Kinh Bát Nhã Toát Yếu: Dịch Bản

31 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 10558)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997

Khóa Thứ Mười Hai
KINH KIM CANG 

Dịch nghĩa và lược giải

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ hán 

Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải 

 

NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ nhất) 

Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ. 

Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "Này Xá Lợi Tử ! Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chẳng khác với "không" chẳng khác với năm uẩn; năm uẩn tức là "không", "không" tức là năm uẩn. 

Này Xá Lợi Tử ! "Tướng không" (Bát Nhã) của các pháp đây, nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 

Bởi thế nên, trong "Tướng không" (Bát Nhã) này, không có năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có Sáu căn là: nhãn ,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có Sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có Sáu thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tũ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; 

Không có mười hai nhơn duyên; nghĩa là không có "vô minh" và cũng không có "hết vô minh"; cho đến không có "Lão tử" và cũng không có "hết Lão tử"; 

Không có Tứ đế là: khổ, tập, diệt, đạo; cũng không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (dắc). Tóm lại, không có "đặng" cái gì cả. 

Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà xa lìa được cá mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được rốt ráo Niết bàn. 

Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà đặng đạo Vô thượng Bồ Đề. 

Vì Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy, không hư dối, nên gọi là thần chú Bát Nhã Ba La Mật; cũng gị là "chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 

Ngài Quán tự tại Bồ Tát liền nói Thần chú Bát Nhã: "Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 

***

BÁT NHÃ TÂM KINH
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải 

NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ hai) 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 

Sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thấy các pháp đều là Bát Nhã (không), nên không còn các khổ. 

Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "này Xá Lợi Tử ! các pháp chẳng khác với Bát Nhã (không), Bát Nhã chẳng khác với các Pháp; các Pháp tức là Bát Nhã (không), Bát Nhã tức là các Pháp. 

Này Xá Lợi Tử ! Bát Nhã (tướng không) là tánh của các Pháp. Nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 

Bởi thế nên trong Bát Nhã (không), không có các Pháp thế gian như: Năm uẩn (sác, thọ, tưởng, hành, thức), sáu căn (nhãn,nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý), sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứ và ý thức). 

Và trong Bát Nhã, cũng không có các Pháp xuất thế gian như: Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo), Mười hai nhơn duyên (không có vô minh và vô minh tận; không có Lão tử và Lão tử tận), không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (dắc). Tóm lại, trong Bát Nhã không có cái gì cả. 

Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà xa lìa được các mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được đạo quả Niết bàn. 

Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà đặng đạo vô thượng Bồ Đề. 

Vì Trí huệ Bát Nhã có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy không hư dối, nên cũng gọi là Thần chú Bát Nhã, cũng gọi là chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 

Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, liền nói thần chú Bát Nhã: 

"Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba La Tăng Yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5325)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5503)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6703)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6735)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6244)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4953)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41621)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau