49. Ăn Chay

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 17580)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

49. Ăn chay

Ăn chay có nghĩa là ăn những loài thảo mộc như hoa quả, rau cải, ngũ cốc và không ăn những món thuộc loài động vật như thịt cá, tôm cua, sò, ốc hay những vật hữu tình biết tham sống sợ chết như con người.

 Phật dạy:” Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng”.

 Nếu chúng ta vì muốn ăn cho khoái khẩu mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu, lột da những con vật hiền lành vô tội hay nhẫn tâm bịt tai giả điếc trước những tiếng kêu la thảm thiết của những con vật đang giãy dụa trên tấm thớt, trên bàn thịt thì sao gọi là Phật tử cho được.

Nếu nói là “Vật dưỡng nhơn” thì thật là một quan niệm sai lầm cấu tạo bởi sự ích kỷ và ngạo mạn mà thôi. Bởi vì nếu con người muốn sống thì con vật đâu có muốn chết bao giờ.

Nếu không có lòng thương xót trước những cảnh giết chóc thì hạt giống từ bi mỗi ngày thêm khô héo. Như thế thì công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật cũng trở thành vô nghĩa.

Kinh Lăng Nghiêm nói:”Nếu giết một mạng thì phải trả lại một mạng. Tâm giết hại chẳng dứt trừ thì không thể nào ra khỏi trần lao được”. Vậy muốn tránh oan báo luân hồi thì chúng ta nên tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát sanh. Người Phật tử nên ăn chay, nếu ăn mặn hoài thì không thể nào dứt hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được.

Vậy cách thức ăn chay như thế nào?

Đạo Phật không đòi hỏi người tu Phật phải bỏ ăn mặn hoàn toàn để ăn chay trường khi mới tu Phật. Nhưng muốn đạt đến kết quả tốt nhất là chúng ta từ từ bỏ dần bằng cách thay thế ăn mặn bằng ăn chay theo kỳ hạn và từ đó theo ngày tháng thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi trở thành trường chay. 

 1)Ăn chay kỳ: tức là ăn có kỳ hạn nhứt định trong mỗi tháng hay mỗi năm.

Ø Nhị trai: Ăn hai ngày chay trong mỗi tháng vào ngày rằm và ngày mồng một.

Ø Tứ trai: Ăn bốn ngày: mồng một, mồng tám, rằm và hai mươi ba.

Ø Lục trai: Ăn sáu ngày: mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, hai mươi ba, hai mươi chín hay ba mươi.

Ø Thập trai: Ăn mười ngày: mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín, và ba mươi.

Ø Nhất nguyệt trai: là ăn chay một tháng vào tháng giêng hay tháng bảy.

Ø Tam nguyệt trai: là ăn ba tháng chay: tháng giêng, tháng bảy và tháng chín hay tháng mười hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng.

 Nếu tập ăn chay kỳ trong một thời gian mà không gặp phản ứng nào về thân, tâm và nhận thấy có lợi ích thì có thể tiến đến trường chay.

 2)Ăn chay trường: là ăn chay cho đến trọn đời.

 Những điều cần phải tránh cho người ăn chay:

 Nếu có phúc duyên thì chúng ta ăn chay được dễ dàng nhưng đừng sanh lòng kiêu mạn tự cho mình là hơn người. Người ăn chay là vì đạo pháp chớ không phải để cho người khen. Khi ăn chay không có nghĩa là hành hạ thân xác. Chúng ta ăn uống bình thường để nuôi thân mà tu đạo, chỉ khác là không ăn thịt mà thôi.

 Gần đây có phong trào nấu đồ chay theo hình tướng của món mặn. Chẳng hạn như: gà xào xã ớt, súp măng cua, cá kho tộ, vịt Bắc Kinh ăn với bánh bao, mắm thái ăn với thit ba rọi, gà rô ti, đùi gà quay…Ngạc nhiên nhất là chúng ta thấy các chùa tại hải ngoại nấu những món nầy để quý thầy, quý ni cô và Phật tử thập phương dùng. Khi mới nhìn thì không cách nào phân biệt là đồ chay hay mặn. Nên nhớ rằng rất nhiều người bây giờ họ không muốn ăn thịt vì lý do sức khỏe chứ không phải là vì tín ngưỡng. Thành thử họ làm đủ thứ món để ăn cho ngon miệng mà không sợ đau bệnh và làm giảm lượng mở trong máu. Còn chúng ta là người tu Phật thì mình phải diệt trừ vọng tưng ??ể tâm được thanh tịnh. Một khi ăn chay mà lòng còn tưởng nhớ đến thịt cá, món ngon vật lạ thì làm sao mà tu cho được. Tu như vậy thì biết bao nhiêu kiếp mới đạt được đạo? Tất cả những kinh sánh Phật giáo đều cấm đoán việc nầy. Nếu không thể ăn chay thì cứ ngã mặn chớ không thể nói ăn vịt quay chay mà có mang hơi hám của Phật được. Đó chỉ làm trò cười cho thế gian mà thôi.

 Các loại trứng có thể ấp nở thành con và có mùi tanh thì người ăn chay thanh tịnh tốt nhất là không nên ăn. Tuy trứng mua ngoài chợ thì phần nhiều không có sinh mạng nhưng chúng rõ ràng không phải là thực vật. Do đó nếu đứng trên lập trường sát sinh mà nói thì ăn trứng nầy không gọi là phạm giới cũng không tổn lòng từ bi. Còn theo thói quen ăn chay thì nên tránh vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5289)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5461)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6676)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6671)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6164)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4892)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41562)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau