37. Tứ Niệm Xứ

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 15639)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

37. Tứ niệm xứ

Tứ là bốn. Niệm là nhớ, nghĩ đến. Vậy Tứ Niệm Xứ có nghĩa là bốn điều mà kẻ tu hành phải dụng tâm nghĩ đến. Đó là:
 
 

¨ Quán Thân bất tịnh

¨ Quán Tâm vô thường

¨ Quán Pháp vô ngã

¨ Quán Thọ thì khổ
 
 

1) Quán Thân bất tịnh: Quán là tập trung tư tưởng để quan sát cho kỷ càng, còn bất tịnh là dơ bẩn. Vậy quán thân bất tịnh có nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát một cách kỷ càng về sự dơ bẩn của thân ta.
 
 

 Ai dám bảo cái thân của chúng ta thì dơ bẩn?
 
 

 Thử nghĩ trong đời nầy không có cái gì mà chúng ta quý hơn là cái thân của chúng ta. Hằng ngày chúng ta nâng niu cưng chìu nó. Nó muốn cái gì thì chúng ta thỏa mãn cho nó ngay. Chúng ta mua nhà đẹp cho nó ở, sắm xe sang cho nó lái và nấu thức ăn ngon cho nó thưởng thức. Chúng ta còn đi mall để mua sắm áo quần áo đẹp cho nó mặc. Đôi khi tệ hại hơn nữa là chúng ta còn giám làm những điều tội lỗi để cho nó được sung sướng. Nếu mà đã coi trọng nó như vậy mà nói nó là dơ bẩn, tanh hôi thì làm sao có thể tin cho được.
 
 

 Nhưng chúng ta hãy nhìn kỹ lại là thân của chúng ta dơ bẩn ngay từ lúc chúng ta còn nằm trong bụng mẹ. Cái thai nhi thì đỏ lưởng và nằm lẫn lộn trong máu me nhơ nhớp. Đến khi chào đời rồi lớn lên thì cái thân này lại còn tệ hại hơn nữa. Thật vậy, nếu vài ngày mà không tắm thì ai dám lại gần. Còn lúc ăn uống vào và khi tống ra thì chẳng ma nào chịu nổi. Bên ngoài thì đã thế còn bên trong như ruột, gan, phèo phổi thì còn tệ hại hơn nhiều. Đến khi bệnh hoạn thì ho hen với nước mũi nước giải chảy ra phát ớn. Khi người đến lúc già thì má hóp, da nhăn, răng long, tóc rụng, nay đau, mai yếu. Thật là thê thảm.
 
 

 Vậy Thân là bất tịnh chớ còn gì nữa. Nhưng thói thường thì con người lúc nào cũng quý yêu cái thân cả. Nếu thân thích cái gì thì mình thích cái đó còn thân ghét cái gì thì mình cũng ghét theo. Cũng bởi tại cái vô minh nên chúng ta làm nô lệ cho thân của chính mình và từ đó gây ra nghiệp báo để phải chịu quả đời đời không dứt. Do đó chúng ta phải sáng suốt quyết tâm không làm nô lệ cho cái thân này nữa để đừng cho tham, sân, si phát khởi và từ đó thân, khẩu, ý không có cơ hội tạo ra ác nghiệp.

 

 2) Quán Tâm vô thường: có nghĩa là tri thức của tâm chúng ta thì thay đổi bất thường. Tâm thức của con người thay đổi vô cùng vô tận. Ý niệm nầy vừa phát sinh thì ý niệm khác đã thay thế. Từ khi thức giấc đến khi đi ngũ thì trong tâm thức chất chứa biết bao là ý niệm. Chánh có, tà có, thiện có, ác có làm cho tâm con người bất an và lo âu phiền não. Do đó, chúng ta phải hiểu rằng cái tâm thì biến đổi không ngừng và đó chính là nguyên nhân để sinh ra vô số vọng tưởng phiền não. Cái tham, sân, si, mạn, nghi… đều do nó tác sinh mà ra.
 
 

 Vậy chúng ta phải đổi cái tâm si mê, ngu muội thành ra cái tâm giác ngộ để trừ ngã chấp và thoát ra vòng sinh tử luân hồi. 
 
