41. Bát Chánh Đạo

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 16001)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

41. Bát chánh đạo
(The Nobble Eightfold Path)

1. Chánh kiến. 2. Chánh định. 3. Chánh tư duy. 4. Chánh niệm. 

5. Chánh ngữ. 6. Chánh Tinh Tấn. 7. Chánh nghiệp. 8. Chánh mạng

Bát chánh đạo được xem như là một pháp môn chính của Đạo đế. Vì tầm vóc quan trọng của nó mà rất nhiều người lầm tưởng rằng Bát chánh đạo chính là Đạo đế. Sự lầm tưởng đó không phải là không có lý do chính đáng bởi vì chính Bát chánh đạo có thể bao gồm tất cả những pháp môn khác trong phần Đạo đế. Nếu quý vị tham khảo những kinh sách về Phật giáo của Tây phương thì họ đề cao giá trị của Bát chánh đạo như là phương cách tu hành tối thượng để đoạn trừ phiền não, khổ đau ngõ hầu có thể bước lên con đường giải thoát, an vui và tự tại.
 
 

Nhắc lại trong ph??n ti???u sử Đức Phật, một trong ba ngưyện vọng mà Đức Phật phải đến Kusinagara trước khi Ngài nhập diệt là chỉ có Ngài mới có thể cảm hóa nổi người đệ tử sau cùng có tên là Tu-Bạt-Đà-La (Subhadda). Trước giờ phút lâm chung của Đức Phật, Subhadda hỏi Ngài rằng trên đời này có còn tôn giáo nào có thể đưa con người đến chỗ giác ngộ không? Đây là một câu hỏi thiếu sáng suốt thốt ra trong những giây phút cực kỳ quan trọng nhất của cuộc đời Đức Phật. Mặc dầu mạng sống của Ngài như chỉ mành treo chuông nhưng vì từ tâm, Đức Phật vẫn ôn tồn giải thích rằng:
 
 

 “Vấn đề họ có được giác ngộ hay không thì không có gì quan trọng, mà vấn đề là chính ông ta có muốn được giải thoát hay không? Nếu ông ta thật tâm muốn thế thì Bát chánh đạo là con đường sẽ đưa ông ta đến chỗ yên vui, thoát khỏi phiền não và chứng được chánh quả”. 
 
 

Trong 49 năm hành đạo, Đức Phật đã đem Bát chánh đạo truyền dạy cho không biết bao nhiêu đệ t và đem lại kết quả rất khả quan. Lý do Bát chánh đạo có giá trị cao như thế bởi vì chúng ta có thể dùng nó một cách hữu dụng trong đời sống hàng ngày.
 
 

Đối với Phật tử tại gia như chúng ta, nếu dựa theo pháp môn nầy mà tu thì chắc chắn cuộc sống sẽ không còn lầm lạc mà tạo nghiệp để phải chịu trầm luân trong sanh tử luân hồi. Đây cũng chính là con đường thiện xảo để giúp chúng sinh có cuộc sống an lành, tự tại và tiến về giải thoát giác ngộ.
 
 

 Vậy thế nào là Bát chánh đạo?
 
 

Bát chánh đạo là tám con đường ngay thẳng để đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu và cũng là tám con đường mầu nhiệm để đưa chúng sinh đến địa vị Thánh.
 
 

 Bát chánh đạo gồm có: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
 
 

 1) Chánh kiến (Right view): là thấy, nghe, hay biết một cách ngay thẳng, công minh và đúng với sự khách quan. Người có chánh kiến hễ thấy như thế nào thì nhận xét như thế ấy. Họ không thay trắng đổi đen, không thêm mắm thêm muối, biến tròn thành méo để bóp méo sự thật. Sự nhận xét của họ không bị dục vọng chi phối và không bị thành kiến làm lu mờ. Người có chánh kiến thì biết phân biệt đâu là giả, đâu là thật, đâu là chánh và đâu là tà. Người có chánh kiến thì cũng biết đâu là cảnh giả, vật dối. Do đó họ chỉ chuyên tâm vào cảnh thật, lời lẽ chân chính và đây chính là ngọn đèn trí tuệ sáng ngời đưa họ đi đến chỗ giác ngộ.
 
