23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 18378)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật

1) Dưới bàn chân thì no tròn.
2) Dưới bàn chân có cả ngàn khu ốc.
3) Tay chân mềm dịu.
4) Ngón chân có mạng như chân nhện.
5) Ngón tay, ngón chân no tròn.
6) Gót tương xứng với bàn chân.
7) Bàn chân tương xứng với gót.
8) Hai chân tròn thẳng như hai chân nai.
9) Tay dài thòng tới gối.
10) Âm tướng qui tàng.
11) Chân lông ứng màu xanh tía.
12) Tóc lông đều xoay qua phía mặt.
13) Da trơn mịn không dính dơ.
14) Màu da thì vàng.
15) Tay chân, vai cổ, bảy chổ đều đủ.
16) Cổ tròn lạ thường.
17) Hai cái nách no đủ.
18) Dung nghi đoan chánh.
19) Thần tướng trang nghiêm.
20) Hình thể xứng nhau.
21) Oai dung như sư tử.
22) Chói hào quang mỗi phía một lần.
23) Hàm răng 40 cái khít và bằng.
24) Bốn răng cấm trắng và bén.
25) Trong miệng có mùi thơm.
26) Lưỡi dài có thể che cả cái mặt.
27) Tiếng nói dịu dàng đủ giọng.
28) Lông nheo như ngưu vương.
29) Con mắt có quầng đỏ.
30) Mắt như trăng tròn.
31) Chổ lông mi có lông trắng.
32) Trên đầu lồi thịt lên như đầu tóc.

Mặc dầu chúng ta thấy 32 tướng tốt của Phật thì chưa phải là chúng ta thấy được Phật. Bởi vì chỉ khi nào chúng ta thấy “Phật tâm thanh tịnh” thì lúc đó chúng ta mới thấy được Phật. Nhưng ở đời chúng ta chỉ rong ruỗi chạy theo giả tưởng để tìm Phật bên ngoài mà không biết tìm Phật thật ở trong tâm của chúng ta. Vì thế cổ nhân có nói rằng:”Phật trong nhà không thờ, mà đi thờ Thích Ca ngoài đường” là vậy.

Một ngày kia Phật hỏi: 

- Tu Bồ-đề! Ông có thể thấy 32 tướng tốt của ta đây, thì ông có thể thấy được Phật không?

Tu Bồ-đề thưa: 

- Đúng như vậy, thấy được 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật.

Phật lại dạy:

- Ông hiểu lầm rồi. Nếu thấy 32 tướng tốt của Ta đây, mà ông cho là thấy được Phật thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Ta, như thế thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?

Nói tóm lại, không phải thấy 32 tướng tốt của Phật là có thể thấy được Phật. Bởi vì chính cái thân tứ đại của Đức Phật cũng là giả tướng và tan rã theo thời gian thì làm sao mà gọi là Phật cho được. Chúng ta phải lìa xa tất cả các vô minh, vọng chấp thì chơn tâm hay Phật tánh sẽ hiện ra. Đây mới chính là thấy được Phật vậy.

 Giáo Pháp của Đức Phật được chia ra làm ba thời kỳ:

1. Chánh Pháp khoảng 1000 năm.

2. Tưởng Pháp: thì mường tưởng như chánh Pháp, có khoảng 1000 năm.

3. Mạt Pháp: khoảng 10,000 năm. Năm nay là 2004 theo Tây lịch, tức là 2548 theo Phật lịch. Do đó chúng ta hiện đang sống trong thời Mạt Pháp độ 548 năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5333)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5508)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6706)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6746)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6255)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4960)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41642)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau