Lời Nói Đầu

08 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12357)

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC
(BUDDHISM COURSE)
Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Lời Nói Đầu

 

Vài năm trước đây, nhiều độc giả đã gợi ý cho tôi rằng những bài viết trong Giáo Trình Dẫn Nhập Phật Học (Introductory Course in Buddhism) còn quá ngắn và nên biên tập thêm nhiều chi tiết. Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” (Buddhism Course) là ấn bản được nghiên cứu và bổ sung một cách cẩn thận. Nó bao gồm 17 chương nói về hầu hết nhưng đề tài liên quan trong Phật học, như: Cuộc dời Đức Phật, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Dạo, Thuyết Duyên Khởi, Quy Luật Nghiệp, Chết & Tái Sinh, Năm Cảnh Giới Tái Sinh, Chu Kỳ Thế giới, Mười Căn Bản Hành Động Công Đức, Thiền Minh Sát Vipassana của Phật Giáo, Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka).

Trong quyển sách này, những tư liệu từ những nguồn khác nhau đã được đưa vào để cung cấp cho độc giả những trang viết lý thú về Phật học. Phần “Chết & Tái Sinh” mô tả những ‘kiểu’ Chết và những đối tượng hiện trong tâm trước khi chết, ví dụ như là năm viễn cảnh của một người sắp chết, theo sau là những hình thức tái sinh khác nhau. “Năm Cảnh Giới Tái Sinh” (Pancagati) mô tả chi tiết về 31 Cõi Hiện Hữu là đích đến của những sự tái sinh theo quan điểm về vũ trụ của Phật Giáo. “Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật Xuất Hiện” mô tả những điều kiện và sự hiếm hoi trong “hằng hà sa số” kiếp để thế gian may mắn có được một Đức Phật xuất hiện; cũng như về những Hạnh Ba-la-mật (parami) mà một người có đại nguyện trở thành Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) hay một Đại A-la-hán (Maha Arahant) cần phải vượt qua. Và câu hỏi liệu chúa Jesus có phải là một vị Bồ-tát hay không cũng được giải đáp trong chương này

Phần “Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng” giảng bày chi tiết về Chín Đức Hạnh Vô Thượng của Đức Phật, về Sáu Phẩm Hạnh của Giáo Pháp (Maha Arahant) và Chín Phẩm Hạnh của Tăng Đoàn (Sangha). Sự hiểu biết đúng đắn về Tam Bảo sẽ giúp ích cho việc tu tập thiền Chánh Niệm về Phật, Pháp & Tăng. Vấn đề về “Giáo Pháp có hiệu lực tức thì hay không?”, một số học giả có quan điểm cho rằng sau khi chứng đạt thức con đường thánh Đạo (magga) thì không nhất thiết phải lập tức chứng ngộ thánh Quả (phala) ngay và có thể xảy ra sau. Những kết luận đó có thể do diễn dịch sai về những danh từ “Người Căn Tín” và “Người Căn Trí” trong kinh “Alagaddupama Sutta” thuộc Trung Bộ Kinh. Sự giải thích cũng được nói ở trong chương này.

Phần “Tam Tạng Kinh Điển” (Tipitaka) của Phật giáo là chương dài nhất nói về Tam Tạng Kinh Pali kể từ lúc hình thành và lưu truyền suốt 2.500 năm qua, qua các kỳ Kết Tập Kinh Điển bắt đầu từ Hội Đồng Kết Tập thứ Nhất ở thành Vương Xá (Rajagaha) 3 tháng sau khi Bát-Niết-Bàn của Đức Phật cho đến Hội Đồng Kết Tập thứ Sáu ở Yangon vào năm 1956, đúng 2.500 sau Bát-Niết-Bàn của Đức Phật. Mặc dù về sự cân đối các chương, thì chương này hơi quá dài, nhưng tác giả mong muốn đưa vào để cho quý độc giả đọc biết, hiểu rõ và biết ơn vai trò quan trọng & đầy kiên trung của tăng Đoàn trong việc bảo tồn, truyền thừa và làm sống mãi Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha Sasana) cho đến ngày hôm nay.

Nhiều trang bài viết cũng đã được mở rộng ra (so với lần đầu) với rất nhiều “Chú Giải” chi tiết, đáng kể là ở những Chương I (Cuộc Đời của Đức Phật), Chương V (Lý Duyên Khởi Siêu Thế), Chương XII (Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Thân Quyến Thuộc), Chương XVI (Liệu Có Thể Một Người Chứng Đạt Thức Con Đường Đạo (Magga) Mà Không Chứng Ngộ Thức Đạo Quả (Phala) Trong Lập Tức?)

Việc biên tập quyển sách này là sự lao động của tâm từ và lòng hoan hỷ. Hy vọng con những độc giả sẽ tìm thấy được niềm thú vị khi đọc những trang viết này và những lợi lạc mà chúng có thể mang lại.

 

Tri Ân & Hồi Hướng Công Đức

Tôi mang ơn Nữ Đạo hữu Wooi Kheng Choo và Christine Lee Chin Har ở Hội Phật Giáo Subang Jaya vì đã miệt mài đọc lại bản thảo và đưa ra những gợi ý đẻ hoàn thiện. Thành thật biết ơn sự trợ giúp của anh Tey Seng Heng, người đồng nghiệp trước đây của tôi ở Cty Nghiên Cứu Nông Nghiệp Ứng Dụng (Applied Agricultural Research Sdn. Bhd.) trong việc soạn thảo vi tính. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những cá nhân các hội đoàn khác nhau đã ủng hộ cho việc xuất bản quyển sách này như một Giáo Trình Phật Học giúp nhiều người hiểu biết thêm về lịch sử và học thuyết của Phật giáo.

Nguyện cho Công Đức của Pháp Thí này (Dhammadana) được hồi hướng cho những người thân quyến thuộc, những bạn bè và tất cả chúng sinh.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Lành Thay! Lành Thay! Lành Thay!

 

Bro. Chan Khoon San

tháng Tám , 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7693)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13019)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13135)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8927)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7620)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11593)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5466)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11011)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14714)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6535)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.