 

Sự hạnh phúc của chính chúng ta và những người chung quanh ta tùy thuộc vào sự nhận định chính xác hay sai lầm mà chúng ta đã phát huy qua tư tưởng. Nên nhớ rằng những nhận xét sai lầm là cội nguồn tạo ra cái khổ cho chúng ta.
 
 

Bởi thế, Phật dạy rằng:”Khi thấy, nghe, hay biết mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết Bàn”.
 
 

1) Chánh tư duy (Right thiking): là suy nghĩ, xét nghiệm tư tưởng một cách chân chính và đúng với lẽ phải.
 
 

Xin nhắc lại, vô minh là nguyên nhân của đau khổ và là nguồn gốc của tội ác mà đại lộ đưa tới vô minh chính là sự nhận định sai lầm. Chúng ta phải dùng trí tuệ để xét đoán vật thể một cách chính xác và dùng đạo lý cao siêu để suy tìm thể tánh nhiệm mầu của nó. Khi đã hiểu rõ chánh tư duy thì chúng ta biết thế nào là hành vi lỗi lầm hoặc những ý nghĩ xấu xa để tự kiểm và tự hối.
 
 

Ngày xưa Ngài Huệ Khả, cũng còn gọi là Thần Quang và là vị tổ thiền tông thứ hai ở Trung hoa, nghe danh Tổ Đạt Ma nên đến cầu đạo nhưng Tổ không tiếp. Ngài Huệ Khả quỳ gối liên tiếp mấy năm ở ngoài hiên chùa nhưng Tổ không để ý đến. Sau cùng, để tỏ lòng thành tột mực của mình dám xả thân cầu đạo, Ngài Huệ Khả đã chặt đứt cánh tay của mình. Lúc bấy giờ Tố Đạt Ma mới xoay lại hỏi:
 
 

- Ông đến đây cầu gì?
 
 

Ngài Huệ Khả đáp:
 
 

- Con cầu pháp để được an tâm.
 
 

Tổ Đạt Ma bảo:
 
 

- Ông đem tâm đến đây để ta an cho.
 
 

Ngài Huệ Khả thưa:
 
 

- Con tìm tâm không được.
 
 

Tổ Đạt Ma nói:
 
 

-Ta đã an tâm cho ông rồi đó.
 
 

Làm thế nào mà Tổ Đạt Ma đã an định cho tâm của Ngài Huệ Khả nhanh như thế?
 
 

Đối với Ngài Huệ Khả thì tâm quá khứ đã diệt, đâu còn gì để nói. Còn tâm tương lai thì chưa đến chỉ còn cái tâm hiện tại mà thôi. Nhưng hiện tại thì cái tâm của Ngài Huệ Khả đang quay cuồng như chong chóng. Cái tâm của giây phút trước thì hoàn toàn khác hẳn với cái tâm của giây phút sau. Thế thì Ngài Huệ Khả biết cái tâm nào mà đem cho Tổ Đạt Ma an định. Đó là lý do Ngài nói: con tìm tâm không được. Như thế thì Ngài Huệ Khả đã hiểu được chân lý cao siêu của luật vô ngã. Theo luật nầy thì trong ta, ngũ uẩn biến đổi không ngừng thành thử cái tâm cũng vì thế mà biến chuyển theo. Vì thế tâm là vô ngã. Mà tâm của chúng ta có hai phần, đó là chơn thể và vọng tưởng. Chơn thể vì không có hình tướng nên cho dù chúng ta có cố gắng tìm khắp mọi nơi cũng không thể nào thấy nó được. Vì vô minh vọng động nên tâm biến ra những cảnh hữu hình như thân và cảnh nhưng bản thể của chơn tâm vẫn thanh tịnh và không động. Nói một cách khác là vọng niệm sanh ra các pháp sanh diệt. Nếu chúng ta diệt trừ được vọng niệm thì các pháp sanh diệt kia sẽ trở về với chơn tâm. Cũng như vì có gió nên tạo ra những làn sóng trên mặt nước. Nếu gió ngừng thì sóng sẽ lặng và mặt nước sẽ trở lại yên lặng như xưa. Chỉ khi nào chúng ta loại bỏ những phiền não, diệt trừ tham, sân, si, ái dục và đánh tan mọi vọng tưởng thì lúc đó cái tâm c??a chúng ta sẽ không còn quay cuồng nữa và cuộc đời sẽ trở lại an vui, thanh tịnh. Đây chính là con đường giải thoát giác ngộ và đạt đến chân hạnh phúc. Hiểu như vậy tức là tâm đã được an định rồi. Nên nhớ đây chỉ là biết cách để an tâm mà thôi chớ chưa phải là ngộ đạo.
 
