2. Bằng Cách Nào Tôi Trở Thành Phật Tử

02 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10231)
ĐỨC PHẬT
VÀ HÀO QUANG CHÂN LÝ
Dịch giả: TT Thích Giải Thông-Phỏng dịch theo bản tiếng Anh The light of truth
của Giảng sư LOKANATHA Do The Singapore Maha Bodhi School xuất bản


BẰNG CÁCH NÀO 
TÔI ĐÃ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ

Cách đây 25 năm, tôi còn là một tín hữu Thiên Chúa Giáo La Mã. Hôm nay tôi lại là một nhà sư “sứ giả NHƯ LAI”, một con người đầy nhiệt tình của Đức Phật, đang nỗ lực với ý hướng thiết lập Giáo Hội Tăng Già ở các nước phương Tây. Một quyển sách “Kinh Pháp Cú”, đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Nếu lúc đó tôi không may mắn đọc quyển Kinh Pháp Cú này thì giờ đây tôi vẫn còn là một con chiên của Đạo Thiên Chúa (GIA TÔ LA MÃ GIÁO), Đức Phật như một hóa thân kỳ diệu qua bổn Kinh Pháp Cú, là vị Sứ Giả tối thượng, đã hoàn toàn chuyển hóa cuộc đời tôi. Hôm nay Đức Thế Tôn của chúng ta đã an nhập Chân Như Niết Bàn nhưng Giáo Pháp của Ngài vẫn sống mãi và chuyển hóa mãi trên thế gian này. 

Tôi sinh ra ở nước Ý, lớn lên và học hành ở Mỹ (New York) theo học phân khoa nghệ thuật và khoa học nhưng đặc biệt chuyên về ngành Hóa. Tốt nghiệp văn bằng Cử nhân khoa học–hóa chất, kiến thức khoa học của tôi khởi sự đối kháng với các quan điểm mê mờ lỗi thời của Thiên Chúa Giáo La Mã trước kia và lập tức các kiến giải khoa học đã có phần lấn lướt hơn, và tri thức Thiên Chúa Giáo LA MÃ bắt đầu nhường bước. Dần dần Phật Đạo của tôi đứng vững là một tôn giáo khoa học dù tôi vẫn giữ một lòng quý kính Đức Chúa Jésus và Thánh Francis-Assisi. 

Một hôm, khi còn ở Mỹ, trong lúc đang rộn ràng tham gia công trình phân tích tại phòng thí nghiệm của một xường công nghiệp nặng thì một người bạn đồng nghiệp đến đặt vào tay tôi một tập sách dày bao gồm một quyển Kinh Pháp Cú do Giáo Sư Max. Muller dịch và cuốn “Cuộc đời của Đức Phật” do Asvaghosa dịch. Người bạn của tôi đọc xong tập sách đó vẫn là tín đồ Thiên chúa, còn tôi đọc xong quyển sách, tôi trở thành một Phật tử. 

Ngay từ đầu tôi đã có ý đi tìm một tôn giáo khoa học, sau cùng, đây là điều tôi mong muốn. Phật Giáo đáp ứng được nhu cầu bức thiết lâu dài. Tôi đã trở thành một Phật tử, lòng đầy khát vọng, tôi bắt đầu đọc tất cả các loại sách về Phật Giáo. Tôi giống như một lữ khách đi trên sa mạc nóng khát, sau cùng tìm thấy được một ao sen và uống một cách say mê những ngụm nước tươi mát vào tận nội tạng của mình. 

Đức Phật đã hóa giải mọi nghi vấn đầy hoang mang của tôi trước kia. Tâm tôi trở nên thuần tịnh nhờ Giáo Pháp của Ngài. Tôi cảm nhận như toàn bộ thế giới đang bừng cháy. Tôi cảm thấy như mình đang sống trong ngôi nhà lửa. Đức Phật quả đã dạy: “Tất cả đang bừng cháy”. Mắt đang bừng cháy, tai đang bừng cháy. Cháy với gì? Đang bừng cháy với ngọn lửa tham, sân, si, già, bệnh, chết, phiền não, kêu ca, sầu muộn, đau khổ và tuyệt vọng. 

Bằng chánh niệm và tỉnh giác, tôi đã hoàn toàn tin vào lời dạy của Đức Phật, vì vậy tôi quyết định xuất gia, tôi qua Ấn Độ và về sau thọ giới tại Miến Điện. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5289)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5459)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6676)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6671)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6164)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4892)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41560)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau