5. Bất Bạo Động

02 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9510)
ĐỨC PHẬT
VÀ HÀO QUANG CHÂN LÝ
Dịch giả: TT Thích Giải Thông-Phỏng dịch theo bản tiếng Anh The light of truth
của Giảng sư LOKANATHA Do The Singapore Maha Bodhi School xuất bản



BẤT BẠO ĐỘNG

Thật rõ ràng hôm nay chỉ có một số người đến đây nghe bài Pháp bất bạo động này. Tôi biết, “Bất Bạo Động” không phải là đề tài được ưa chuộng lắm. Bởi vì nếu như tôi nói về một đề tài khác chắc chắn sẽ có 400 hay 500 người đến nghe, nhưng vì đây là đề tài “Bất Bạo Động” chủ đề không hấp dẫn đối với số đông, bởi vì chỉ có một số ít người có được tập khí từ bi vô lượng. Nếu đa số tràn ngập tình thương bao la thì hẳn thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa. 

Vấn đề ăn thịt: ăn thịt là độc ác, thế nên ta đừng giết hại và xúi xử giết hại. Mua thịt cửa hàng tức là tạo nên những đồ tể. Bởi vì cung cấp là một phần do yêu cầu. Loài chó ít khi bị giết vì ít có người đòi ăn thịt chó. Người nào bằng lòng giết hại, đánh đập, làm thịt, người nào mua, nấu phục vụ hay ăn thịt...Tất cả đều là kẻ sát nhân. Đây là lời của Hiền giả Manu, một triết gia Ấn Độ. Vì vậy mọi người đều là kẻ đồng lõa trong trò chơi chém giết, khởi đầu là người hàng thịt và kết thúc nơi người ăn thịt. 

Có đoạn được chép trong Kinh, Đức Phật dạy: “Thuở xa xưa chỉ có ba chứng bệnh, nghĩa là dục vọng, đói khát và suy tàn. Tuy nhiên do sát hại loài vật mà ba chứng bệnh lần lần tăng lên mãi. Thế nên chúng ta hãy tránh sát sanh, tránh tạo điều kiện cho sự giết thịt. Chúng ta hãy phản tỉnh–trở thành những người thọ trai suốt đời. Được vậy tất cả bệnh tật sẽ không còn hiện diện nhiều trên mặt đất trần gian này. 

Vấn đề cần xét lại: có một tín điều chung trong các nước Phật Giáo là bất cứ ai cũng có thể ăn thịt miễn là vị đó không giết hại sinh vật bằng chính bàn tay của mình. Nhưng không phải vậy, bởi vì ăn thịt chính là nguyên nhân của sự giết thịt, nghề của đồ tể. Nếu chúng ta đều nhất trí ăn chay thì những người bán thịt sẽ phải đóng cửa hiệu và chuyển đổi ngành nghề khác tốt đẹp, phước đức hơn. Do cứ tiếp tục ăn mạng chúng sanh nên khiến chúng ta cứ duy trì một lớp người hành nghề chém giết đáng thương đó. Thật là không công bằng chút nào khi ta cưỡng bức những tên đồ tể vào địa ngục chỉ vì sự hưởng thụ khoái khẩu của chúng ta. Nếu chúng ta trở thành người ăn chay, lúc đó toàn thế giới sẽ sống hòa bình. Có người lo cúng tế cho Thánh Thần, có người cúng tế cho bao tử của họ. Theo tôi, bao tử của họ chính là vị thần của họ, chúng ta hãy thực hành lòng từ bi vô lượng, không thể phát biểu rằng: hãy để mọi chúng sanh an lạc. Bởi vì ngưởi ăn thịt nói: “Cầu xin cho mọi chúng sanh an lạc”, trong khi vị đó đang nghiến thịt giữa hai hàm răng. Điều này quả là hoàn toàn ngụy đạo đức. Vì lẽ đó, nếu người ăn thịt muốn biện chứng sự cố trong khi ăn thực phẩm thịt, vị đó phải nói: “Nguyện cầu cho tất cả sinh vật được hạnh phúc, ngoại trừ những sinh vật mà tôi đang nhai nghiến trong răng”. Và tôi dám cam đoan rằng, tất cả sinh vật đang bị nhai nghiến không thể nào hạnh phúc được, hoặc không thể nào có an lạc khi chúng bị sát hại chỉ vì những kẻ ăn thịt. Như vậy vị đó không thể nào thực hành lòng từ bi khi vị đó còn ăn thịt, bởi vì do ăn mạng của chúng sanh, vị đó tự động yêu cầu một phần tương xứng với thân mạng sinh vật trên thế gian này phải chết vì họ. Đó là giáo điều vị kỷ mà người ta phải sống trên thịt da xương máu của kẻ khác. Khi một cây này sống nhờ một cây khác, nó được gọi là cây ký sinh. Tương tự khi một con vật sống nhờ con vật khác, nó được gọi là vật ăn bám. Một vương quốc không bao giờ sống tự mình mà vương quốc lớn phải luôn luôn sống nhờ vào vương quốc nhỏ hơn, vương quốc thú vật sống nhờ vào vương quốc thực vật Nếu vương quốc thực vật sống nhờ vào chính mình, kết quả là sự ăn bám. 