 

Qua câu chuyện trên chúng ta thường nghĩ lầm vọng tưởng là tâm. C??c vọng tưởng ấy làm cho chúng ta xao xuyến, âu lo mãi nên chúng ta gọi đó là tâm bất an. Tâm bất an là vì chúng ta cho vọng tưởng là tâm của mình. Muốn loại bỏ sự mê lầm nầy thì chúng ta phải nhớ rằng các tưởng tượng lăng xăng đó là vọng tưởng, là phiền não chớ không phải là tâm.
 
 

2) Chánh ngữ (Right speech): là lời nói chân thật, ngay thẳng và hợp lý. Người tu theo chánh ngữ thì không bao giờ nói sai và thiên vị. Họ không thấy hay nói dở. Họ không xuyên tạc và không nghe một đường đi nói một nẽo.
 
 

Ngày xưa trước khi Đức Phật nhập diệt thì có đệ tử hỏi Ngài:
 
 

- Bạch Đức Thế Tôn, khi Thế Tôn nhập diệt, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo không sao phân biệt được với kinh Phật. Như thế thì biết tin theo lời nào ể tu?
 
 

Phật dạy:”Chẳng luận là lời nói của ai, miễn lời nói ấy đúng với sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu”.
 
 

Chánh ngữ là một trong thập thiện nghiệp thì vai trò của nó thật là quan trọng. Bởi vì khẩu thường là cơ nguyên khiến cho con người tạo ra ác nghiệp. Nếu chúng ta dùng lời vu khống kẻ khác là ác nghiệp còn đem lời chân thật để hòa hợp và thông cảm cho mọi người là thiện nghiệp. Dùng lời thô lỗ để nhục mạ kẻ khác là ác nghiệp, trái lại dùng lời lẽ êm dịu để an ủi, khuyến khích mọi người là thiện nghiệp.
 
 

Có một câu chuyện sau đây nói về sự tai hại của việc nói sai. Ngày xưa có vị Hòa thượng tên là Tổ Bá Trượng thường đi đó đây để thuyết pháp cho chúng sinh. Một ngày kia sau khi thuyết pháp xong thì bá tánh ai về nhà nấy chỉ còn một ông già ngồi lại không chịu đi. 

Hòa thượng hỏi:
 
 

- Sao ông chưa về?
 
 

Ông già thưa:
 
 

- Con có một điều xin Ngài giải quyết dùm.
 
 

Tổ hỏi:
 
 

- Ông cần ta giúp việc gì?
 
 

Ông già đáp:
 
 

- Con không phải là người thường mà chính con là Hồ tinh ở núi nầy. Ngày xưa khi con còn là Tỳ kheo theo thời Phật Tỳ Bà Thi thì có người hỏi con rằng: Người tu hành có rơi vào nhân quả không? Con trả lời: không. Do câu trả lời đó mà con bị đọa làm Hồ tinh đã năm trăm kiếp để làm chồn hoang ở trên núi nầy. Chỉ vì nói trật một chữ mà con bị đọa nay nhờ Hòa thượng thương xót nói một câu để cho con giải được kiếp Hồ tinh.
 
 

Tổ bảo:
 
 

- Vậy ông hỏi lại ta đi.
 
