Đảnh Lễ Chúng Tăng

30 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 8845)

ĐẢNH LỄ CHÚNG TĂNG 
Quảng Tánh

danh_le_tam_baoSau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật. Kính lễ Phật là đương nhiên vì Ngài là bậc Giác ngộ, phước trí vẹn toàn. Kính lễ Pháp là tất nhiên vì đó là những lời dạy vàng ngọc của Phật. Nhưng kính lễ Tăng một cách như nhiên thì không phải ai cũng làm được bởi nhiều lẽ khác nhau.

Vấn đề ở chỗ cần phân biệt giữa Tăng (Sangha, Tăng-già) và cá nhân một vị Tỳ-kheo. Tăng hay chúng Tăng là một đoàn thể gồm ít nhất bốn vị Tỳ-kheo trở lên, sống chung hòa hợp và thanh tịnh. Một hay hai hoặc ba vị Tỳ-kheo dù giới đức, phạm hạnh đến mấy thì không phải chúng Tăng. Đông nhiều các vị Tỳ-kheo mà không hòa hợp và thanh tịnh thì cũng không phải là chúng Tăng. Cho nên, chúng Tăng thì luôn luôn thanh tịnh, tốt đẹp nhưng vị Tỳ-kheo thì có thể thế này hay thế khác. Do vậy, khi đảnh lễ chúng ta luôn quán niệm là lễ lạy chúng Tăng, mà chúng Tăng thì luôn thanh tịnh trang nghiêm nên thành tựu vô lượng phước đức. Đức Thế Tôn đã dạy, “nên suy nghĩ mười một pháp, sau mới lễ chúng Tăng” như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn tu hành lễ chúng Tăng, nên suy nghĩ mười một pháp, sau mới lễ chúng Tăng. Thế nào là mười một? Chúng của Như Lai thành tựu Chánh pháp; Thánh chúng của Như Lai trên dưới hòa hợp; Thánh chúng của Như Lai thành tựu các pháp; Thánh chúng của Như Lai thành tựu giới; Thánh chúng của Như Lai thành tựu chánh định; Thánh chúng của Như Lai thành tựu trí tuệ; Thánh chúng của Như Lai thành tựu tuệ giải thoát; Thánh chúng của Như Lai thành tựu giải thoát tri kiến; Thánh chúng của Như Lai hay hộ trì Tam bảo; Thánh chúng của Như Lai hay hàng phục ngoại đạo dị học; Thánh chúng của Như Lai là bạn tốt, ruộng phước cho tất cả chúng sanh.

- Thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ chúng Tăng, nên tư duy về mười một pháp này, được phước lâu dài vô lượng. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các hàng Tỳ-kheo, Trời, Rồng, Quỷ thần, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Trời Ma-hưu-lặc và Người nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Lễ Tam bảo,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.478)
Một người Phật tử bình thường, có cảm tình tốt đẹp với các vị Tỳ-kheo, Phật dạy “muốn lễ chúng Tăng, nên tư duy về mười một pháp này”. Trong trường hợp một số ít Phật tử, chưa có hoặc không có cảm tình tốt đẹp với các vị Tỳ-kheo, thiết nghĩ “nên tư duy về mười một pháp này” sâu sắc và bền bỉ hơn. Phật cũng không “bênh” các đệ tử xuất gia và cũng không “ép” các đệ tử tại gia của Ngài trong việc kính lễ này. Các pháp vốn như vậy! Chúng Tăng thì hòa hợp và thanh tịnh nên kính lễ Tăng-già thì phước đức vô lượng.

Thế nên, luôn tư duy và nuôi dưỡng ý niệm kính lễ Tăng bảo chứ không hẳn là lạy lục cá nhân một vị Tỳ-kheo. Nhờ quán niệm như vậy nên mình luôn kính lễ chúng Tăng một cách nhiệt thành mà lòng không một mảy may phân biệt, xét đoán. Và cho dù, trên con đường học đạo, chúng ta có nghe hoặc từng gặp một vài vị Tỳ-kheo chưa xứng danh, mình vẫn vẹn nguyên lòng tin tưởng và kính trọng với Tăng bảo.

Nhờ “tư duy về mười một pháp này” mà hàng Phật tử, cũng như Tăng Ni luôn tin tưởng vào chúng Tăng, một lòng hướng về Tăng-già để trọn đời quy mạng. Nhờ đó, công đức và phước báo của mình ngày một đong đầy. Đó là chánh tư duy. Dẫu cho có những vị Tỳ-kheo danh chưa xứng với thực, dẫu cho có những người giả làm Tỳ-kheo để trà trộn vào Tăng đoàn với ý đồ riêng thì niềm tin thanh tịnh của chúng ta vào Tăng-già vẫn bất hoại, kiên cố như kim cương, không bao giờ thay đổi.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6490)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12070)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5776)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13669)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6366)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7620)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7804)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50068)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7187)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9621)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.