Vì vậy mỗi người ăn thịt đều là kẻ ăn bám, bởi vì họ sống nhờ vào nhân viên của vương quốc họ. Do đó chúng ta không nên sống ký sinh bằng cách ăn các món thịt, mà chúng ta phải ăn bằng các món chay vô hại và nhờ vậy tránh được mọi sứ phê phán làm tổn hại phước đức chúng ta. 

Tinh thần Phật Gìáo là tinh thần từ bi, từ bi, từ bi!! Bất Bạo Động là Giáo Pháp cao thượng nhất. Nếu bạn lật từng trang trong Đại Tạng, chúng ta sẽ thấy chữ TỪ BI được in ấn bằng chữ to trên mỗi trang giấy. 

Ăn thịt làm cho con người thô bạo, hung dữ. Ăn rau làm cho con người hiền hòa, trầm lặng. Tại sao ngoài mặt trận họ lại cấp thịt làm thức ăn cho chiến sĩ? Mục đích để làm cho họ sung sức, hung hăng thêm. Nếu các chiến sĩ được ăn chay, sẽ không còn chiến tranh bởi vì họ không muốn gây hại cho ai giống như con linh dương. Hãy nhìn con nai, con cừu, con linh dương, chúng trầm lặng, hiền từ làm sao. Vì vậy chúng ta hãy giữ an lạc theo tự nhiên bằng cách nuôi mạng sống bằng thức ăn vô hại, tạo sự tĩnh lặng cho thân tâm. Người giết hại loài vật sẽ đưa đến giết hại loài người. Bởi vì nếu chúng ta có thể giết hại một con bò thì chúng ta cũng có thể giết hại một con người. Vậy tại sao chúng ta lại nô lệ cho cái lưỡi hay cái tâm? Thật không công bằng chút nào khi chúng ta lấy thịt của một con vật nào đó mà lại không xin phép con vật đó. Vì con bò là chủ nhân xương thịt của nó. Con cừu, con cá là chủ nhân xương thịt của nó. Vì vậy Phật dạy chúng ta không được lấy của không cho. Chúng ta phải được phép chấp thuận mới lấy vật đó, bằng không, nó trở thành lấy vật không cho. Nếu chúng ta muốn dùng thịt của một con vật, chúng ta phải nói: ông, bà X, Y vui lòng cho chúng tôi thịt trên lưng ông, bà. Nếu con vật đồng ý cho phép và nói: “Lấy thịt ta đi”. Lúc đó chúng ta mới lấy thịt không bị phạm tội ăn cắp. Hãy chỉ cho tôi con vật nào cho phép bạn lấy thịt nó. Không bao giờ có được tình huống như vậy. Không thể nào được trừ phi con vật đặc biệt đó xuất hiện là một vị Bồ Tát. Vì vậy một con vật không bao giờ cho phép ta lấy thịt nó, thì chúng ta chớ nên lấy mà không được sự đồng ý Chúng ta không bao giờ cho phép mình phạm tội lấy cắp như vậy. 

Đức Phật dạy: “Bạn có thể ăn thịt nếu bạn không trông thấy, không nghe, không nghi rằng con vật đó sở dĩ bị giết là vì mình. Hãy tin tôi, tôi không thấy, không nghe nhưng tôi luôn luôn nghi ngờ rằng con vật đó bị giết là vì tôi, bởi vì thịt đem cho người nào đó nên đồ tể mới ra tay sát hại những con vật này. Đồ tể không bao giờ giết con vật cho chính mình. Họ giết cho người mua, người tiêu dùng. Bởi vậy bất cứ ai ăn thịt hay mua thịt chính là đối tượng khiến cho những con vật bị giết và vị đó đã sinh nghi và nghĩ rằng con vật đó bị giết là do mình, vị đó chớ nên đụng vào. Do đó, theo lời Phật dạy, chúng ta thực hành Pháp “Bất Bạo Động” và không nên ăn thịt loài vật. Tại sao vậy? Bởi vì như lời viết trong Kinh Pháp Cú: “Dưới làn roi, mọi loài đều run rẩy, mọi loài đều sợ chết. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh này, thế nên chớ giết, chớ bảo giết”. Đó là quy luật quý như vàng. (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân–điều mình không muốn chớ phiền người khác). Bạn cảm thấy thế nào khi bị người khác ăn thịt bạn? Bạn cảm thấy không được yên vui. Vì vậy nên đặt mình trong tình huống này. Chúng ta chấm dứt việc ăn thịt. Nếu bạn thực hiện Pháp Bất Bạo Động với lòng nhân từ, độ lượng, mạng sống của bạn sẽ được trường thọ, bởi vì do bạn muốn kéo dài sinh mạng của người khác, đương nhiên bạn kéo dài tuổi thọ của mình. Đây là quy luật nhân quả vô song muôn đời. 

Trong một bài Kinh, một đệ tứ hỏi Đức Phật: “Tại sao có số người sống lâu, còn số khác lại yểu mạng”. Đức Phật trả lời: “Những người sống lâu vì họ luôn luôn kéo dài mạng sống của loài vật, không giết hại chúng. Còn những người yểu mạng là do liên tục đoản mạng loài vật bằng cách giết hại và ăn thịt chúng”. Vì vậy nếu bạn muốn sống lâu, hãy tránh việc sát sanh, tránh bảo người khác giết. Nhiều người muốn hy vọng sống lâu, hy vọng cải lão hoàn đồng bằng cao cốt con khỉ hoặc nhiều cách giải phẫu khác. Nhưng những cách giải phẫu này đều bất nhân, vô ích. Bạn sẽ sống lâu nếu bạn chỉ cần cho phép mọi sinh vật sống lâu bằng cách đừng quấy rầy, sát hại chúng, đừng rút ngắn mạng sống của chúng để ăn thịt. 

Tại sao ta lại làm nô lệ cho cái lưỡi. Cái nào mạnh hơn? Cái lưỡi và cái tâm. Hãy nhớ rằng cũng vì hai tấc lưỡi mà người ta ăn nuốt không chính đáng. Theo Phật Giáo cảm giác chỉ là một niệm tưởng, nếu bạn đặt một miếng thịt nhỏ trên lưỡi thì lưỡi sẽ không hề biết có thịt ở đó. Thịt cũng không biết có thịt ở đây. Vậy thì ai biết thịt ở trên lưỡi? Đó là tâm. Nhớ rằng cảm thọ chỉ là một ý tưởng, và vì là một ý tưởng nhỏ nhoi nên người ta ăn nuốt không chính đáng. Nhưng ý tưởng là gì?. Ý tưởng là một năng lượng tâm linh nhỏ bé. Tại sao người ta phải làm điều không chính đáng vì một ý tưởng gọi là năng lượng tâm linh? Nếu người nào muốn ăn thịt, bảo anh ấy hãy ăn thịt chính mình. Chúng ta sẽ không phạm tội lấy vật không cho. Nếu chúng ta cắt lấy một miếng thịt nơi tay hay chân chúng ta bởi vì nó thuộc tài sản riêng của chúng ta và chúng ta có thể ăn thịt của chính mình mà không bị phạm tội lấy vật không cho. Đây là cách lập hạnh tốt đẹp để trở thành người ăn chay. Hãy nhớ rằng thịt mau hư thối và hay gây bệnh. Gần một phần năm sinh vật bị giết đều gây bệnh, ăn cá tạo nên bệnh ung thư, viêm ruột thừa.v.v... 

Ở bên Mỹ có một nơi mà trẻ em mới sinh được giải phẫu để cắt đi khúc ruột thừa. Tại sao vậy? Vì người Mỹ tin rằng nếu lấy ruột thừa của em bé ngay từ lúc đầu thì tốt hơn là để các em lớn lên cứ lo sợ mình vẫn còn ruột thừa. Không phải là kinh hoàng sao nên một trẻ em mới vào đời liền khóc la như cảm nhận được nỗi khổ đầu tiên, nó phải chịu giải phẫu y học ngay lúc mới sinh ra? Vì vậy nếu trẻ em buộc trở thành người ăn chay và ăn chay suốt cả đời, chúng không còn lo sợ về ruột thừa. Và các cuộc giải phẫu y học chắc bị thặng dư. 

Khi một con vật tự nhiên chết, người ta chôn ngay xuống đất. Nhưng khi nó chết không bình thường bằng con dao của đồ tể, con vật đó được chôn ngay trong bao tử của chúng ta. Thế nên bao tử của chúng ta đều là những nghĩa trang và con người là những nghĩa trang biết đi. Thật là buồn cười, dù bao tử kích thước quá nhỏ nó vẫn có khả năng chôn được quảng đời 60 năm không kém 200.000 sinh vât. Ý muốn nói 200.000 sinh vật được chôn trong một bao tử nhỏ xíu khoảng 60 năm. Bao tử con người là bãỉ tha ma lớn nhất trên thế giới. Tại sao chúng ta lại trở thành những nghĩa trang biết đi của 200.000 xác chết sinh vật? Mọi chúng sinh đều là bà con của chúng ta. Tất cả cuộc sống là một. Ở đây bản thống kê cho thấy rằng 200 ngàn sinh vật được chôn trong bao tử trong quảng đời duy nhất. Người ta tiêu thụ 20.000 chim, 60.000 trứng sắp nở, 120.000 cá, 3000 loài vật khác, tổng kết thành 203.000 sinh vật. Thế nên nếu ta biết tự trọng, nếu ta có một chút cảm xúc về tâm từ thì ta nên từ bỏ ham muốn ăn thịt để cứu vớt mạng sống của 200.000 sinh vật Nếu hôm nay một người độc thân nào phát nguyện ăn chay thì chính nhờ giảng bài Pháp này mà chúng ta cứu sống được 200.000 sinh vật. Nếu 20 người phát nguyện ăn chay thì chúng ta cứu sống được 400 ngàn sinh vật. Nếu có 100 người phát nguyện ăn chay, chúng ta sẽ cứu mạng được 20 triệu sinh vật. Vì vậy chúng ta hãy hy vọng rằng hạt giống nhỏ mà chúng ta gieo trồng hôm nay sẽ chín muồi và phát triển kết thành quả Bất Bạo Động cứu vớt bao sinh linh đang gần gũi chúng ta. 

Bất cứ khi nào ta ăn, nên nhớ rằng đói khát là một chứng bệnh và thức ăn là dược thực sẽ tạm thời làm êm dịu bệnh đói. Chúng ta phải nhớ: ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Chúng ta ăn cốt để duy trì sự sống, để bước đi trên Đạo lộ BÁT CHÁNH đưa thẳng tới Niết Bàn. 

Cá lớn nuốt cá bé. Họ nói rằng Chúa tạo ra loài vật để cho con ngườì dùng, nhưng thực sự đây là giáo thuyết vị kỷ. Nếu tôi là con vật và được nói rằng Chúa sinh ra tôi cho bao tứ của con người, làm thế nào tôi vẫn yêu vị Chúa đã tạo ra tôi để phục vụ cho bao tử của người khác. Một người sáng thế như vậy không thể nào có được tình thương thuần tịnh giải thoát được. Vì vậy thật là sai lầm nói rằng những sinh vật được tạo ra cho bao tử chúng ta. Những con vật được tạo ra để sống với kiếp sống bình thường, giống như chúng ta được sinh ra để sống một cuộc sống bình yên. Đức Phật dạy: “Khó có thể tìm được một sinh vật nào đó, chưa từng là cha, mẹ, anh, chị, em vào một thời điểm này hay khác”. Bởi vì chúng ta vẫn đến từ vô lượng kiếp, mọi hình thái kết hợp có thể xảy ra; do vậy mà giờ đây khó có thể tìm được một sinh vật nào chưa từng là bà con mình trong quá khứ. Đây là cơ hội, hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào bạn ăn thịt tức là bạn nhai thịt của người nào đó là họ hàng bà con trong kiếp trước, và thật là sai lầm bất nhân khi phải sống trên xương thịt của kẻ khác giống như loài ăn thịt người. 

Chúng ta ăn rau trong sạch chứ không dùng thịt bất tịnh. Vào mùa khí hậu nóng, thịt bị hư thối rất mau. Vì vậy đặc biệt ở vùng nhiệt đới, chúng ta nên sống bằng thức ăn chay, nó hư thối chậm hơn so với thức ăn thịt, bởi vì thức ăn hư thối dễ gây bệnh. Những độc tố ngấm vào máu và vận chuyển khắp cơ thể làm xáo trộn các bộ phận. Có một số người ăn thịt thực sự đã nói an ủi mình rằng Đức Thế Tôn tịch diệt là do ăn thịt heo. Điều này quả là nhận xét sai lầm. Đức Phật được gọi là đấng Đại Từ Bi, Ngài thọ trai suốt đời, làm sao Ngài có thể tịch diệt bằng món thịt heo được, không bao giờ xảy ra. Thật là vô lý khi nghĩ rằng Đấng Từ Bi hằng nêu gương phạm hạnh lại ăn thịt heo ở tuổi đời sau cùng. Ngài thọ trai đến suốt đời và tịch diệt do một số nấm độc. 
Một lần khi đang du hành trên đường biển, vị thuyền trưởng nói với tôi: “Chúa tạo nên loài cá dưới biển. Vậy thì có hại gì khi ta ăn cá?” Tôi trả lời rằng: “Chúa tạo nên loài cọp trong rừng, vậy thì có hại gì khi cọp ăn thịt vị thuyền trưởng chiếc tàu này”. Một hôm có một nông gia người Mỹ ngồi trên xe bò do hai con bò kéo. Anh ta có tà kiến cho rằng xương thịt khỏe mạnh là do ăn thịt nhiều. Trong khi đang tư duy với ý niệm của mình, hai con bò bỗng nhảy giật lên, vị nông gia gần rớt khỏi chỗ ngồi. Lúc đó anh ta chợt nhận ra những con bò có xương to khỏe này có được là do ăn cỏ. Vì vậy cỏ là sản phẩm thực vật đã tạo cho loài bò có xương to chứ không phải thịt. Thế nên xương khỏe không phải do ăn thịt mà do ăn cỏ, ăn rau. 