 

Ông già hỏi:
 
 

- Người tu hành có rơi vào nhân quả không?
 
 

Tổ đáp:
 
 

- Mọi người ai cũng phải theo nhân quả cả.
 
 

Ông già liền chuyển thân mãn kiếp Hồ tinh và ông thưa: Con sẽ chết và thây con ở ngoài sau núi. Xin Ngài tống táng cho con như một vị tăng. 

Thật đáng sợ cho một lời nói sai.
 
 

Đã là lời nói thì chúng ta không thể nào bỏ qua những lời nói theo Chân, Thiện, Mỹ.
 
 

a) Lời nói chân, thiện, mỹ: là lời nói chân thật chẳng những đẹp lòng người nghe mà còn làm cho họ thêm hoan hỷ.
 
 

b) Lời nói chân, thiện, nhưng không mỹ: là lời nói chân thật, có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý. Cổ nhân có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ” là loại nầy vậy.
 
 

c) Lời nói chân, mỹ, nhưng không thiện: là lời nói chân thật và đẹp lòng người nhưng vô ích. Khi chúng ta kể một câu chuyện thật làm người nghe thích thú nhưng câu chuyện không đem lại sự lợi ích gì cả mà chỉ mất thời giờ hoặc đôi khi còn có hại về sau.
 
 

d) Lời nói chân, nhưng không thiện, không mỹ: là lời nói thật nhưng vô ích và làm bực mình người nghe. Đôi khi chúng ta đem đời tư của chúng ta ra khoe khoang với bạn bè. Tuy là chuyện thật nhưng không ích gì cho họ mà chỉ chuốc lấy buồn phiền.
 
 

e) Lời nói không chân nhưng thiện và mỹ: là lời nói tuy giả dối nhưng có lợi ích và làm đẹp lòng người. Ngày xưa có chuyện Lưu Bình, Dương Lễ là bạn kết nghĩa. Lưu Bình thì ăn chơi trác táng và bỏ bê học hành còn Dương Lễ thì siêng năng học tập và thi đậu làm quan trong khi Lưu Bình thì thi đâu rớt đó. Sau khi thi rớt, Lưu Bình thất chí, rượu chè be bét và gặp được một cô gái tài sắc vẹn toàn. Hai người hứa hẹn để Lưu Bình tu chỉnh học hành trở lại. Một là hận Dương Lễ đối xử bạc bẽo, hai là cố gắng để làm đẹp dạ người yêu, nên Lưu Bình ngày đêm dồi mài kinh sử. Ngày vinh hoa bái tổ, tưởng rằng sẽ gặp lại nàng, nào ngờ người đẹp kia chính là vợ của bạn mình đã nghe lời chồng lập kế để khích lệ tinh thần cho mình cố tâm dồi mài kinh sách. Thật là một hành động tuyệt đẹp phi thường độc nhất vô nhị trên thế gian nầy. Vài lời nhắn nhủ: trong thời mạc pháp nầy chúng tôi khuyên các bạn trẻ đừng nên bắt chước câu chuyện nầy bởi vì các bạn chẳng những mất bạn mà còn mất cả vợ nữa. Vì thế cổ nhân có nói:”Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” tạm dịch là thấy người thấy mặt nhưng không thấy lòng. 
 
 

f) Lời nói không chân, không thiện, nhưng mỹ: là li nói giả di, vô ích mà người nghe lại thích. Nhiều người nói ba hoa, khoác lác vô tích sự nhưng vì tài ăn nói thành thử làm người muốn nghe.
 
 

g) Lời nói không chân, không mỹ, nhưng thiện: là lời nói giả dối làm bực mình người nghe nhưng lại có ích lợi.
 
 

h) Lời nói không chân, không thiện, không mỹ: là lời nói giả dối, vô ích và làm người nghe bực mình. Như trường hợp nói vu khống để nhục mạ người khác.
 
 

3) Chánh nghiệp (Right action): là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý và có lợi ích cho người và cho vật.

