Luật nhân quả có bất công hay không?

26 Tháng Mười 201516:07(Xem: 7590)

LUẬT NHÂN QUẢ CÓ BẤT CÔNG HAY KHÔNG?

nhan quaĐÁP: “Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên, tuy không báo ứng tức thời, nhưng thiện ác chung qui vẫn phải chịu quả báo” (kinh Vô Lượng Thọ)

Luật nhân quả là một hệ thống phức tạp mà chúng sanh không thể dùng trí tuệ phàm phu để thấy rõ được sự việc. Với cái nhìn của nhục nhãn của phàm phu, chúng ta chỉ thấy được những gì trước mắt, còn những chuyện thầm kín, tâm tư, quá khứ, tạo tác (nghiệp đã gây ra), tiền kiếp, v.vv.. chúng ta điều không nhìn thấy được.

“Bồ Tát sợ Nhân chẳng sợ Quả
Chúng Sanh sợ Quả chẳng sợ Nhân”

Như các hàng Bồ Tát, các ngài dùng Pháp Nhãn đã thấy trước được sự việc (Quả) nên các Nhân ác các ngài đã không trồng. Còn chúng sanh không thấy được “hậu Quả” nên cứ vun trồng nghiệp ác, đến khi quả báo đến thì lại than trời trách đất sao lai bất công. Đức Phật đã có dạy rằng: “nếu muốn biết nghiệp đời trước của chúng ta (nhân) thì hãy nhìn vào phước báo mà chúng ta đang có ở hiện tại (qủa). Muốn biết nghiệp báo của tương lai (quả) thì hãy nhìn vào những tạo tác mà chúng ta đang làm hiện tại (nhân)”.

Luật Nhân Quả không mảy may sai lệch. Những người giàu có về vật chất, quyền uy thế lực, chưa chắc đã là sung sướng. Những của cải, uy quyền người ta đang hưởng là dó quá khứ người ta đã vun trồng giờ thì người ta đang hưởng. Còn những nghiệp ác bây giờ có thể đến “mùa lúa sau” khi người ta đã hưởng hết phước báo rồi thì mới trả quả ác. Biết đâu chừng lúc đó có người lại bảo sao trời lại quá bất công với những người này mà đâu biết rằng tất cả điều đã do người đó tạo nghiệp

Nói chung, Nhân quả được chia ra làm 4 loại:

  1. Đồng Thời Nhi Thục
  2. Dị Thời Nhi Thuc
  3. Biến Dị Nhi Thục
  4. Dị Loại Nhi Thục

Đồng Thời Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả xảy ra cùng vào một thời điểm. Ví dụ như ta cầm dao bị cắt đứt tay, cái nhân chơi dao, và cái quả là bị cắt tay liền ngay vào lúc đó.

Dị Thời Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả xảy ra vào 2 thời điểm khác nhau. Ví dụ như hút thuốc lá và bị ung thu phổi, cái nhân hút thuốc lá, nhưng phải cần một thời gian dài mới có kết quả là ung thư phổi

Biến Dị Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả có chênh lệch thay đổi vì tác động nhân duyên có thay đổi. Ví dụ như một vú đụng xe trên đường cao tốc, theo như lý thì với tốc độ này thì tai xế xe phải bị tử nạn, nhưng nhờ có cài dây an toàn (seat belt) nên tài xế chỉ bị thương mà không tử nạn

Dị Loại Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả không giống nhau. Ví dụ cái nhân trộm cắp và cái quả là bị tù tội đánh đập chứ chưa hẳn là sẽ bị trộm cắp lại

Sở dĩ nhân quả có khác là vì bị “Duyên” tác động. Nếu ta đem một hột cam gieo trồng, theo lý nhân quả là chúng ta sẽ hưởng được quả cam đấy. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào rất nhiều duyên tố khác trước khi quả cam được hình thành, ví dụ như thời gian, nước, nắng ấm, phân bón, người chăm sóc, v.vv.. Nếu như cây bị ngập nước, khô cháy v.vv.. thì quả cam vẫn không hình thành được. Vì từ nhân cho đến quả bị “Duyên” chi phối thế nên Nhân Quả có khác. Thế nên, nếu lúc trước lỡ làm việc ác thì vẫn có thể sám hối được. Với điều kiện là thật tâm sám hối và chừa bỏ các tội ác xưa. Hãy nên vui vẽ trả nghiệp và đừng thối tâm làm việc thiện. Đến khi nghiệp trả xong thì tự nhiên sẽ gặt hái được những phước báo mà mình đã và đang gieo trồng.

“Tội từ Tâm khởi đem Tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm diệt thảy điều không
Thế mới thật là Chơn Sám Hối”


BÀI ĐỌC THÊM:
http://dieungu.org/a32135/09-luat-nhan-qua (Chánh Trực)
http://dieungu.org/a34229/quyen-3-nhan-qua-nghiep-luan-hoi (HT. Thích Thiện Hoa)
http://dieungu.org/a15610/nhan-qua-co-that-khong (Đào Văn Bình)
http://dieungu.org/a28820/28-phat-giao-co-tin-dinh-luat-nhan-qua-la-chinh-xac (HT. Thánh Nghiêm)
http://dieungu.org/a26195/05-nhan-qua (HT. Thích Thiện Hoa)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4369)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
15 Tháng Mười 2015(Xem: 7742)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 4726)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6945)
Bạch thầy ! Chú MÃN NGUYỆN ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI có câu : Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay CAM-LỘ và đọc chân ngôn : ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TÔ RÔ TÔ RÔ DÃ, TÁT PHẠ HẠ. ( 5 lần ). Vậy xin hỏi cụm từ " làm theo tay Cam Lộ " có nghĩa là sao? Có phải là làm theo động tác trong hình vẽ hay chỉ cần đọc chân ngôn? Rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy để con có thể thực hành đúng.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 7851)
...Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 6477)
Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8273)
Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7711)
Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ... Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9118)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11326)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi: