Phát triển lòng từ

19 Tháng Bảy 201607:48(Xem: 5636)

PHÁT TRIỂN LÒNG TỪ
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Diệu Ngộ Mỹ Thanh dịch


dalailama0021356Và người bạn của tôi nói rằng, tình thương và lòng Từ bi rất tốt đẹp và kỳ diệu, nhưng chúng không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta, nơi mà lòng sân hận và thù hằn là một phần của con người, và như vậy, chúng ta luôn bị sân hận làm chủ. Điều này tôi không đồng ý …

Con người chúng ta hiện hữu với hình hài trong khoảng gần một trăm ngàn năm nay. Tôi tin rằng trong khoảng thời gian đó, nếu tinh thần chúng ta bị sân hận làm chủ thì dân số của con người đáng lý phải bị giảm đi. Nhưng cho đến hôm nay, mặc dù đã trải qua nhiếu cuộc chiến tranh, dân số thế giới vẫn không ngừng gia tăng. Điều này chứng tỏ rằng, tình thương và lòng Từ bi vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, những việc làm từ bi trong đời sông hắng ngày trở nên tất nhiên, và phần lớn ít ai để ý đến.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, sự thăng bằng về mặt tinh thần và cơ thể mạnh khỏe có mối liên hệ mật thiết. Sự kích động và tức giận dễ làm chúng ta nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu tinh thần yên tịnh và tràn đầy những ý nghĩ tốt thì cơ thể ít có nguy cơ bệnh tật tần công.

Muốn được hạnh phúc chân thật thì cần phải có một tinh thần an lạc, và để tinh thần an lạc cần phải có lòng Từ bi. Làm sao chúng ta phát triển được lòng Từ? Chỉ nghĩ đến lòng từ thôi thì chưa đủ, chúng ta phải làm sao chuyển hóa tâm niệm và hành động của mình trong đời sống hằng ngày.

Trước hết chùng ta phải biết rõ Từ bi nghĩa là gì? Lòng Từ bi cũng có nhiều hình thức và lắm lúc người ta dễ lẫn lộn nó với sự bám víu và lòng ham muốn. Chẳng hạn, tình thương của cha mẹ dành cho con cái thường có liên quan đến những nhu cầu tình cảm của riêng họ. Vì vậy tình thương đó không hoàn toàn là Từ bi. Cũng vậy, trong hôn nhân, tình thương giữa hai vợ chồng nhất là giai đoạn mới kết hôn – lúc mà cả hai chưa rõ những cá tính sâu sắc của nhau – tình thương ấy dựa vào sự bám víu hơn là lòng yêu thương. Vì dục vọng của chúng ta quá mạnh nên người hôn phối dù có tính xấu, dưới mắt ta lúc bấy giờ người ấy cũng trở nên hoàn hảo. Hơn nữa, ta lại có khuynh hướng khuếch trương những điều tốt nho nhỏ. Do đó , khi mà tính thình một trong hai người thay đổi thì người kia cảm thấy thất vọng vì chính tính tình họ cũng có đổi thay. Đây là điều cho ta thấy tình yêu được thúc đẩy bởi những nhu cầu của cá nhân hơn là vì thương yêu một cách thực sự.

Lòng Từ bi chân thất không phải là một thứ tình thương có qua có lại, mà là một sự cam kết chắc chắn dựa trên trí tuệ. vì vậy cho dù kẻ nhận được cư xử không tốt, một hành động từ bi thật sự sẽ không hề thay đổi. Dĩ nhiên là phát triển lòng Từ bi chân thật sẽ không phải là một việc dẽ dàng. Lúc bắt đầu thực tập, chúng ta nên nhìn vào những điểm sau đây :

Dù người đẹp hay người xấu, người dễ thương hay kẻ phá hoại, chúng ta đều là con người như nhau cả. Và là vì con người nên chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Hơn nữa, mọi người có quyền tự do riêng để tránh đau khổ và hưởng sung sướng. Bây giờ bạn chấp nhận là tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, vì vậy bạn sẽ tự dưng cảm thông được với mọi người và cảm thấy gần gủi họ hơn. Thực tập điều này sẽ làm cho tinh thần bạn cảm nhận được tính vị tha, và bạn sẽ phát triển lòng tôn kính nơi mọi người chung quanh: muốn giúp họ bớt khổ đau. Vì là con người nên ai cũng phải trải qua  những kinh nghiệm đau buồn, sung sướng và đau khổ  vì vậy không lý do gì bạn lại không thương được những người có những hành động ích kỷ.

Trong khả năng của chúng ta, để thực tập và phát triển lòng từ bi, chúng ta cần phải có kiên nhẫn và thời gian. Tận trong tiềm thức của chúng ta, lúc nào cái “tôi” cũng chiếm ưu thế. Và vì cái tôi đó mà lòng Từ bi của chúng ta bị giới hạn. Thực ra lòng Từ bi chân thật chỉ được thể hiện khi cái “tôi” bị diệt bỏ. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không làm gì được, cái gì cũng có bắt đầu, thực tập và tiến triển, đó là điều mà mỗi chúng ta đều có thể làm được. Bạn hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, ngay trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5323)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5501)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6703)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6735)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6243)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4951)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41619)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7693)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.