Đạo sĩ Krishanandji có kinh nghiệm với các loài sư tử con. Ngài thấy rằng do nuôi chúng bằng thực phẩm cơm và lúa thì chúng mau lớn, hoàn toàn dễ thuần phục và không có tính hung dữ. Bằng chứng là Ngài ra thị trấn Vicely với một trong những con sư tử của mình, ngồi trên xe do Ngài kéo đưa đi tham quan tại vườn thượng uyển Thái Lan. Bạn thấy đó, ăn chay có thể chuyển hóa sư tử con thành con vật hiền lành. Vì vậy nếu bạn muốn tiến bộ ở đạo lộ cao hơn, bạn nên ăn chay. Điều đó sẽ giúp bạn tiến bộ tinh thần, bởi vì đường đạo càng trèo lên cao càng gặp nhiều chướng ngại. Chúng ta không nên tạo thêm nhiều chướng ngại trên đường mà nên cố gắng làm cho cuộc hành trình tầm đạo càng nhẹ nhàng càng tốt. Nhờ ăn chay, tất nhiên chúng ta tự giúp mình được yên tịnh, trầm lặng và hưởng được sự bình tâm tự tại; đó là mục đích của Phật Giáo. Thế nên hãy làm cho mình thanh tịnh không bị khởi dục bởi các món ăn kích thích. Cũng vì sống trên xương thịt của chúng sanh, tất nhiên chúng ta làm tăng trưởng tư tưởng sân hận trong bản thân, làm bành trướng ý tưởng vị kỷ, sống bám vào xương thịt của kẻ khác. Nói một cách khác, nhờ sống bằng thực vật, chúng ta làm giảm đi tính ích kỷ, chúng ta bớt sân si, sung mãn tình thương và thích phát huy nhân cách, vì mục đích của loài người là làm thăng hoa nhân phẩm. Chúng ta là người thành công chỉ khi nào nhân cách chúng ta được phát huy, chúng ta sẽ thất bại chỉ vì nhân cách chúng ta bị suy đồi. Vì thành công hay thất bại trong đời này được đo lường bằng sự thăng hoa hay suy đồi nhân cách. Không phải bao nhiêu tiền mà một người đó kiếm được mới gọi là thành công. Anh ta có thể kiếm được một triệu đô la mà vẫn là kẻ thất bại bởi vì anh ta đã đánh mất nhân cách của mình trong những mưu đồ tìm ra số tiền đó. Mặt khác, anh ta có thể đánh mất một triệu đô la mà vẫn là người thành công, vì anh ta phát huy tốt đẹp nhân cách của mình. Bởi vì nhân cách là tài sản cao quý nhất của một người. Tôi nhớ rất rõ khi tôi còn là đứa bé trai 8 tuổi sống trong tổ ấm gia đình, bất ngờ một con chim bồ câu ở đâu bay đến đậu vào tay tôi. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy con chim bồ câu rất dễ thương đã thuần hóa. Tôi vui mừng đi xuống lầu báo cho cha mẹ tôi biết con chim bồ câu đẹp đó, vì tôi không hề chờ đợi điều gì sắp xảy ra. Cha mẹ tôi bắt đầu phát lên nụ cười nham hiểm với ý nghĩ: “Đêm nay chúng ta sẽ có món mì ống bồ câu sốt cà ngon hết ý”. Tôi nào có biết, bởi vì đây chỉ là một ý tưởng thoáng qua trong tâm và tôi không phải là người đọc được tâm. Trong thời điểm này mẹ tôi nhanh chóng bắt con chim bồ câu nhận nó ngay vào trong nước làm chết nghẹt con vật yêu quý của tôi. Khi tôi chứng kiến kẻ sát hại con vật, tôi vô cùng hốt hoảng. Đây là một bằng chứng nữa tôi đã là phật tử trong kiếp trước. Nhưng đây là một bằng chứng đáng chú ý. Tôi quá kinh hoàng kẻ sát hại con chim bồ câu của tôi đến nỗi tôi muốn chết thay cho nó. Vì vậy tôi bắt đầu nhịn ăn. Tôi nói với cha mẹ rằng tôi không ăn uống gì nữa cả. Tôi nói: “Vì mẹ đã giết con chim bồ câu của con, con sẽ đổi mạng con cho nó”. Cha mẹ nghĩ tôi nói đùa và cho rằng đây là lời dọa của con nít, nhưng tôi quyết giữ lời. 

Một ngày trôi qua, tôi không ăn gì cả. Rồì ngày thứ hai, ngày thứ ba tôi không ăn gì cả dù tôi là trẻ em mới 8 tuổi Nhớ rằng trẻ em không sống lâu, nếu không ăn uống; trẻ em không phát triển được. Sau ba ngày, mẹ tôi phát điên lên vì bà nhận ra đã không tác động gì được đến tôi. Tôi bỏ thói quen trở về nhà sau giờ học để dùng bữa ăn trưa như những trẻ khác. Tôi thường chờ qua giờ nghỉ trưa rồi trở lại trường mà không ăn gì. Mẹ tôi ra hiệu bánh mua bánh sữa nóng, bánh ngọt, chờ tôi đi học về để cho tôi. Bà bắt đầu năn nỉ, giọng rất thương tâm, bảo tôi ăn đi những chiếc bánh sữa nóng còn trong bao giấy. Tôi nói: “Không đâu! Con sẽ không ăn gì cả. Mẹ đã giết con chim của con, con phải chết thôi”. Bà bắt đầu khóc kể rất đau khổ. Và lúc đó khi nghe mẹ tôi khóc tội nghiệp quá, lòng tôi trở nên mềm yếu. Lại nữa, bà đưa ra những chiếc bánh sữa nóng mà bản tính trẻ nít như tôi khó mà kháng cự được. Sau cùng tâm tôi đã tan dần vì lòng từ bi, vì thương mẹ và cũng vì cái bụng đói của tôi. Tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ đừng làm vậy nữa nhé !”. Mẹ tôi vui hứa: “Không! Mẹ sẽ không bao giờ tái diễn điều đó”. Và lần nữa tôi lặp lại: “Mẹ đừng bao giờ giết hại con vật nữa nhé”. Mẹ tôi trả lời: “Không đâu con, mẹ sẽ không bao giờ giết hại con vật nữa”. Mẹ tôi lặp lại lần thứ ba. Tôi nói: “Được rồi, mẹ đã hứa với con, con bỏ lỗi cho mẹ lần này”. Và rồi bà cho tôi những chiếc bánh sữa nóng, tôi bắt đầu ăn ngốn nghiến dữ dội... 

Trước khi Đức Phật xuất hiện, Ấn Độ là một nước có nhiều người ăn thịt. Sau đó, Đức Phật ra đời, vì lòng từ bi của Ngài, Ấn Độ là một quốc gia từ bỏ ăn thịt. Cho đến ngày hôm nay, dù là Phật Giáo đã rời khỏi Ấn Độ, người dân Ấn vẫn thực hành pháp ăn chay. Vậy thì Phật tử chúng ta sao lại không thể thực hành ăn chay như người Ấn Độ. Vua Asoka là vị Đại Hoàng Đế cũng đã trở thành người ăn chay khi Ngài được Phật Đạo chuyển hóa. Ngày xưa trước thời ASOKA, loài bò bị giết bán nhưng suốt thời đại ASOKA, giết bò được coi là một xúc phạm lớn đối với Thánh Thần. Đó là lý do ở Ấn Độ hôm nay, ai giết bò bị người Ấn Độ nhìn với con mắt căm ghét, vì họ coi bò như bà mẹ của họ. Khi ăn thịt, chúng ta phải nhai kỹ thức ăn. Người đó sống trường thọ là do ăn ít. Người nào ăn quá nhiều như vậy sẽ bị giảm thọ. Thức ăn cũng nên đơn giản. Hãy ngắm trẻ em mới sinh, chúng chỉ sống nhờ sữa. Nó mau lớn làm sao. Thế nên thức ăn cần giản dị để các hóa chất sinh lý trong nội tạng của chúng ta có thể phân tán những hợp chất thức ăn một cách an toàn không gây nguy hiểm. 

Tôi sung sướng vì đã xuất gia, được miễn đi bầu cử hay đóng thuế. Vậy nên khi một tội ác nào do nhà nước tạo ra, chẳng hạn như tuyên bố chiến tranh hay xử treo cổ tội nhân. Những sai trái này không trút lên vai tôi, vì tôi đã ở ngoài thế gian. Vì thế tôi không chia sẻ phần sai lầm nào do luật pháp hình thành. Quy luật nhân quả là quan tòa công minh nhất và sẽ xử tử bất cứ khi nào cần thiết. Con người chỉ là nhân vật xét xử tầm thường, có thể thường gặp sai lầm, và một khi con người vô tội bị treo cổ, người này không thể lấy mạng lại được, con người làm quan tòa thường xử sai lầm. Luật nhân quả mới không sai lầm và không bao giờ tạo nên lầm lỗi. Tội giết người thường bị vi phạm là do ảnh hưởng của dục vọng, và kẻ sát nhân không bao giờ chùn bước vì sợ tử hình. Từ đó tội tử hình nhằm làm thối chí tội ác không thàng công trong mục đích của nó nên tội tử hình cần dẹp bỏ. 

Đức Phật là người đứng gần ta sau cùng không hề tạo nên một ngoại lệ nào cho cluy luật nhân quả. Lầm lỗi là con người, tha thứ là thánh thần. Đức Phật dạy lòng bao dung tha thứ chớ không phải gieo oán kết thù. Mắt đổi mắt, răng đổi răng, mạng đổi mạng. Đó là quy luật của những người dã man kém văn minh. 

