Người đồng tính nam có được thọ đại giới?

16 Tháng Bảy 201516:15(Xem: 7137)

NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM CÓ ĐƯỢC THỌ ĐẠI GIỚI?
tu van-dong tinh
HỎI: 
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.

Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi. 

(ĐỨC HOÀNG, hoangbaoduc95@gmail.com )

ĐÁP:

Bạn Đức Hoàng thân mến!

Theo giới luật nhà Phật, và đúng như bạn đã biết, “người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới”. Vì trước khi thọ giới, bạn không vượt qua được vòng khảo nghiệm đầu tiên của 13 già nạn. Già nạn là chướng ngại đạo pháp, tức là những điều gây trở ngại cho việc chứng đắc Thánh quả ngay trong đời này do thân và tâm có khiếm khuyết.

Bạn đã vướng vào già nạn bất năng nam - người có cấu trúc tâm sinh lý không phải chuẩn nam, từ đó phát sinh nhiều trở ngại không thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh - nên không được phép thọ Đại giới.

Giới luật còn quy định, trong quá trình khảo nghiệm 13 già nạn, nếu bạn cố tình che giấu, vị thầy khảo nghiệm cũng không nhận ra bạn là người bất năng nam, bạn vẫn được Đại Tăng cho thọ Đại giới, nhưng về sau nếu bị khám phá ra cũng bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn.

Với hoàn cảnh của bạn, thiết nghĩ, bạn nên bình tâm suy xét thấu đáo về bản thân để thương mình, kính Phật, trọng Pháp, thanh tịnh Tăng nhằm tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho sự tu học. Là người có tâm tu, có nhiều hạnh lành nên được bố mẹ yêu thương, thầy tổ kỳ vọng là điều tốt, bạn nên giữ vững các đức tính này.

Bạn là người đồng tính nam, đó là nghiệp duyên của bạn. Thực chất thì người nam, người nữ, người đồng tính nam, người đồng tính nữ, người song tính, người chuyển giới tính…, mỗi người mang mỗi nghiệp. Nói chung là họ đều tu được, đều có khả năng trở thành người tốt, có ích cho đạo và đời.

Bạn nên can cảm nói lên sự thật về giới tính của mình cho bố mẹ, thầy tổ và các bạn đồng tu biết. Vì lẽ người đồng tính nam không có gì là xấu cả. Chắc chắn bổn sư của bạn, người quyết định cho bạn đi thọ giới và chịu trách nhiệm trước Tam bảo, sẽ chỉ dạy cho bạn những điều nên làm.

Theo chúng tôi, tu học bắt đầu từ nơi tâm, nếu bạn có tâm tu, bạn có thể chỉ làm Sa-di (Bồ-tát giới), vẫn ở chùa, tu học và phụng sự đạo pháp bình thường. Mặt khác, vì không thể làm thầy Tỳ-kheo, không có cơ hội thăng tiến trong đạo pháp thì bạn cũng có thể xin phép bổn sư để hoàn tục, làm người cư sĩ và sống đúng với con người thật của chính mình, hộ trì Phật pháp.

Cũng nên nói thêm rằng, thực tế hiện nay vẫn có một số ít người đồng tính nam và đồng tính nữ trong hàng ngũ xuất gia. Không nói đến những người đồng tính hay có khuynh hướng đồng tính sau khi thọ Đại giới, mà ngay cả những người biết trước sự đồng tính của mình (như bạn) cũng vẫn tham gia thọ giới.

Chắc chắn khi dự phần vào Tăng đoàn thì các “chướng ngại đạo” sẽ xuất hiện, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hòa hợp và thanh tịnh Tăng. (Đức Phật đã dạy như vậy!). Nếu những người này vẫn không tự biết mình để an phận mà còn tìm mọi cách tham gia lãnh đạo tín đồ, lãnh đạo Tăng đoàn, thì chính điều này ẩn tàng một nguy cơ tai họa cho Phật pháp không nhỏ.

Cho nên, đó không phải là lối mòn để cho bạn nghĩ rằng, người khác làm được thì mình cũng làm được. Sự nghiệp tu học phải lấy sự thật làm căn bản. Che giấu hay chối bỏ sự thật thì chỉ đạt được hình thức mà thôi.

Vì vậy, người đệ tử Phật luôn lấy bi-trí-dũng để làm hành trang cho cuộc sống. Bạn hãy phát huy bi-trí-dũng để khẳng định và chấp nhận bản thân, ứng xử phù hợp với hoàn cảnh đúng như lời Phật đã dạy. Bởi có rất nhiều phương cách tu học và phụng sự Phật pháp tùy theo duyên nghiệp của mỗi người.

Chúc bạn tinh tấn.
Tổ Tư Vấn (Giác Ngộ)

Bài xem thêm: Hôn nhân đồng giới tính và quan điểm của Phật giáo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5632)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6755)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6239)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6370)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5019)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4562)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5708)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7457)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5310)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12565)