Phật Pháp vấn đáp Tập 1 & 2

12 Tháng Ba 201612:53(Xem: 6370)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Đồng Nai
Quan Âm Tu Viện
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP TẬP 1 & 2
Hòa thượng Thích Giác Quang
Nhà xuất bản Lao Động 2016

Tblanka là ai?  Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? 

Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?

Đức Phật xuất thế, đưa con người tìm lại với bản thể, nuôi dưỡng nghị lực và sự tỉnh thức vốn có nhưng đã mất đi theo nghiệp chướng; hóa giải những khổ đau, những khúc mắc trong đời, những cuộc thăng trầm biến dịch, sanh đi tử lại, thấu hiểu việc giàu nghèo cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Vì vậy, ta có ý thức mới, tái tạo những hương liệu cuộc sống vui tươi và bình đẳng.

Đến với Người, mỗi người theo duyên mà tìm cho riêng mình con đường của giải thoát. Bước theo chân Người, từng chút nếm hương Đạo vị, tỉnh giác và yêu thương!

Băn khoăn, trăn trở là vậy, Hòa Thượng Thích Giác Quang đã đưa những trí tuệ và yêu thương của Đức Phật về ngay trong  Cuốn “Phật Pháp Vấn Đáp” gần gũi, tự nhiên như hơi thở trong mỗi người, để rồi đây ta hạnh phúc khi tháo từng nút thắt trong tu tập hàng ngày, nhất là với Pháp môn Tịnh Độ. 

Với 100 câu trả lời cho những thắc mắc của những người con Phật đang tìm cầu giáo Pháp, từ những vấn đề cá nhân (như Quy Y, nghi lễ khi tới chùa, cách hành xử với tranh ảnh, Pháp khí, hay khi có ý định xuất gia)… cho đến những vấn đề của gia đình (như hôn nhân khác tôn giáo, thành viên trong gia đình còn mê tín, sát sinh)… hay sâu rộng như những vấn đề về xã hội, những khác biệt trong Pháp môn trong Đạo Phật... vỡ lẽ ra thật nhiều điều tưởng như đã tỏ, cuốn sách giúp bạn vững tin, tinh tấn tu hành.

Hai Tập của Cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp”  được gửi đến bạn đọc như những đơn thuốc Người gửi đến hàng hậu học chúng ta, nhưng việc uống thuốc là ở tự mỗi người, Bạn có còn chần chừ không?  

Mừng thay mỗi người sẽ lại thấy mình bình an, thấy trái tim trong trẻo như giọt nước đầu nguồn. Hãy bước đi, bước đền để mà thấy.

Cuốn sách được gửi đến bạn đọc trong những ngày yêu thương mừng ngày Đức Phật thành Đạo, xin hãy hiểu Như Lai để rồi thương kính một Người Thầy khắp bốn cõi, để yêu thương này lan tỏa khắp tim người.

Nguyện cầu những bình an luôn bên bạn!

Mục Lục Tập 1
Lời giới thiệu 
Lời nói đầublank
Bài 1: Quy y tam bảo - Bước đầu học Phật
Bìa 2: Nghi lễ khi đến chùa 
Bài 3: Đức Phật - Phật đản
Bài 4: Vu Lan – An cư kiết hạ
Bài 5: Nghi lễ ngày tết
Bài 6: Pháp tu niệm Phật – Kinh điển đại thừa
Bài 7: Cõi tịnh độ - Pháp giới bồ tát
Bài 8: Hóa giải những trạo cử, hôn trầm, ma nhập, bóng đè khi niệm phật
Bài 9: Giữ chánh niệm khi trì tụng 
Bài 10: Trì niệm chú đại bi
Bài 11: Chú lăng nghiêm và những kinh chú khác
Bài 12: Những vấn đề tâm linh khi trì chú, niệm phật
Mục Lục Tập 2
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Bài 13: Tình duyên, hôn nhân khác tôn giáo
Bài 14: Phật giáo và nữ giới
Bài 15: Ăn chay – sát sanh
Bài 16: Xuất gia - khuyến tublank
Bài 17: Đời sống thiền môn
Bài 18: Cúng dường – phóng sanh
Bài 19: Hành xử với tranh ảnh, pháp khí Phật giáo
Bài 20: Phật giáo với vấn đề đồng tính
Bài 21: Nhân quả luân hồi
Bài 22: Địa ngục – Thân trung ấm
Bài 23: Trợ niệm khi lâm chung - Cầu siêu
Bài 24: Vong nhi - Nạo phá thai
Bài 25: Ngoại cảm – luân xa
Bài 26: Phật giáo và mê tín dị đoan
Bài 27: Phật giáo và các pháp môn, tôn giáo khác

Thông tin tác giả:

Hòa thượng Thích Giác Quang, thế danh Đàm Hữu Phước 
Sinh năm 1947, chợi Gạo, Tiền Giang
Tốt nghiệp Phật học đường Tây Phương Bồng Đảo (1963 – 1965)
Phó Trụ trì Tổ đình Quan Âm tu viện 

Chú thích của BBT TVHS:
Hiện tại quý độc giả có thể tìm mua tại các nhà sách ở Việt Nam. Khi nào tác giả và nhà xuất bản cho phép, chúng tôi sẽ phổ biến trên mạng TVHS để chia xẻ với quý độc giả ở xa các nhà sách nhất là ở hải ngoại.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5632)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6755)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6239)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5019)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4562)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5708)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7457)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5310)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12565)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9527)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.