Hành động tức là gây nghiệp xuất phát từ thân. Đây là một trong ba cơ năng của con người: thân, khẩu , ý đã thường khích động để chúng ta có những hành động sai lầm mà tạo nên ác nghiệp. Mà ác nghiệp có nghĩa là luân hồi sanh tử.
 
 

Chúng ta thường nghe là rượu hễ uống một ly thì ngon còn uống nhiều ly thì có hại. Nhưng khổ nổi là khi đã vô ly đầu rồi thì khó lòng mà tránh được ly thứ hai, thứ ba. Biết là có hại mà chúng ta vẫn cụng ly như thường. Cái dở, cái xấu, cái hay, cái đẹp cũng là do ly rượu đầu tiên mà ra. Chánh nghiệp giúp chúng ta sáng suốt nhận định rõ ràng giữa lợi và hại để tránh những việc làm tai hại cho ta về sau.
 
 

 Chánh nghiệp cũng còn là một điều chính trong thập thiện nghiệp bởi vì chúng ta đã thấy sự quan trọng của nghiệp căn và nghiệp quả để đưa đến sinh tử luân hồi. Nếu thân hành động sai lầm thì nghiệp báo sẽ dẫn chúng ta đi lên đi xuống trong sáu đường vì thế biết chừng nào chúng ta mới thoát ra được. Người theo chánh nghiệp thì luôn luôn thận trọng và giữ gìn mọi hành động của mình để khỏi tổn hại đến quyền lợi, thanh danh, cũng như tánh mạng của kẻ khác. Chỉ có làm việc tốt, việc làm thiện thì chúng ta tự tay chặt đứt được vòng luân hồi sanh tử và chứng được Niết Bàn.
 
 

4) Chánh tinh tấn (Right diligence): là chuyên cần, siêng năng và cố gắng đạt đến mục đích đã vạch sẵn chớ không bao giờ dừng bước. Việc làm chính nghĩa có lợi cho mình và cho người thì không bao giờ từ chối. 
 
 

Chúng ta phải sáng suốt để ngăn ngừa những tội ác chưa phát sinh. Chẳng hạn như chúng ta đi mall để mua đồ dùng. Khi mới đậu xe xong thì chúng ta thấy chiếc xe đậu kế bên thật là tuyệt đẹp và mắc tiền. Vì lòng đố kỵ có thể thúc đẩy chúng ta lấy cái chìa khóa để gạch một lằn trên chiếc xe kia cho bỏ ghét. Đây là một hành vi tội lỗi bởi vì người chủ chiếc xe đó khi khám phá ra thì họ sẽ đau khổ biết bao đó là chưa kể nếu có người bắt chúng ta tại trận thì chúng ta có thể đi nghĩ mát trong tù. Khi tham, sân, si, nổi lên thì chúng ta phải dùng trí tuệ để trấn áp nó xuống. Chúng ta nên dùng lòng từ bi để xóa dịu đố kỵ, căm hờn và nhớ rằng làm cho người đau khổ tức là làm cho chính mình đau khổ về sau vậy.
 
 

 Chúng ta phải sáng suốt để diệt trừ những tội ác đã phát sinh. Thói đời nếu có ai làm cho chúng ta đau khổ thì phản ứng tự nhiên là chúng ta phải tìm mọi cách để trả thù báo hận. Nghĩ cách để trả thù là đã tự tạo cho mình tội lỗi rồi bởi vì làm thỏa mãn dục vọng của mình mà làm hại kẻ khác. Quý vị thử nghĩ lại, tuy họ có làm hại cho mình đi chăng nữa thì chính họ đã tạo ra cho họ một ác nghiệp mà chính cái ác nghiệp nầy đã ràng buộc họ trong vòng sinh tử luân hồi mà tương lai khó lường được. Khi nghĩ như thế thì chính họ đã bị quả báo rồi đâu cần chúng ta phải trả thù làm chi nữa để tự mình tạo ra ác nghiệp. Thông minh, trí tuệ và từ bi sẽ ngăn cản chúng ta lại thay vì ghét họ thì chúng ta sẽ thấy tội nghiệp thay cho họ.
 
