Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư

03 Tháng Bảy 201808:43(Xem: 5489)
 SƠ ĐẲNG PHẬT HỌC GIÁO KHOA THƯ
Tác giả : Thiện Chơn
Dịch giả : Thích Hành Trụ
Nhà xuất bản Tôn Giáo

TỰA DẪN

blankĐạo Phậtđạo vị tha bình đẳng. Mục đích của đạo Phật là làm lợi lạc cho nhân sanh và đồng được giác ngộ, không luận người giai cấp nào hay căn cơ nào, nếu mọi người đều có ý niệm giải thoát.

Cho nên trước đây 25 thế kỷ, đức Bổn sư Thích Ca ra đời ở Trung Ấn Độ, chính là lúc ấy dân tộc Ấn chia ra từng giai cấp. Giữa sự chênh lệch của giai cấp này với giai cấp nọ và những sự bất công giữa người và người, người và vật tất cả đều được đức Phật trình bày một cách tỷ mỉ và rõ ràng, bởi Ngài nhận thấy hết thảy mọi loài đều có một sự sống như nhau.

Do đó, hơn bốn mười chín năm Ngài đi thuyết pháp giáo hóa khắp cùng năm xứ Ấn Độ và Ngài thuyết minh chủ nghĩa Từ bi bình đẳng, nên giáo lý của Ngài lập ra phải chia làm năm bực (ngũ thừa), bởi trình độ văn hóa của con người có sai khác nhau. Đức Phật tùy cơ giáo hóa để đem con người từ thấp lên cao, hoán cải đời sống con người xấu xa trở nên tốt đẹp. Ngài không bỏ sót một người nào nếu người ấy biết nhận rõ chân giá trị của mình.

Thể theo mục đích trên, nên chúng tôi cho ra quyển sách nhỏ này nhan đề là: “Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư”, với bản ý của soạn giả: làm sao cho người mới vào đạo có quyển sách giản dị và dễ hiểu; từ đấy, lần tiến lên tầng giáo lý cao siêu huỳen diệu hơn.

Người xưa đã nói: “Muốn đi con đường xa nghìn dặm, cần phảibước đầu ra cửa. lên cây thang cao mười nấc lẽ phải nấc dưới hết làm đầu”.

Cũng thế ấy nên quý vị sơ cơ muốn tìm hiểu giáo lý cao sâu Phật đà, cần phải đóng đọc những quyển sách dễ dàng như quyển này trước hết.

Quyển sách này theo lối trình bày có chia ra từng bài một và câu văn rất tóm tắt dễ đọc và dễ nhớ.

- Quý vị cố gắng đọc cho hết quyển sách này rồi mới thấy chỗ hay.

- Đọc quyển này lúc ta còn tại gia thì là một Phật tửtrình độ hiểu đạo. Mà lúc sau này có nhơn duyên được đi xuất gia cũng có thể gọi đã bước lên được một bước, khỏi phải hổ thẹn với trang xuất gia đầu tròn.

Dịch giả

pdf_download_2
so-dang-phat-hoc-giao-khoa-thu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5333)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5508)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6706)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6746)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6255)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4961)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41643)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7703)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.