 

 3) Quán Pháp vô ngã: Phàm cái gì tự nó có thể giữ được hình dáng để làm cho chúng ta khi nhìn thấy nó có thể biết đó là vật gì thì cái đó gọi là pháp. Trong thế gian vũ trụ nầy không có một vật gì mà tự nó có thể phát sinh và tồn tại mà không cần sự trợ giúp của những nhân duyên khác. Cái thân tứ đại của chúng ta là do đất, nước, gió, lửa, không gian và thức tạo thành nên tự nó không thể sống được mà con người cần phải ăn uống, hít thở…Vì thế tất cả vạn pháp trong thế gian không có tự tánh, chủ thể hay vô ngã. Đã là vô ngã thì nó không bền, không chắc, tạm bợ và sau cùng cũng bị hủy hoại bởi luật vô thường của tạo hóa mà thôi. 
 
 

 Cũng như trong giấc chiêm bao, một khi chúng ta nằm mộng thì cảnh nầy hay cảnh khác thay phiên nhau hiện ra làm cho chúng ta lầm tưởng những cảnh tượng đó là cảnh thật. Nhưng khi thức dậy thì chúng ta mới nhận ra đó chỉ là giấc chiêm bao mà thôi. Còn con người chúng ta vì bị mê lầm nên không thể nhận ra sự giả dối của sự vật. Trong khi tâm thì duyên với cảnh và cảnh thì duyên với tâm mà chúng ta cứ tưởng là có thật. Thật ra tất cả các pháp đều không tự tướng nên chúng được gọi là vô ngã.
 
 

 Đã biết pháp là vô ngã thì bên ngoài chúng ta không bị hoàn cảnh kích thích, còn bên trong không bị phiền não lay động, quay cuồng theo sự múa rối của giả cảnh. Vì thế, chúng ta muốn tự tại cũng không đạt được cũng như muốn an vui, thường trú mà phải trôi lẫn vào vòng sinh tử.
 
 

 Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi thì cảnh cũng vô ngã và tâm thức cũng vô ngã do đó không còn cái chi để mà ghét, mà thương, mà phải chịu luân hồi sanh tử nữa.
 
 

 Pháp vô ngã sẽ đem lại cho chúng ta tính vị tha và dĩ nhiên là không bao giờ làm tổn thương cho ai cả.
 
 

4) Quán Thọ thì khổ: thọ là nhận lãnh. Tại sao lại phải nhận lãnh cái khổ?
 
 

 Trước hết ta thọ nhận cuộc đời. Nhưng cuộc đời không phải là một chuổi dài đau khổ thì là gì? Bởi vì sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ và đến lúc chết cũng còn khổ. Nói chung, hễ càng thọ nhiều trên cõi đời này thì chúng ta càng khổ bấy nhiêu. Khi đã biết “thọ thì khổ” thì chúng ta phải tìm phương pháp để đối trị với nó bởi vì thọ là do tham mà có và chính cái tham là nguồn gốc đưa đến sự phiền não đã ăn sâu trong lòng chúng ta từ lâu đời lâu kiếp. 
 
 

 Vậy phải làm thế nào để tránh nó?
 
 

 Như trên chúng ta đã biết, hễ thọ nhiều thì khổ nhiều còn thọ ít thì khổ ít. Càng gánh công danh phú quý thì vai càng nặng và khổ càng nhiều. Trái lại, nếu chúng ta không lãnh thọ thì tâm không bị giao động. Nói một cách tổng quát là đối với mọi cảnh vật, chúng ta thấy không có gì đáng ưa, không có gì đáng ghét, không có gì đáng vui mừng thì sẽ không có gì đau khổ. Vì thế cuộc đời của chúng ta mới được an nhiên tự tại và không còn khổ đau nữa.
 
 

 Sau cùng, chúng ta cố gắng chứng cho được bốn sự thật nầy thì sự chấp ngã, chấp pháp, tham, sân, si sẽ dần dần tan biến. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7693)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13019)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13135)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8926)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7619)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11592)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5465)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11010)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14711)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6534)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.