Ý Nghĩa Chơn Tâm Và Bản Tánh Như Thế Nào?

18 Tháng Tám 201416:02(Xem: 9950)
Ý NGHĨA CHƠN TÂM VÀ BẢN TÁNH NHƯ THẾ NÀO?
Thích Phước Thái

questionmarkHỏi: Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?

Đáp: Giữa chơn tâm và bản tánh tuy hai danh từ có khác nhưng ý nghĩa thì không khác. Nói chơn tâm là đối với vọng tâm mà nói. Chơn là chơn thật không biến đổi đó là nghĩa thường hằng bất sanh bất diệt. Tâm là biết, cái biết nầy nó lặng lẽ trong sáng không bị ngoại cảnh chi phối. Nếu trong lúc ngồi thiền, khi tâm chúng ta chưa dấy động khởi nghĩ bất cứ thứ gì, mà lúc đó chúng ta vẫn có cái biết sáng suốt hiện tiền, chính đó mới là cái biết chơn thật. Trong Kinh thường gọi cái “biết” nầy là chơn tâm. Còn khi chúng ta khởi niệm nghĩ đến chuyện lành dữ, phải trái, hơn thua v.v… thì cái biết đó trong kinh gọi là vọng tâm. Nghĩa là cái biết duyên theo trần cảnh đối đãi mà có. Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm nầy nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sanh, nên bản chất của nó là không thật. Vì không thật, cho nên nó khởi sanh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sanh diệt biến đổi liên miên không dừng.

Còn nói bản tánh là vì cái tánh “Biết” nó sẵn có từ hồi nào đến giờ. Trong kinh gọi là Phật tánh hay chơn như. Bản tánh là tên khác của Phật tri kiến hay Viên giác v.v… Thí như trong quặng nhơ sẵn có chất vàng ròng trong đó. Đứng về mặt bản thể của sự vật, thì nói là bản tánh. Thí như nước và sóng, nếu đứng về mặt bản thể, thì người ta gọi là nước. Nhưng nếu đứng về mặt hiện tượng thì người ta gọi là sóng. Như vậy, sóng và nước không thể ly khai ra mà có. Chính trong lúc sóng nổi lên, thì nó mang sẵn chất nước tiềm tàng ở trong sóng. Nếu không có nước thì làm gì có sóng? Nhưng nói sóng là nước thì không đúng.

Cũng thế, khi phiền não (dụ cho sóng) dấy khởi thì nó che phủ mờ tánh giác sẵn có. Ngay khi phiền não dấy lên, thì mình không thể nói phiền não là chơn tâm hay bản tánh được. Nhưng bản tánh cũng không rời phiền não mà có. Như nước trong không rời lìa nước đục mà có. Muốn có nước trong cần phải lóng. Lóng có nghĩa là tu, tu là chuyển hóa những thứ phiền não nhiễm ô, để cho tâm ta được thanh tịnh sáng suốt. Hai thực thể nầy không thể ly khai mà có. Đây là lý “Bất Nhị” hay pháp môn “Không Hai” của Kinh Duy Ma Cật đã nói. Và đây cũng chính là yếu lý “Tương Tức Tương Nhập, hay Lý Sự vô ngại” của hệ tư tưởng giáo lý trong Kinh Hoa Nghiêm. Vì thế, nên nói một là sai, mà nói hai thì không đúng.

Thí dụ như lúc mình nổi giận, thì cái tánh không giận nó tiềm tàng sẵn có trong cái phiền não giận. Giận là hiện tượng dấy khởi từ bản thể. Bản thể vốn vắng lặng. Vì nó sẵn có nên khi hết giận thì cái tánh không giận ( trước khi nổi giận ) nó trở lại với cái tánh không giận. Sở dĩ giận là vì tại mình không khéo gìn giữ ở nơi cái tánh không giận, nên để cho tập khí giận nổi lên.

Nói giận là để tiêu biểu cho tất cả những thứ phiền não khác. Giận là vì nó gặp nghịch cảnh cho nên khởi giận. Cũng như nước vốn không phải sóng, nhưng vì gặp gió thổi nên nước mới nổi sóng. Khi sóng dừng lại thì tánh nước sẽ hiện bày trở lại như cũ, nghĩa là như cái lúc mà nước chưa khởi thành sóng. Cho nên trong kinh nói: “Phiền não tức Bồ đề, sanh tử tức Niết bàn” là ý đó. Sóng thì khi có, khi không, nhưng nước thì lúc nào cũng vẫn có. Nước là dụ cho bản tánh hay chơn tâm, còn sóng là dụ cho vô minh hay phiền não. Muốn hết phiền não thì phải dừng vô minh. Muốn không có sóng thì gió phải dừng lại.

Đó là ý nghĩa của sự tu hành là diệt trừ phiền não. Tham thiền, niệm Phật, tụng kinh, hay trì chú v.v… vô lượng pháp môn Phật dạy cũng nhắm thẳng vào một mục đích duy nhất đó. Nói rõ hơn là Phật muốn cho chúng sanh nhận và hằng sống lại với cái thể tánh chơn thật sáng suốt hằng hữu bất sanh bất diệt sẵn có của chính mình. Sở dĩ nói bất sanh bất diệt là vì cái thực thể nầy vốn nó không có hình tướng, giống như hư không. Hư không thì không có sanh có diệt. Tuy nhiên, hư không thì vô tri, nhưng tánh giác thì hằng tri hằng giác. Khác nhau là ở chỗ đó. Thế nên, Kinh Bát Nhã nói: “Thị chư pháp Không Tướng, bất sanh, bất diệt” v.v… Tướng của các pháp thì giả có, nhưng tánh của các pháp thì không. Nhưng cái “Tánh Không” nầy, xin chớ vội lầm hiểu là không trơn như lông rùa sừng thỏ. Mà cái “Không” nầy là cái “Không Chơn Thật” của vạn pháp.

Đứng về mặt tu hành mà nói, thì cái chánh nhân Phật tánh tuy sẵn có, nhưng vì bị vô minh phiền não che lấp, nên có đó mà cũng như không. Đây là nghĩa Như Lai tại triền ( tánh giác còn bị các thứ phiền não trói buộc ). Khi nào hành giả nỗ lực gia công tu hành chuyển hóa hết vô minh phiền não, thì cái thể tánh thanh tịnh sáng suốt kia mới hiện bày. Đây là nghĩa Như Lai xuất triền ( tánh giác ra khỏi phiền não nhiễm ô ràng buộc ). Cũng thí như mây tan, thì trăng hiện, chỉ cần vẹt tan mây mù vô minh, thì ánh trăng Chơn Như sẽ hiện bày.
(Trích: 100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9681)
Thưa thầy, bái sám, lễ lạy nhiều thì có tội diệt phước sinh không? Tu và bái sám thế nào thì đúng với chánh pháp.
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4374)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
15 Tháng Mười 2015(Xem: 7743)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 4730)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6956)
Bạch thầy ! Chú MÃN NGUYỆN ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI có câu : Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay CAM-LỘ và đọc chân ngôn : ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TÔ RÔ TÔ RÔ DÃ, TÁT PHẠ HẠ. ( 5 lần ). Vậy xin hỏi cụm từ " làm theo tay Cam Lộ " có nghĩa là sao? Có phải là làm theo động tác trong hình vẽ hay chỉ cần đọc chân ngôn? Rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy để con có thể thực hành đúng.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 7864)
...Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 6493)
Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8285)
Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7723)
Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ... Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9139)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?