Ăn chay, ăn trứng

27 Tháng Mười 201500:42(Xem: 10674)

ĂN CHAY CÓ THỂ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG?

Như Nhiên – Quảng Tánh

trung gaHỎI:Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trường có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích. (DIỆU HẢI, dieuhai12...@yahoo.com.vn; QUẢNG TUỆ, KP.3, P.7, Q.5, TP.HCM)

ĐÁP:Bạn Diệu Hải và Quảng Tuệ thân mến!

Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích… và họ ăn chay cũng vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, đạo đức, khấn nguyện, sức khỏe hay đơn giản chỉ là để thay đổi khẩu vị.

Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, cách thức ăn chay của người phương Tây và trên thế giới nói chung hiện nay gồm ba nhóm chính như sau:

(1) Ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Ovo-Lacto Vegetarian) nhưng không ăn thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

(2) Ăn chay có uống sữa (Lacto Vegetarian) nhưng không ăn trứng, thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

(3) Ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian/Vegan), không ăn tất cả thực phẩm là động vật hoặc các sản phẩm chiết xuất từ động vật.

Trong các sách, tài liệu dạy nấu ăn chay trên thị trường, những nhà ẩm thực thiết kế thành phần các món ăn chay dựa trên ba quan điểm này. Đối với các thực phẩm chay đã được đóng gói thì nhà sản xuất có ghi rõ thành phần để người tiêu dùng tự lựa chọn.

Riêng việc ăn chay trong truyền thống Phật giáo Việt Nam hiện nay, theo thiển ý và quan sát của chúng tôi, có sự phối hợp của cả ba cách ăn chay trên. Trước hết, cách ăn chay (2) là phổ biến nhất, chư Tăng và Phật tử tuy không ăn thịt cá và trứng nhưng uống sữa và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa. Trong trường hợp không dùng trứng, sữa, phó-mát chỉ ăn ngũ cốc cùng tương dưa rau củ quả v.v… thì đã ăn chay theo cách (3). Từ khi có trứng gà công nghiệp (theo quy trình sản xuất thì loại trứng này không chứa mầm sống) bán rộng rãi trên thị trường thì một số người và một số nơi ăn chay theo cách (1), ăn chay có sữa và trứng (sản xuất công nghiệp). Có điều, người ăn chay theo cách (1) này không nhiều và không phổ biến, bởi còn một số vấn đề… bất đồng và nhạy cảm, đơn cử như hình thức của hai loại trứng gà công nghiệp và trứng gà ta (có mầm sống) khá giống nhau.

Và hiện Giáo hội cũng chưa ban hành một văn bản mang tính giáo quy hay giới luật nào quy định cụ thể về việc ăn chay ngoài các tiêu chuẩn và nguyên tắc ăn chay truyền thống như không ăn thịt, không sát sanh, nuôi dưỡng lòng từ…, nên người Phật tử Việt Nam ăn chay theo cách nào (3), (2) hay (1) hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định chọn lựa của cá nhân, phù hợp với điều kiện sức khỏe, tu học của mỗi người.

Trong Thực phổ của Làng Mai, thành phần của một số món chay có trứng gà công nghiệp và một số nơi chư Tăng Ni, Phật tử dùng thực phẩm có trứng là chuyện rất bình thường, đều dựa trên nguyên tắc này. Tuy nhiên, việc ăn trứng nhằm bổ sung thêm một số dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sỹ là cần thiết nhưng cũng cần liều lượng phù hợp. Những người có khuynh hướng kiêng ăn trứng vì để giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh dị ứng cùng các bệnh do nhiễm khuẩn salmonella, campylobacter và H5N1 v.v…

Đối với vấn đề suy dinh dưỡng, không chỉ ăn chay mà ăn uống nói chung, nếu không đúng cách đều dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng. Theo bác sỹ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), “Thực phẩm chay thường có năng lượng thấp và nếu không ăn đa dạng thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm cùng suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12... với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có trong thực vật với tỷ lệ thấp và cũng khó hấp thụ hơn.

Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu, như chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm với muối tiêu, nước tương thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Ngược lại nếu bữa ăn chay có quá nhiều bột đường và dầu thì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Ăn chay đúng cách là các món ăn trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu xanh...), dầu và rau - trái cây. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Bữa ăn luôn có rau trái để vitamin C giúp hấp thụ chất sắt trong thức ăn. Ngoài ra cần bổ sung thêm sắt, vitamin... theo chỉ định của bác sĩ”.

Chúc các bạn tinh tấn!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4371)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
15 Tháng Mười 2015(Xem: 7742)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 4729)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6949)
Bạch thầy ! Chú MÃN NGUYỆN ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI có câu : Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay CAM-LỘ và đọc chân ngôn : ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TÔ RÔ TÔ RÔ DÃ, TÁT PHẠ HẠ. ( 5 lần ). Vậy xin hỏi cụm từ " làm theo tay Cam Lộ " có nghĩa là sao? Có phải là làm theo động tác trong hình vẽ hay chỉ cần đọc chân ngôn? Rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy để con có thể thực hành đúng.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 7857)
...Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 6482)
Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8280)
Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7718)
Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ... Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9131)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11331)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi: