39. Ngũ Căn – Ngũ Lực

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 15800)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng


39. Ngũ căn – Ngũ lực

Ngũ căn và Ngũ lực là hai pháp môn rất quý báu trong 37 môn trợ đạo của Đạo đế. Chính nó đã đóng một vai trò thật quan trọng để giúp người tu hành từ địa vị phàm phu đến các thánh quả vị trong tam thừa. Chúng là những phương tiện thực tiển có thể giúp chúng ta thăng tiến trên bước đường tu đạo và chứng quả. Do đó chúng ta phải chuyên tâm học hỏi và tinh tấn thực hành những pháp môn nầy.
 
 

 Trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là Ngũ căn?
 
 

 Ngũ căn là năm căn và là cội nguồn để tất cả các thiện pháp phát xuất. Năm căn đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn.
 
 

 1)Tín căn: là lòng tin tưởng thật vững chắc. Chúng ta tin tưởng ở đây có nghĩa là dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng. Chúng ta nên tin tưởng vào Giác, Chánh, Tịnh. Giác là giác ngộ bởi vì chỉ có giác thì chúng ta mới đạt đến sự giác ngộ và phá bỏ tất cả si mê vọng tưởng. Chánh là chánh tri, chánh kiến. Có nghĩa là chúng ta phải nhìn sự việc cũng như nghĩ về bất cứ việc gì một cách chính xác để phân biệt đâu là chánh và đâu là tà. Còn Tịnh có nghĩa là tâm thanh tịnh. Thanh tịnh ở đây là làm cho lục căn thanh tịnh để không còn bị ô nhiễm. Một khi tinh thần không còn ô nhiễm, tâm lý không còn ô nhiễm, tư tưởng không còn ô nhiễm và kiến giải không còn ô nhiễm thì tâm của chúng ta sẽ trở về với thanh tịnh. 
 
 

 2)Tấn căn: là dũng mảnh tinh tấn trên con đường tu tập. Một khi mà chúng ta đã thực sự tin tưởng vào con đường đạo pháp thì chúng ta phải cố gắng bằng mọi giá để thực hiện những điều chúng ta tin tưởng, bằng không thì chúng ta chẳng đạt được gì cả mà chỉ phí thì giờ thôi. Con đường tu đạo không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi ở chúng ta một ý chí kiên trì và một năng lực dũng mảnh để tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì chúng ta hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ mệt mỏi. Khi chúng ta càng thấu hiểu sự huyền diệu của giáo lý này thì chúng ta càng cố gắng tu học và đừng an phận ở những quả vị thấp. Vì với sự kiên trì chúng ta có nhiều hy vọng đạt đến những thành quả khá hơn. 
 
 

 3)Niệm căn: là phải ghi nhớ trong ta. Vậy chúng ta phải ghi nhớ những gì? Chúng sinh nên phát tâm từ bi của mình bằng cách áp dụng Bố thí Ba-la-mật trong bất cứ cơ hội nào. Đem tài sản, tiền bạc bố thí cho kẻ bần cùng, khốn khổ. Đem chánh pháp giúp cho người si mê khiến cho họ được thức tỉnh sáng suốt và cuối cùng là đem giáo lý giúp kẻ lo âu hết sợ hãi.
 
 

Đối với người tu hành thì trì giới là khuôn vàng thước ngọc để giúp cho họ giữ vững lòng tin mà tu hành để đạt được thánh quả. Trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo. Do đó chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ những quy luật nầy.
 
 

4)Định căn: định là yên tịnh do đó định căn là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập. Có ba loại định:
 
 

¨ An trụ định: là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.

¨ Dẫn phát định: Nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.

¨ Thành sở tác sự định: Khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ. 
 
