Thay Lời Tựa

23 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 14881)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 6: TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

THAY LỜI TỰA 

Giữa cơn nắng hạn lại gặp mưa phùn, dang lúc ly loạn, lòng người đau khổ, lại được cam lồ pháp vị làm cho tâm hồn người bớt sự dau khổ, thì còn may mắn gì hơn! 

Chúng tôi là cư sĩ của Phật học đường Nam Việt tại chùa An Quang, không biết có phúc duyên gì, mặc dầu sinh trong đời Mạt pháp, mà vẫn gặp Chánh pháp của Phật Đà. Trên ba năm nay, chúng tôi thường đến Phật học đường Nam Việt học hỏi về giáo lý với quý vị Pháp sư. Càng học thấy càng hay; như người ăn mía: càng nhai lại càng ngọt. Sau xưa với đạo vị, mà quên bớt những sự đau khổ giữa lúc loạn ly. 

Càng học lại thấy giáo lý càng thâm cao. Quý hóa thay! Năm nay chúng tôi được ngài Thích thiện hoa,, trưởng ban hoằng pháp Phật giáo Nam Việt, kiêm Đốc giáo Phật học đường Nam Việt ban cho một vật báo vô giá: giảng về đại cương kinh Lăng Nghiêm. Hay làm sao! Và thú vị làm sao! Chúng tôi không thể miêu tả ra hết được. 

Chúng tôi thường nghe nói: Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh Đại Thừa, vừa quý giá nhứt, mà cũng vừa cao siêu nhứt. Trước đây thỉnh thoảng chúng tôi cũng có thỉnh những bản của các nhà dịch khác để xem, nhưng khó hiểu quá! Ngoài cái khó về văn chương và danh từ triết lý chuyên môn lại còn nghĩa lý rộng sâu như biển, thật khó nắm lấy đại cương! 

Hôm nay được nghe giảng Đại cương, thật chẳng khác nào bầu thế giới bao la, mà được thâu vào một bản đồ nhỏ hẹp, rất dễ ngắm xem. 

Chúng tôi được nghe lời Phật dạy: 

"Người chưa được độ mà muốn độ người đó là tâm Bồ tát; người đã được giác ngộ, rồi đem ra khai sáng cho người khác là hạnh của Như lai". 

Chúng tôi tự nghĩ rằng: "Mình đã là con của Phật, phải học theo hạnh Bồ tát: Mỗi khi được điều lợi gì, thì phải đều chia xớt cho mọi người". 

Nghĩ thế, nên chúng tôi yêu cầu Thầy Đốc giáo Phật học đường Nam Việt viết lại thành bài, và chung cùng nhau in ra phát hành; trong số đó, có ấn tống 1000 quyển (khi lần thứ nhất). 

Như thế, trước để đền đáp Hồng ân của Tam bảo, và công trình giáo huấn của chư Tăng, sao mong cho mỗi người đọc hiểu, đều ngộ được chân tâm của mình, cùng chúng tôi đồng tu đồng chứng. 

Mong thay! Vui lắm thay! 

Chợ Lớn ngày 15 tháng 1 năm At Mùi (1955) 
T.M Cư Sĩ Phật Học Đường Nam Việt 

Phật Tử MINH PHÚC
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5325)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5504)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6703)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6735)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6244)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4953)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41621)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau