3. Xuất Gia Tìm Đạo

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 15434)


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

3. Xuất gia tìm đạo

Một đêm khuya, thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ đã ngủ say sau một cuộc yến tiệc linh đình, Thái tử quyết chí ra đi. Ngài vội vàng đánh thức tên giữ ngựa Xa-nặc (Channa) dậy để thắng cương con ngựa Kiền Trắc (Kantaka) của Ngài. Trước khi ra đi, Thái tử đi dọc theo hành lang nội cung, đến trước phòng công chúa Da Du Đà La và người con trai đang ngủ say. 

Thái tử hé cửa nhìn vào, lòng Ngài xót xa cho người vợ trẻ và đứa con trai còn nhỏ dại của mình. Nhưng đối với sự đau khổ của nhân loại thì lòng thương xót của Ngài còn da diết hơn. Sau đó, hai thầy trò cùng nhau trốn ra khỏi thành vào đêm mồng tám tháng hai. Lúc đó Ngài được 19 tuổi. Thái tử ra đi là Ngài chấp nhận từ bỏ tất cả. Ngài đã để lại phụ vương, ngai vàng, vợ đẹp con xinh và cuộc sống hạnh phúc của một hoàng tử. Sự hy sinh của Ngài không phải là sự từ bỏ của một người già, đau ốm hay của một người nghèo, bệnh tật đã ngán ngẫm cuộc đời, mà đây chính là sự hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang tuổi thanh xuân và đang sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của nhân loại.

Khi vào đến rừng sâu, Ngài tìm đến bờ sông Anomà. Nơi đây Ngài cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Xa nặc đem về. Bây giờ Thái tử một mình ra đi với bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ và bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi thì Ngài ngồi dưới bóng cây, khi thì Ngài nằm nghĩ qua đêm trong một hang đá. Mặc dầu đi chân không và đầu để trần, Ngài vẫn đi bình thản giữa nắng nóng ban ngày cũng như trong những đêm sương lạnh mà tất cả mọi năng lực cũng như ý chí của Ngài đều dồn về với một lý tưởng cao cả là cố tìm cho được một chân lý tối thượng, lý lẽ của sự sống chết và con đường dẫn tới giải thoát để đạt đến cõi Niết bàn bất tử. Ban đầu, Thái tử đã tìm tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất ở Ấn Độ thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. 
 
 

Cả hai vị đều tu theo phép Du già và chứng được những cấp thiền định cao nhất. Ngài Alara thì chứng được cấp thiền Vô sở hữu xứ còn ngài Uddaka thì chứng được cấp thiền Phi tướng phi phi tướng xứ. Đây là những cấp thiền thuộc về vô sắc giới cao nhất mà các tu sĩ Du già có thể đạt được thời bấy giờ. Nhưng đối với Thái tử thì chỉ một thời gian ngắn là Ngài đã đạt được hai cấp thiền nói trên. Nhưng rồi Ngài nhận thấy chân lý và lối tu hành của họ cũng không có gì siêu thoát vì Ngài nghĩ rằng bên cạnh thiền định xuất thần phải còn một cái gì khác cần thiết cho sự tìm lối giải thoát của Ngài. 
 
 

Vì băn khoăn như thế nên Ngài chọn phương pháp tu khổ hạnh cực đoan may ra Ngài có thể tìm thấy ánh sáng của chân đạo. Ngài tìm đến một nơi có tên là Uruvela. Tại đây có một làng nhỏ mà Ngài có thể đi khất thực hàng ngày. Cảnh vật chung quanh đây thì đẹp đẽ và yên lặng rất thích hợp cho thiền định của Ngài. Cùng đến nơi đây với Thái tử còn có năm nhà tu khác là các ông Kiều Trần Như (Kondana), Ác Bê, Thập Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Họ đi theo và tôn kính Ngài như là Đạo sư của họ và họ hy vọng rằng khi Ngài chứng được chân lý bằng cách hành xác thì Ngài sẽ truyền lại chân lý đó cho họ. 

 Lối tu nầy đòi hỏi người tu phải sống một cách kham khổ từ nhịn ăn uống đến dãi nắng dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Ngài đã sống sáu năm trong chổ hoang dã, ghê sợ, trong những bãi tha ma hay những nơi dơ bẩn. Ngài từ chối tắm giặt và không mặc áo quần, tệ hại hơn nữa Ngài còn dầm mình trong nắng hạ ban ngày, và chịu lạnh buốt trong những bụi cây của những đêm đông. 

Ngài không cần dùng nhiều thực phẩm, cố gắng nhịn đói dần dần cho đến khi cái thân đẹp đẽ, vốn là thân Đế vương, mà giờ đây teo rút lại chỉ còn da bọc xương. Bởi vì Ngài nghĩ rằng nếu muốn đạt đến chổ Giác ngộ tối thượng thì mình phải can đảm từ bỏ những gì bên ngoài đã làm cho mình vướng bận cũng như sự thỏa mãn của thân thể. 

Một hôm vì quá kiệt sức, Ngài ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên (Neranjara) và khi tỉnh dậy Ngài mới tỉnh ngộ mà nhận thấy rằng lối tu nầy chỉ hành hạ thân xác mà không giải thoát được gì. Ngài nghĩ rằng những rối răm và những căn nguyên của sự đau khổ không phải là từ bên ngoài mà chính là khả năng để từ bỏ những dục vọng từ trong tâm. Vì nhận thức như vậy, nên Ngài quyết định chọn một con đường mới để đi tìm sự giải thoát và Ngài gọi nó là con đường trung đạo. Theo con đường trung đạo nầy thì Ngài đã dùng Giới, Định và Tuệ để tiêu diệt những ô nhiễm ở trong tâm thức và sau cùng sẽ trừ hết các căn bản bất thiện. Khi Ngài quyết định như thế, năm nhà tu khổ hạnh trước đây theo Ngài đã từ bỏ Ngài và gọi Ngài là người bỏ cuộc vì không tiếp tục tu hành theo như trước. Ngài nhận thấy rằng sức mạnh của cơ thể là một điều rất cần thiết cho thiền định nên Ngài liền xuống sông Ni Liên tắm rửa và bắt đầu trì khai khuất thực. Mặc dù tấm thân tứ đại là vô thường, nhưng Ngài vẫn cần nó như là chiếc thuyền để đưa Ngài đến bên kia bến bờ Giác ngộ.

 Sau khi Ngài thọ bát cháo sữa do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, thì sức khỏe của Ngài lần hồi khôi phục. Rồi Ngài đi đến dưới gốc cây Tát-bạt-la (Pippala: sau nầy được gọi là cây Bồ-đề, có nghĩa là cây Giác ngộ), Ngài ngồi tỉnh tọa dưới cây Bồ-đề trên một nắm cỏ khô, tham thiền và thề rằng:

 “Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6490)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12070)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5776)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13669)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6367)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7620)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7805)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50068)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7187)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9622)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.