Trong nhà tù, kẻ sát nhân có thể phát triển thành một vị thánh. Vì vậy không cần phải giết anh ta. Chúng ta không nên giết những người đang đau khổ vì chứng ung thư thể xác. Tại sao chúng ta lại giết những tội nhân đó khi họ đang đau khổ vì ung thư tâm hồn. Chúng ta kỳ thị và cô lập kẻ ung thư tâm hồn–những tội nhân? Chúng ta hãy gởi họ ra côn đảo thật xa, nơi mà họ không thể làm nguy hại cho xã hội. Ở đó, họ có thể kiếm sống, họ không còn là gánh nặng cho xã hội và họ sẽ được cải tạo tốt đẹp. Hình phạt tử hình dập tắt tình thương và một khi tình thương không còn nữa thì hòa bình cũng đi luôn. Vì thế có chiến tranh. Thù oán đưa đến chiến tranh, tha thứ đưa đến hòa bình. Chúng ta hãy xóa bỏ án tứ hình để mãi mãi tận hưởng hòa bình thế giới. Có nhiều nước Thiên chúa giáo đã xóa bỏ án tử hình. Họ thấy họ có thể chuyển hóa một cách toàn hảo mà không cần có biện pháp tử hình. Vậy thì tại sao các nước Phật Giáo chúng ta lại không thực hiện được tương tự như vậy. Người ta luôn luôn có thói quen đổ lỗi cho ngưòi khác. Đây là bản tính của con người. Chẳng hạn người phụ trách treo cổ, anh ta không chịu trách nhiệm việc treo cổ cho con người. Vậy thì ai chịu trách nhiệm? Cai tù bảo tôi lấy dây, cai tù lại nói rằng anh ta không chịu trách nhiệm. Vậy thì ai? Tòa tối cao ra lệnh cho vị đó bị treo. Nếu chúng ta hỏi tòa tối cao, vị đó sẽ nói ngài không chịu trách nhiệm. Vậy thì ai? Những nhà làm luật! Nếu chúng ta hỏi những nhà làm luật, họ trả lời họ không chịu trách nhiệm. Những nhà làm luật trả lời: “Đó là bổn phận của chúng tôi để bảo vệ xã hội thoát khỏi bàn tay những kẻ sát nhân”. Tôi ứng phó nghiêm túc: “Nhưng chúng tôi còn có khả năng bảo vệ xã hội tốt đẹp nếu chúng tôi gởi tội nhân ra côn đảo. Và lúc đó họ giữ im lặng. Hãy nhớ rằng nếu vị toà tối cao độc nhất nào phải kéo sợi dây bằng chính bàn tay mình, chắc chắn ông ta không bao giờ tuyên án một tội nhân bị tử hình. Nhưng giản dị chỉ vì tòa tối cao có thể luôn luôn tìm thấy các ác quỷ đáng thương kéo dây treo cổ thay thế cho mình, còn vị quan tòa, ông ta dửng dưng lặng lẽ ngồi dựa lưng trên chiếc ghế bành êm ái với giọng nói hoàn toàn khác thường, phát âm câu nói đầy tàn ngược: “Hắn sẽ bị treo cổ cho đến khi chết”. Và sau khi tuyên đọc những lời nói khủng khiếp như vậy, quan tòa về nhà chơi quần vợt hay giải trí khác với vợ con, hoàn toàn không quan tâm hay suy nghĩ gì về hành động độc ác mà ông đã làm trong ngày hôm ấy.

Đến đây, nhờ quả lành vô lượng mà tất cả quý vị đã đạt được hôm nay do kiên trì lắng nghe bài Pháp khá dài này. Nguyện cầu tất cả quý vị hoàn thành viên mãn tinh thần Bất Bạo Động thù thắng mà Đức Thế Tôn đã từ bi khai thị. Cầu mong tất cả thính chúng sớm an tịnh tâm thức và chứng đắc Niết Bàn tối thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5290)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5465)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6676)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6672)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6164)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4892)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41563)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau