chú Lăng Nghiêm là do Ngài A Nan bị mắc nạn Ma đăng già, nên Hóa thân Phật nói thần chú và Bồ tát Văn Thù lãnh sứ mạng tụng chú để giải nạn cho tôn giả A Nan. 

Chính vì lý do đó, nên trong các thiền môn thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, còn gọi là Phật giáo Phát triển ( Đại thừa ), đều có trì tụng vào mỗi buổi khuya. Tại sao không trì tụng vào những thời điểm khác mà phải trì tụng vào buổi khuya? Trong thiền môn có hai thời khóa căn bản, gọi là nhị thời khóa tụng. Buổi tối là thời Tịnh độ, tức tụng Kinh A Di Đà. Buổi khuya thì tụng năm đệ chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. 

Vì buổi khuya khí trời mát mẻ trong lành và cảnh vật yên tĩnh. Thần khí con người mới ngủ thức dậy cũng tỉnh táo mạnh mẽ hơn. Thần chú có năng lực rất mạnh, nên rất thích hợp với sự định tỉnh của thời điểm nầy. Do đó, người tụng chú ngoài phần tự lực nhiếp tâm ra, còn có sức gia hộ mạnh mẽ của long thần hộ pháp.

Như thế, thì bất luận Phật tử xuất gia hay tại gia, tất cả đều có thể trì tụng được hết. Phật tử đừng có lo ngại chi cả. Điều quan trọng là khi trì tụng chú, chúng ta cần phải nhiếp tâm thật kỹ. Như thế, thì rất dễ nhiếp phục vọng tưởng phiền não. Phiền não vọng tưởng không có, thì ngay lúc đó tâm ta sẽ được an định thanh thoát, nhẹ nhàng. Đó là ta đã có được hạnh phúc phước báo rất lớn vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7270)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14744)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6087)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7165)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4012)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4207)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7137)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4567)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 7954)
Muốn không còn khổ đau, thì con người cần có sự tu tỉnh, tránh xa các điều ác, làm các việc lành, giúp đỡ chúng sanh, đó là lời chư Phật trang nghiêm kiếp, hiền kiếp đều giáo hóa. Thế giới và con người sẽ theo nghiệp cảm mà thọ báo lành, không còn khổ đau nữa.