 

5)Huệ căn: là trí tuệ sáng suốt. Trí tuệ nầy không có sự phân biệt bởi vì phân biệt là tác dụng của vọng thức đưa đến sự mê lầm. Phân biệt là do vọng thức tác dụng làm tâm con người bất định mà chạy theo tham-sân-si. Chẳng hạn khi thấy chiếc xe thì tâm liền phân biệt là chiếc xe đẹp, hay xấu…Nếu chỉ biết chiếc xe là chiếc xe như trăm ngàn chiếc xe khác thì tâm an định tức là chúng ta đang sống với chân tâm. Nhưng một khi tâm có sự phân biệt tức là chân tâm biến mất và được thay thế bằng vọng thức làm tâm bất định. 
 
 

Trí tuệ có ba thứ:
 
 

· Vô phân biệt gia hạnh huệ: Mặc dù quán trí nầy không còn thấy có sự phân biệt, nhưng còn có gia hạnh. Vì thế chúng sinh còn phải tu hành để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí.
 
 

· Vô phân biệt huệ: Vì không còn sự phân biệt nên không còn mê vọng. Với thứ trí tuệ nầy sẽ giúp chúng sinh được an vui tự tại và chứng được chân như.
 
 

· Vô phân biệt hậ đắc trí: Sau khi chứng được chân như thì trí tuệ nầy hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp. 
 
 

Tóm lại huệ căn là thứ trí tuệ do thiền định đã làm lắng sạch các vọng tưởng, các phân biệt để nhận chân được chân lý của nhân sinh vũ trụ. 
 
 

Ngũ căn thì như thế còn ngũ lực thì thế nào?
 
 

Ngũ lực là năm năng lực vĩ đại và là năm thần lực của ngũ căn. Nói một cách khác chúng ta có thể coi Ngũ căn là năm ngón tay còn Ngũ lực là sức mạnh của năm ngón tay đó. Nếu không có sức mạnh thì năm ngón tay kia không còn hiệu nghiệm nữa. Vậy Ngũ lực thì gồm có:
 
 

 1)Tín lực: là thần lực của đức tin hay là sức mạnh do lòng tin tưởng phát sinh.
 
 

 2)Tấn lực: là sức mạnh kiên cố để có thể san bằng mọi trở lực và sức mạnh nầy là do tấn căn phát sinh.
 
 

 3)Niệm lực: là thần lực của sự ghi nhớ và là sức mạnh vĩ đại bền chắc của niệm căn.
 
 

 4)Định lực: là thần lực của sự tập trung tư tưởng và là sức mạnh vô song của định căn.
 
 

 5)Huệ căn: là thần lực của trí tuệ và là sức mạnh vô biên của huệ căn.
 
 

Vậy Ngũ lực là sức mạnh tiếp nhận bởi sự kiên trì tu luyện của Ngũ căn. Và nó chính là ngọn lửa bùng lên sau khi chúng ta đã chú tâm hoàn tất năm điều căn bản của thiện pháp.
 
 

Cuối cùng chúng ta phải lấy trí tuệ làm nền tảng và tinh tấn để thực hành những chánh pháp nầy. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ phát tâm bố thí để giúp đời và giúp mình, cố gắng tập trung tư tưởng để diệt trừ vô minh vọng tưởng cũng như loại phá mọi phiền não và đạt cho được trí tuệ không phân biệt để sau cùng chứng được chân như.
 
 

Với những thần lực vĩ đại do ngũ căn tạo ra thì chúng ta đã có đủ phương tiện cần thiết để đạt đến mục tiêu cuối cùng là chứng được Niết Bàn và thoát ra khỏi vòng sinh tử trầm luân. Hơn thế nữa, một khi đã đến được nơi nầy thì chúng ta sẽ là ánh sáng của chúng sinh và cũng là ruộng phước để chúng sinh gieo mầm an lạc. Cuối cùng, với lòng từ bi vô lượng, chúng ta có đủ cơ năng để giúp chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát và hoàn toàn giác ngộ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6490)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12070)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5776)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13669)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6366)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7620)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7805)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50068)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7187)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9622)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.