36. Đạo Đế

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 14850)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

36. Đạo đế
(Nirodha Gramadukkha ) (The Noble Path)

 Đạo đế đóng một vai trò tối quan trọng trong toàn bộ Tứ diệu đế nói riêng và giáo lý Đạo Phật nói chung. Chúng ta đã biết rõ những nổi khổ đau và nguyên nhân dẫn đến những sự khổ đau nầy. Nếu Đức Phật không dạy cho chúng ta những phương pháp thực tiển để diệt trừ tất cả mọi sự khổ đau đó để tìm thấy một chân hạnh phúc thì sự biết ở trên chẳng giúp ích gì cả mà còn làm cho chúng ta khổ đau thêm. Chân hạnh phúc mà Đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy ở đây chính là hạnh phúc viên mãn tự tại của cuộc sống này và hạnh phúc mãi mãi cho tương lai để không còn vướng bận bởi luân hồi sinh tử nữa. Chúng ta phải tu luyện để đánh tan mọi vọng tưởng, chấp trước trong tâm. Dùng trí tuệ sáng suốt để tiêu diệt tham, sân, si, ái dục để biến cuộc sống của chúng ta từ nô lệ cho vật chất trở thành thanh cao và ý nghĩa. Cải đổi con người từ ích kỷ, mê muội trở thành vị tha và rộng lượng. Phải coi hạnh phúc của người là hạnh phúc của chính mình. Tất cả những phương pháp nói trên đều nằm trong phần Đạo đế này cả. Vậy chúng ta phải hiểu rằng Đạo đế là con đường dẫn chúng sinh đến nơi hạnh phúc để sống trong cảnh giới an vui tự tại cho ngày nay và cảnh giới hoàn toàn thanh tịnh và toàn mỹ cho ngày sau. 

Đức Phật đã chia Đạo đế ra làm bảy phần khác nhau. Căn cơ của chúng sinh thì không ai giống ai cả. Có người thì chậm chạp còn có kẻ thì nhanh nhẹn. Có người thì thông minh nhưng có kẻ lại lù khù. Trong cuộc đời hành đạo suốt 49 năm chính Đức Phật đã thâu nhận không biết bao nhiêu là đệ tử thì Ngài thừa hiểu căn cơ thâu nhập giáo lý của mỗi người mỗi khác nên khi chế ra Đạo đế thì Ngài đã cẩn thận chia nó ra thành bảy phần để tùy khả năng của mỗi người mà tu học. 

Mặc dù Đức Phật chia Đạo đế làm 7 phần nhưng tựu chung thì phần này có những điểm nằm trong phần kia và ngược lại. Vậy bảy phần đó là:

1) Tứ niệm xứ

2) Tứ chánh cần

3) Tứ như ý

4) Ngũ căn

5) Ngũ lực

6) Thất Bồ-đề

7) Bát chánh đạo.

Nếu cộng bảy phần nầy lại thì có tất cả 37 phẩm hay là 37 phẩm trợ đạo của Thanh văn thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5327)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5506)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6705)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6740)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6254)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4960)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41641)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau