NIỆM PHẬT VÃNG SANH

29 Tháng Ba 201617:12(Xem: 6177)
NIỆM PHẬT VÃNG SANH
Tâm Trí

 

phat-adida-010123Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao?

Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.

Pháp môn Tịnh Độ thật ra là một Pháp Môn tu rất hay. Tuy nhiên, vì thiếu người giảng giải cho nên Pháp Môn này đã bị “Đồng Hóa” hay là “Dân Gian Hóa” rất nhiều. Đôi khi nó còn pha lẫn cả Tà Kiến của ngoại đạo ở trong này

Trong Đạo Phật, cái chết để bỏ thân xác của mình để biến đổi qua một giai đoạn khác gọi là “Phần Đoạn Sanh Tử”. Cái chết thứ 2, nói theo thông thường là Đổi Đời, hay Làm Lại Cuộc Đời Mới, ví dụ như lúc trước là người xấu, bây giờ làm người tốt, một ý niệm xấu khởi lên là ta đang ở thế giới của Địa Ngục, của Ngạ Quỷ, của Xúc Sanh. Nhưng dẹp bỏ ý niệm xấu là ta đã sanh sang một thế giới khác của trời, người, hay Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Trong Đạo Phật gọi sự biến chuyển sanh diệt này là “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử”. Cái vãng sanh ở Tịnh Độ là ý nói đến “Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử” này. Chỉ cần nhất tâm chuyên niệm, khởi một niệm lành thì ngay tức thì ta đã vãng sanh cực lạc và mang theo cả thân xác và nghiệp báo mà cũng chẳng cần đi đâu hết. Tịnh Độ Tông gọi cái này là “Đới Nghiệp Vãng Sanh”. Thử hỏi một người lúc còn sống niệm Phật với tâm Tham Sân Si (là Nhân của Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Xúc Sanh) thì làm sao mà có quả Tây Phương Cực Lạc? Thế nên Niệm Phật là phải vãng sanh liền ngay lập tức, phải thực chứng là vãng sanh ngây lúc còn sống. Niệm Phật là phải thấy an lạc, khinh an, gia đình hạnh phúc, mọi vật cỏ cây hoa lá đâu đâu cũng đẹp, đấy là đã vãng sanh vào cảnh giới Tây Phương như Phật Thích Ca đã giới thiệu trong kinh Vô Lượng Thọ rồi đấy. Từ chỗ thực chứng này ta có thể khẳn định rằn, cái Nhân Tây Phương Cực Lạc đã thành thục ngay lúc ta còn sống, thì đến lúc lâm chung, do căng lành đã gieo trồng thì tự nhiên nghiệp lực sẽ chiêu cảm đến cõi Cực Lạc mà không cần người nào hộ niệm. Luật Nhân Quả rõ ràng là như thế.

Để chứng minh vãng sanh Tây Phương là vãng sanh ở nội tâm và Tây Phương cũng chỉ là phương tiện của Như Lai nhằm giúp chúng sanh cột cái tâm để dễ dàng tu tập, vậy tôi xin chứng minh về điều này như sau:

Chứng minh 1:

Cùng một ngôi nhà, nếu mà đời sống hạnh phúc thì ta sẽ cảm thấy căng nhà đẹp và hạnh phúc. Nhưng cũng căn nhà này, lúc trong nhà có chuyện lộn xộn thì ta cảm thấy sống trong nhà khó chịu bực bội, là ngục tù, là địa ngục, là khổ đau. Như vậy, ở cùng một chỗ, nhưng thiên đàng hay địa ngục có phải là do “Tâm” của ta hay không? Nếu một người Tâm luôn khổ đau, thì đi đâu, sống ở đâu trong tam thiên đại thiên thế giới này cũng là đau khổ. Cho dù ở cõi Cực Lạc vẫn là đau khổ và cõi Cực Lạc sẽ biến ngay thành cõi Ta Bà. Các vua quan, tổng thống sống trong nệm ấm chăng êm, người hầu kẻ hạ, ai cũng cho là sung sướng, nhưng tâm hồn đau khổ thì vẫn cứ đau khổ thôi

Chứng minh 2:

Theo quan niệm thông thường thì mặt trời mọc ở hướng Tây. Khoa học bay giờ đã chứng minh là trái đất xoay quanh mặt trời, và ngay cả khi xoay quanh mặt trời, trái đất cũng xoay vòng không đứng yên ở một vị trí nhất định. Quý vị cứ lấy 2 vật tròn ra làm thí nghiệm, như là 2 trái banh. Trái thứ nhất đứng giữa làm mặt trời, trái thứ hai thì xoay quanh trái thứ nhất. Vậy có vị nào chỉ xem “Hướng Tây” là hướng nào? Dựa vào đâu để xác định là Hướng Tây? Mà Hướng Tây quý vị đưa ra có phải là chân lý hay không? Hay chỉ là “Phương Tiện” của Như Lai? Để mở gút ở điểm này Đức Phật đã khéo léo vận dụng ngôn từ “Đông Tây Nam Bắc, Tứ Chi, Thượng Hạ” để chỉ rõ 10 phương mà khoa học bây giờ cũng đã chứng minh là quả địa cầu lơ lững. Nếu không dựa vào hiện tượng vật chất để làm mốc điểm, thì không thể chỉ được phương hướng. Nhưng dựa trên một điểm nào để định hướng thì đấy chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối (Chân Lý là Tuyệt Đối).

“Giả sử” là có Hướng Tây, như vậy, nhìn từ Hướng Tây thì cõi chúng ta đang ở sẽ là Hướng Đông, vậy chẳng phải là ta đang ở cõi “Tịnh Độ Đông Phương của đức Dược Sư Lưu Ly” hay sao? Nếu đã ở cõi Tịnh Độ của Phật Dược Sư rồi tại sao lại còn Tham Sân Si Phiền Não? Đang ở cõi Tịnh Độ mà quý vị còn muốn chạy đi đâu nữa? Có phải là “đứng núi này trông núi nọ” hay không?

Chứng minh 3:

Nếu có vị nào nghiên cứu sâu về kinh điển Đại Thừa cũng điêu biết rằng, Pháp Giới là “Nhất Chơn”, tất cả chỉ là một. Dựa trên “Hình Tướng” thì có sự phân biệt chia cách. Nhưng dựa trên “Thể Tánh” thì tất cả đều là một. Thế nên kinh Hoa Nghiêm mới nói “Tâm, Phật và Chúng Sanh tuy 3 nhưng là một”. Nếu tất cả Pháp Giới là một vậy thì chỉ cân “Chuyển Đổi Cái Tâm” tức thì sẽ vãng sanh Cực Lạc. Nói đến đây nhiều người vẫn chưa tin. Bằng chứng là sau khi thành Phật dưới cội Bồ Đề, Đức Phật của chúng ta có được Bồ Đề Niết Bàn ngay trên mặt đất này mà đâu cần trốn chạy chỗ nào đâu? Các Hàng Thánh Chúng của Phật cũng có Bồ Đề Niết Bàn nhưng cũng đi đứng nằm ngồi như chúng ta đấy thôi? Vậy chẳng phải Vãng Sanh là Vãng Sanh ở Nội Tâm hay sao?

Chứng minh 4:

Trong kinh Duy Ma Cật ở lần hiện Tịnh Độ thứ nhất, ông Xá Lợi Phất (đại diện cho chúng ta) nghĩ rằn, chẳng lẽ Đức Thế Tôn (chỉ cho Phật Thích Ca) tu cái Nhân “Bất Tịnh” hay sao mà nay ngài lại làm Giáo Chủ ở cõi Ta Bà (Ta Bà dịch là Kham Nhẫn hay là chịu đựng mọi thứ khổ đau. Nếu chiếu theo luật Nhân Quả thì xem như là đúng rồi) Biết được ý nghĩ này, Đức Thế Tôn muốn cho đại chúng nhìn nơi mà chúng sanh gọi là cõi Ta Bà bằng cái nhìn của “Phật Nhãn”. Ngài liền ấn chân xuống đất thì lập tức Cõi Ta Bà liền biến thành Cõi Tịnh Độ.

Đoạn kinh này đã xác định rõ ràng ngay chính nơi đây là cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca. Chỉ cần Tâm Thanh Tịnh, nhìn bằng “Tuệ Nhãn”, nhìn bằng “Phật Nhãn” thì đây là Cực Lạc, là Tịnh Độ. Bằng không, nhìn “Nhục Nhãn” của phàm phu, nhìn bằng cái Tâm đau khổ thì đâu đâu cũng là Ta Bà, là chịu đựng, là đau khổ.

Mình đang sống ở cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca mà vẫn đau khổ, vậy nếu mình chạy sang cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà thì vẫn cứ đau khổ thôi. Ngay cả thi hào Nguyễn Du cũng nói là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”?

Chứng minh 5:

Cũng trong kinh Duy Ma Cật. Bồ Tát Duy Ma Cật dạy rằng:

“Tùy Kỳ Tâm Tịnh Tắc Phật Độ Tịnh

Dục Tịnh Phật Độ, Tiên Tịnh Kỳ Tâm”

Nghĩa là muốn có được cõi nước Thanh Tịnh của Phật, trước hết Tâm mình phải Thanh Tịnh. Là Vãng Sanh ở nội Tâm đấy.

Chứng minh 6:

Dựa vào câu “Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật” nghĩa là Phật A Di Đà ở khắp cùng trong tất cả Pháp Giới, vậy thì trên mặt đất này Phật A Di Đà cũng hiện hữu. Nếu chúng ta đang sống với Phật A Di Đà, vậy chẳng phải đây là Cực Lạc hay sao? Trong kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật cũng giới thiệu về Phật A Di Đà như vậy: “Đức Phật Như Lai kia đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, không sanh không diệt, không có quá khứ hiện tại vị lai, chỉ có một nguyện độ sanh. Hiện ở phương Tây cách diêm phù đề này mười vạn ức cõi Phật, thế giới đó gọi là Cực Lạc, Pháp Tạng thành Phật hiệu là A Di Đà”. Nếu Phật A Di Đà “đến không chỗ đến, đi không chỗ đi” nghĩa là không đến cũng không đi. Sở dĩ mình thấy khách đến nhà chơi, có đến có đi là vì người đó không ở với mình. Còn nếu người khách đó không bao giờ rời xa mình thì mình không bao giờ thấy có đến có đi. Đây để nói lên “Tự Tánh Di Đà” của chính mình, là Phật Tánh, là Pháp Thân Như Lai, luôn hiện hữu trong ta. Cho nên một niệm Giác là sẽ thấy Phật, là sẽ sống trong thế giới an lành của Phật.  Vậy chẳng phải là Vãng Sanh hay sao?

Nói tóm lại, Pháp Môn Tịnh Độ niệm Phật để được vãng sanh rất tốt và rất có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng vì không có người giảng giả cho nên đã số đại chúng đã hiểu sai lạc về pháp môn này. Lấy ví dụ một người đang tranh chấp gianh nhau bãi đậu xe. Vì lúc đang nóng giận (Nhân A Tu La), người này cầm cây đánh chết người kia. Kết quả là bị tù tội, đánh đập, giam cầm, rồi sống trong ăn năn hối hận (Quả Địa Ngục). Ngược lại lúc này người đó nhớ đến câu niệm Phật, lúc đó niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho dù là niệm Phật mà nghiếng răng, rồi không tranh cãi nữa, vậy là đã chuyển đổi ngay cái Nhân A Tu La và đóng bít cánh cửa Địa Ngục (không bị tù tội), để rồi có được sự tư do, an vui tự tại. Như vậy có phải là nhờ câu niệm Phật nên được vãng sanh ngay tức thì hay không? Công năng của niệm Phật rất lớn. Đấy cũng là do chính tự thân của mình tu tập. Nếu hiểu theo kiểu nhờ niệm Phật A Di Đà nên Phật mới đến rước, nghĩa là nếu không niệm Phật, không kêu tên ngài, thì ngài sẽ làm lơ không đến cứu, chẳng lẽ đức Phật lại còn ưa thích nịnh nọt, phải đợi người ta khóc lóc van xin mới cứu hay sao? Tâm đại từ đại bi đại hỹ đại xã của Phật chạy đâu mất tiêu rồi? Hiểu như vậy thì làm sao gọi Đạo Phật là “BÌNH ĐẲNG” cho được? Làm sao gọi là Tâm Đại Từ Đại Bi thương xót tất cả mọi chúng sanh?

Kết luận:

Niệm Phật Vãng Sanh là Vãng Sanh là Vãng Sanh ở Nội Tâm. Thế nên phải vãng sanh ngay bây giờ lúc chúng ta còn sống, còn thực chứng được. Đấy mới thật sự là Niệm Phật Vãng Sanh. Nếu niệm Phật bây giờ mà không vãng sanh nổi nghĩa là tham sân si còn đầy dẫy (Nhân), thì lúc chết sẽ không bao giờ vãng sanh nổi (Quả). Đấy, cái nhân tham sân si là của địa ngục ngạ quỷ xúc sanh thì làm sao ra quả Cực Lạc?  Cho nên, điều cần thiết là ngay bây giờ chúng ta phải gieo trồng Nhân lành, xã bỏ Tham Sân Si để chứng thực được Bồ Đề Niết Bàn (là hạnh phúc, là kinh an, là an lạc đấy) để sau khi xã bỏ thân này ta có thể đi theo Nghiệp Lực (Nghiệp Thiện) mà thọ báo một kiếp sống tốt hơn. Hãy nhớ rằn, chúng ta đang sống trong cõi Tịnh Độ của Phật Thích Ca, là đã vãng sanh rồi đấy. Đừng nên thả mồi bắt bóng chạy theo một hư ảo mà quên đi Bồ Đề Niết Bàn mà mình đã sẵn có.

“Thân người khó được, đạo pháp khó gặp, thời khắc dễ qua”

Nếu đã được thân người, gặp được Chánh Pháp thì phải nên trân quý, vận dụng Trí Tuệ, nắm lấy thời cơ để tu hành. Đừng đợi phải mất đi thân người rồi mới biết là vãng sanh hay không? Niệm Phật chờ chết mới được vãng sanh xem như là đi buôn lỗ vốn, đợi chờ những cái mà mình không thực chứng, lãng phí đi những ngày tháng tu hành và hạnh phúc hoặc là sự an lạc trong đời hiện tại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5558)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6674)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6282)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 4948)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4506)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5647)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7403)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5269)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12504)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9456)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.