2. Bằng Cách Nào Tôi Trở Thành Phật Tử

02 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10248)
ĐỨC PHẬT
VÀ HÀO QUANG CHÂN LÝ
Dịch giả: TT Thích Giải Thông-Phỏng dịch theo bản tiếng Anh The light of truth
của Giảng sư LOKANATHA Do The Singapore Maha Bodhi School xuất bản


BẰNG CÁCH NÀO 
TÔI ĐÃ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ

Cách đây 25 năm, tôi còn là một tín hữu Thiên Chúa Giáo La Mã. Hôm nay tôi lại là một nhà sư “sứ giả NHƯ LAI”, một con người đầy nhiệt tình của Đức Phật, đang nỗ lực với ý hướng thiết lập Giáo Hội Tăng Già ở các nước phương Tây. Một quyển sách “Kinh Pháp Cú”, đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Nếu lúc đó tôi không may mắn đọc quyển Kinh Pháp Cú này thì giờ đây tôi vẫn còn là một con chiên của Đạo Thiên Chúa (GIA TÔ LA MÃ GIÁO), Đức Phật như một hóa thân kỳ diệu qua bổn Kinh Pháp Cú, là vị Sứ Giả tối thượng, đã hoàn toàn chuyển hóa cuộc đời tôi. Hôm nay Đức Thế Tôn của chúng ta đã an nhập Chân Như Niết Bàn nhưng Giáo Pháp của Ngài vẫn sống mãi và chuyển hóa mãi trên thế gian này. 

Tôi sinh ra ở nước Ý, lớn lên và học hành ở Mỹ (New York) theo học phân khoa nghệ thuật và khoa học nhưng đặc biệt chuyên về ngành Hóa. Tốt nghiệp văn bằng Cử nhân khoa học–hóa chất, kiến thức khoa học của tôi khởi sự đối kháng với các quan điểm mê mờ lỗi thời của Thiên Chúa Giáo La Mã trước kia và lập tức các kiến giải khoa học đã có phần lấn lướt hơn, và tri thức Thiên Chúa Giáo LA MÃ bắt đầu nhường bước. Dần dần Phật Đạo của tôi đứng vững là một tôn giáo khoa học dù tôi vẫn giữ một lòng quý kính Đức Chúa Jésus và Thánh Francis-Assisi. 

Một hôm, khi còn ở Mỹ, trong lúc đang rộn ràng tham gia công trình phân tích tại phòng thí nghiệm của một xường công nghiệp nặng thì một người bạn đồng nghiệp đến đặt vào tay tôi một tập sách dày bao gồm một quyển Kinh Pháp Cú do Giáo Sư Max. Muller dịch và cuốn “Cuộc đời của Đức Phật” do Asvaghosa dịch. Người bạn của tôi đọc xong tập sách đó vẫn là tín đồ Thiên chúa, còn tôi đọc xong quyển sách, tôi trở thành một Phật tử. 

Ngay từ đầu tôi đã có ý đi tìm một tôn giáo khoa học, sau cùng, đây là điều tôi mong muốn. Phật Giáo đáp ứng được nhu cầu bức thiết lâu dài. Tôi đã trở thành một Phật tử, lòng đầy khát vọng, tôi bắt đầu đọc tất cả các loại sách về Phật Giáo. Tôi giống như một lữ khách đi trên sa mạc nóng khát, sau cùng tìm thấy được một ao sen và uống một cách say mê những ngụm nước tươi mát vào tận nội tạng của mình. 

Đức Phật đã hóa giải mọi nghi vấn đầy hoang mang của tôi trước kia. Tâm tôi trở nên thuần tịnh nhờ Giáo Pháp của Ngài. Tôi cảm nhận như toàn bộ thế giới đang bừng cháy. Tôi cảm thấy như mình đang sống trong ngôi nhà lửa. Đức Phật quả đã dạy: “Tất cả đang bừng cháy”. Mắt đang bừng cháy, tai đang bừng cháy. Cháy với gì? Đang bừng cháy với ngọn lửa tham, sân, si, già, bệnh, chết, phiền não, kêu ca, sầu muộn, đau khổ và tuyệt vọng. 

Bằng chánh niệm và tỉnh giác, tôi đã hoàn toàn tin vào lời dạy của Đức Phật, vì vậy tôi quyết định xuất gia, tôi qua Ấn Độ và về sau thọ giới tại Miến Điện. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7699)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13030)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13140)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8931)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7624)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11604)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5477)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11017)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14741)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6549)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.