 

Chúng ta phải phát triển những điều lành chưa phát sinh. Chúng ta may mắn được sống trên đất nước thịnh vượng nầy nhưng thân nhân của chúng ta thì còn sống cực khổ, nghèo nàn, bệnh tật thiếu thốn thuốc men ở quê nhà. Một trong những điều thiện là cố gắng để giúp đở cho họ. Càng giúp đở thì quý vị càng tạo nhiều thiện nghiệp. Tạo việc lành, tạo thiện nghiệp tức là tạo thêm sức mạnh để chặt đứt giây luân hồi.
 
 

Chúng ta phải tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. Chúng ta làm việc thiện là việc làm vô lượng. Thấy người hoạn nạn thì cứu. Thấy người nghèo khổ thì giúp đở. Nói chung chúng ta nên áp dụng Bố thí Ba-la-mật trong tất cả mọi trường hợp để gieo thêm giống tốt cho ta. Càng nhiều hạt giống từ bi thì thủa ruộng công đức và phước đức sẽ được phì nhiêu. Thật vậy:
 
 

“Dù xây chìn bậc phù đồ
 
 

Không bằng làm phước cứu cho một người”.
 
 

 6) Chánh mạng (Right livehood): là làm ăn sinh sống một cách lương thiện và không làm giàu trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác cũng như không làm cho người và vật bị đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Chẳng hạn như xe có trục trặc việc gì thì chúng ta đem nó đến thợ để sửa. Thay vì chỉ sửa những chỗ hư thì người thợ máy lại cố tình vẽ ra cho thêm trầm trọng để lấy tiền cho nhiều. Đây là tội lỗi, là ác nghiệp. Nhớ lại ngày xưa ở quê nhà c mỗi lần kinh tế khó khăn là bọn đầu cơ tích trữ gạo, đường để bán giá cắt cổ sau đó. Cuộc sống của người dân đã nghèo đói đau khổ thì lại c??ng đau khổ hơn. Cũng như chiến tranh Việt Nam, con dân Việt bị chết chóc cả hai miền và bao nhiêu lính Mỹ đã hy sinh thì bọn tư bản đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Chiến tranh càng dài thì túi họ càng to cho dù ai chết mặc ai.
 
 

 Trong xã hội thì có biết bao nghề lương thiện. Chẳng hạn như nghề giáo là một nghề cao quý và đáng kính trọng. Chúng ta cần cái nghề để nuôi cái thân tứ đại của mình nhưng vì sự vô thường của thân nên chúng ta phải tinh tấn làm việc đúng theo lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta phải tự hào về nghề lương thiện của mình. Không bao giờ hại người để lợi cho mình tức là chúng ta không tạo nên ác nghiệp. 

 

7)Chánh niệm (Right mindfulness): là ghi nhớ những điều hay lẽ phải và những đạo lý chân chính.
 
 

Ngài Đại Mai sau khi ngộ đạo với ngài Mả Tổ liền lên núi cao ở ẩn. Mả Tổ nghe tin ngài ở trên núi bèn sai một vị tăng đến để thăm dò. Vị tăng tìm đến và trò chuyện với ngài Đại Mai:
 
 

Vị tăng hỏi ngài Đại Mai:
 
 

- Ngài đã học được gì ở ngi Mả tổ mà về đây vậy?
 
 

Ngài Đại Mai trả lời:
 
 

- Ta nghe ngài Mả Tổ dạy” tức tâm tức Phật” nên ta về ở núi nầy để tu vậy.
 
 

Vị tăng nói:
 
 

- Gần đây ngài Mả Tổ đã dạy “phi tâm phi Phật” rồi.
 
 

Ngài Đại Mai trả lời:
 
 

- Có lẽ ngài Mả Tổ bị mê hoặc chăng? Nhưng mặc cho ông phi tâm phi Phật, còn đối với ta chỉ có tức tâm tức Phật mà thôi.
 
 

Khi vị tăng về thuật lại cho ngài Mả Tổ nghe thì ngài rất hài lòng mà nói:” trái Mai đã chín”.
 
 

Một khi Ngài Đại Mai đã thấu hiểu về chân lý thật thì chính Ngài đã tự tạo cho mình một niềm tin vửng chắc và dùng nó làm căn bản cho bước đường tu tập. Mặc dầu là vị thầy của mình có dạy khác đi thì vẫn không thay đổi, lung lay niềm tin đó được. Còn chúng ta ngày nay, nếu không thấu hiểu được lẽ nhiệm mầu của giáo lý Đức Phật thì làm sao chúng ta có được một niềm tin chắc chắn như ngài Đại Mai? Tin tưởng sai lầm còn tệ hại hơn là không tin tưởng gì hết. Phật giáo là giáo lý nhiệm mầu mà nhiều người biến nó thành mê tín dị đoan. Đức Phật thì lúc nào cũng chỉ dạy chúng sinh là phải dùng trí tuệ để xét đoán bởi vì dùng cảm tình để định việc là mê muội. Chẳng hạn như mỗi khi chúng ta nhìn hình tượng của Đức Quán Thế Âm thì không phải chúng ta cầu nguyện để Ngài độ trì hay ban phước gì cho ta. Nhưng mỗi khi nhìn thấy hình Ngài thì chúng ta phải cố gắng noi theo tâm đại từ đại bi của ngài Quán Thế Âm. Vì thế chúng ta phải mở rộng lòng từ bi để cứu giúp và thương yêu mọi người. Bởi vì chúng ta làm cho người được hạnh phúc tức là tự tạo hạnh phúc cho chính mình vậy. Đạo Phật là đạo vị tha chớ không phải vị kỷ. Nếu cầu nguyện để làm lợi cho mình thì ai mà chứng?
 
 

 8)Chánh định (Right concentration): là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chánh đáng và đúng với chân lý.
 
 

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải đương đầu với bao nhiêu phiền não mà nguồn gốc phát sinh từ tham, sân, si. Chính cái tam độc nầy làm cho đầu óc chúng ta không được trong sáng. Giống như cái máy chụp hình mà không điều chỉnh đúng tiêu độ thì thấy lờ mờ khi chúng ta nhìn qua thấu kính đó. Muốn có một tấm hình đẹp thì chúng ta phải chỉnh lại cái tiêu độ. Con người thì cũng thế. Nếu muốn đạt đến kết quả mỹ mãn thì chúng ta phải sống cuộc đời đạo hạnh và lúc nào cũng mở rộng lòng từ bi để giúp đở kẻ khốn cùng hoạn nạn.
 
 

Chúng ta có thể áp dụng chánh định vào trong luật vô thường cho đời sống hàng ngày. Mỗi khi nhìn tính vô thường trong những người thân yêu thì chúng ta có thể hình dung cuộc đời sẽ đem lại sự già yếu, bệnh hoạn cho họ. Do đó chúng ta càng cảm thương cho họ hơn bởi vì số phận của họ thì như vậy còn số phận vô thường của chúng ta cũng chẳng sáng sủa gì hơn.
 
 

Nếu áp dụng chánh định vào vô ngã thì chúng ta sẽ được an vui và thoải mái. Tại vì một khi đã hiểu trong ta không có cái ta thì chúng ta không còn vướng bận để làm nô lệ cho những đòi hỏi phát sinh từ dục vọng nữa. Chúng ta dồn tất cả những nổ lực để làm việc hữu ích, giúp người. Như thế thì việc ta làm có lợi ích cho ta thay vì cho cái ta.
 
 

Và điều quan trọng cuối cùng là chúng ta áp dụng chánh định vào việc chứng Niết Bàn. Bởi vì đây là cảm ứng tột đỉnh mà chúng ta cố gắng đạt đến để thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.
 
 

Ngày nay có rất nhiều Phật tử đi sang Ấn độ để thăm những danh lam thắng cảnh. Họ đến nơi Đức Phật thành đạo (Bồ-đề dạ tràng), nơi Đức Phật sinh ra (Lumbini garden) và nơi Đức Phật nhập diệt Câu Thi Na. Họ chụp hình tại cội Bồ-đề nơi Đức Phật thành đạo và tất cả những thánh địa khác. Họ khoe là đã đứng cạnh tượng Đức Phật to lớn và thấy được Xá lợi của Phật. Nhưng trên thực tế thì không nhứt thiết là phải đến tận Ấn độ mới thấy được Phật. Nếu chúng ta lìa xa tất cả những vô minh, vọng tưởng và chấp trước thì Phật sẽ hiện ra trong tâm của chúng ta. Đây mới chính là Phật Tánh, Phật tâm bất sinh bất diệt vĩnh hằng trong tâm của chúng ta. Còn những hình ảnh mà chúng ta thấy thực ra chỉ là Phật Tướng sinh diệt mà thôi. Mà hình ảnh thì không thể nào là chân như cho được. Vì vậy cho dầu có đến Ấn độ mà không tu đạo thì cũng không bao giờ thấy Phật được. 
 
 

Cuối cùng trong Bát chánh đạo có hai pháp môn rất là quan trọng đó là Chánh kiến và Chánh định. Bởi vì Chánh kiến là trông thấy ngay thẳng tức là Tri Kiến Phật nhưng nếu mà muốn đạt được Tri Kiến Phật thì chứng ta phải thực hành Chánh định cho đến khi viên mãn thì tâm sẽ định. Tâm định thì trí tuệ mới phát sinh để giúp chúng ta thấy được chân lý và được giải thoát giác ngộ. 
 
 

Khi nhìn sự vật gì thì chúng ta phải nhìn thẳng vào thật tướng của nó để tìm cái chơn tướng bằng không thì cái nhìn đó chẳng qua là thấy c????i ảo tưởng mà thôi. Mà thấy được chơn tướng là Giác còn trái lại là Mê. Nhưng Giác là Phật còn Mê là chúng sanh. Chúng sanh vì mê lầm ngộ nhận những ảo tưởng ấy là chơn tướng rồi theo đó mà hành động. Nhưng càng hành động thì họ càng chìm vào trong luân hồi sanh tử, không biết đâu là bờ đâu là bến.
 
 

Bát chánh đạo là con đường giúp chúng sinh giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi cho nên chính Đức Phật vì muốn cho con người thấy rõ tầm quan trọng của nó nên dạy rằng:
 
 

“Con đường cao thượng nhất là Bát chánh đạo. Chân lý cao thượng nhất là Tứ Diệu Đế…Đó là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác dẫn đến kiến tịnh. Hãy đi theo con đường ấy để sớm thoát khỏi mọi điên đảo của phiền não khổ đau”. 

Và l??i sau cùng Đức Phật đã nói cho Tu-Bạt-Đà-La trước khi Ngài nhập diệt:
 
 

“Không thể có được bậc Thánh trong bất cứ một tôn giáo nào nếu không có Bát chánh đạo. Nầy Tu-Bạt-Đà-La, trong giáo lý nào có Bát chánh đạo thì tất có hàng Thánh nhân. Ở đây, trong giáo lý của Như Lai lại có con đường Bát chánh, tất nhiên phải có các bậc Thánh mà trong giáo lý khác không thể có được. Nếu các đệ tử sống chân chánh thì thế gian không thiếu Thánh nhân”. 
 
 

Vậy Bát Chánh Đạo sẽ là con đường đưa chúng sinh vượt xa bến bờ mê muội của phàm phu tìm đến cảnh giới an vui tự tại ngỏ hầu có cơ hội chứng được Niết Bn và giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. 
 
 

 “Chúng sanh tuy sẵn có Phật tánh nhưng phải nhờ có tu mới hiện. Cũng như chất vàng tuy sẵn có trong khoáng nhưng phải nhờ lọc hết quặng mới thành vàng y được. Khi đã thành vàng y rồi thì không trở lại làm quặng nửa. Cũng như khi đã thành Phật rồi thì không trở lại làm chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn