Quy Y Tam Bảo

19 Tháng Mười 201100:00(Xem: 22501)

Ý NGHĨA QUY Y TAM BẢO
Barbara O'Brien
Tâm An dịch

Trở thành một Phật tử là trở về nương tựa Tam Bảo, cũng gọi là ba nơi quý báu. Đó là Phật, Pháp và Tăng.

Lễ Quy Y chính mà tiếng Pali gọi là Ti Samana Gamana, hay nương tựa ba pháp được cử hành hầu như trong các trường phái Phật giáo. Tuy nhiên, bất kỳ người nào thật lòng muốn sống theo lời Phật dạy thì có thể thành tâm đọc những lời:

Con về nương tựa Phật
Con về nương tựa Pháp
Con về nương tựa Tăng.

Trong tiếng Anh thuật ngữ “nương tựa”(refuge) dùng để chỉ cho một sự che chở và bảo vệ những điều nguy hiểm. Cái gì là nguy hiểm, chúng ta tìm một nơi nương tựa tránh những dục thú vốn hiện hữu và phản ứng quanh chúng ta. Những cảm xúc đau khổ và tuyệt vọng, sự sợ hãi về cái chết. Chúng ta tìm một nơi nương tựa thoát khỏi bánh xe Luân hồi.

Quay về Nương tựa

Ý nghĩa nương tựa hay còn gọi là quy y trong ba pháp quý báu được giải thích khác nhau trong các trường Phái Phật giáo. Theo Thầy Bodhi một vị thầy của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng: “Lời Phật dạy có thể khái quát như các loại kiến trúc của căn hộ bao gồm móng, nền, cầu thang và mái che. Cũng như kiến trúc khác nhau của tòa nhà, Phật pháp cũng có một cánh cửa, và để bước vào trong căn nhà chúng ta bắt buộc phải đi qua cánh cửa này. Cửa ngõ bước vào ngôi nhà Phật pháp chính là quay về nương tựa ba ngôi quý báu, bao gồm Phật là vị thầy đã giác ngộ viên mãn, Pháp là chân lý do đức Phật dạy, và Tăng là cộng đồng sống phạm hạnh theo lời Phật dạy. 

Trong sách “Con Đường Thiền Tông” Thiền sư Robert Aitken đã viết: “Quay về nương tựa Tam Bảo là lời phát nguyện mạnh mẽ hơn là sự cầu nguyện. Gốc tiếng Pali của ba dòng quay về nương tựa, dịch sang nghĩa đen, đọc là: “Tôi cam đoan sẽ tìm thấy ngôi nhà của chính mình trong đức Phật, trong Phật pháp và trong Tăng thân. Mối tương quan gắn kết ngôi nhà của tôi trong Phật, Pháp, Tăng có thể giúp tôi thoát khỏi những hành xử vô minh và nhận ra chân tâm của chính mình. 

Không có gì là bí ẩn

Quay về nương tựa sẽ không phải là sự khẩn cầu một đấng siêu nhiên đến và cứu rỗi chúng ta. Sức mạnh của lời phát nguyện phát xuất từ sự chân thành và thành kính. Robert Thurman một Phật tử Tây Tạng đồng thời là giáo sư hiện đang giảng dạy về khoa Phật giáo Tây Tạng tại trường Đại Học Columbia cũng phát biểu: 
“Nên nhớ rằng sự tỉnh thức, giải thoát khỏi khổ đau, sự cứu vớt linh hồn. Dù là sự giải thoát, chứng ngộ viên mãn, Phật tánh, tất cả đều đến từ sự hiểu biết chân chính của bạn, sự thấu triệt bản chất của mọi sự vật cũng xuất phát từ bạn mà ra. Nó không đến từ sự ban phước của người khác, hay phép mầu của đấng siêu nhiên nào, hoặc từ sự tuyên truyền, hay từ hội viên của một tổ chức. 
Hòa thượng Thánh Nghiêm cũng nói: “Ý nghĩa xác thực của Tam Bảo, điều cốt yếu là không phải đến bên ngoài mà đó chính là sự giác ngộ tánh Phật vốn có sẵn bên trong con người của bạn”.
“Quy y Phật, chúng ta chuyển hóa sự sân hận thành từ bi; quy y Pháp chúng ta học chuyển hóa vô minh thành trí tuệ, quy y Tăng chúng ta học chuyển hóa sự tham lam thành sự rộng lượng.” 

Quy y Phật

Khi nhắc đến đức Phật chúng ta thường nghĩ về đức Phật lịch sử , một người sống cách đây hơn 26 thế kỷ và những lời dạy căn bản của ngài. Thế nhưng đức Phật từng dạy cho đệ tử của mình, ngài không phải đấng toàn năng mà chỉ là một con người bình thường như bao con người khác. Như vậy, chúng ta nương tựa những gì ở ngài ?
Thầy Bodhi viết rằng quy y Phật không đơn thuần chỉ là quy y tính cá biệt vững chắc… khi chúng ta trở về nương tựa Phật, là thường xuyên nhớ đến ngài như là hiện thân tối cao của những tinh thần đạo đức, tình thương và trí tuệ. Ngài là bậc thầy vô song, người hướng dẫn chúng ta thoát khỏi biển luân hồi đầy nguy hiểm. 

Trong Phật giáo Đại Thừa, đức Phật có thể được chỉ cho đức Phật lịch sử, tên gọi của ngài đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật còn chỉ cho Phật tánh, là sự thuần khiết, bản chất tự nhiên không có điều kiện của vạn vật. Ngoài ra, Phật còn hàm nghĩa chỉ cho một con người tỉnh thức giác ngộ, Phật còn biểu hiện cho tinh thần giác ngộ hoàn toàn. 

Robert Thurman đề cập, chúng ta về nương tựa Phật như là hiện thân của một vị thầy tôn kính, chúng ta trở về với những lời dạy về hạnh phúc thực tại, những phương pháp đạt được hạnh phúc dù ở bất kỳ hình thức hay truyền thống tôn giáo nào. Dù bạn là tín đồ của Cơ Đốc giáo, hay mang tư tưởng chủ nghĩa nhân đạo, dù bạn là đạo Hin đu, đạo Xufi, hoặc Phật giáo, tất cả không thành vấn đề. Đức Phật là bậc thầy cho tất cả chúng ta, một người có thể chỉ cho chúng ta thấy được bản chất thực tại của vạn vật. Bạn cũng có thể gọi ngài là một khoa học gia, một bậc thầy tôn giáo.

Robert Aitken đề cập đến quy y Phật: “Đây là một sự ám chỉ, dĩ nhiên, đối với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một người giác Ngộ, nhưng ở phương diện nào đó nó có ý nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm tất cả nhân vật thần thoại có trước thời đức Phật Thích Ca, vốn nguyên mẫu của các vị thần có trong tích truyện của Phật giáo. Nó bao hàm tất cả các vị thầy vĩ đại của nhiều thế hệ… cũng có thể tất cả mọi người mà những người này đã thật sự nhận ra Phật tánh của họ như: Tất cả các tăng ni, Phật tử và đã thoát ly khỏi chi phối của sự sống và cái chết.
Trong một khía cạnh sâu xa hơn, tất cả chúng ta đều là Phật, chúng ta không nhận ra điều này, nhưng đó vẫn mãi là chân lý mà chúng ta không thể chối từ”

Quy y Pháp

Cũng như ý nghĩa chữ Phật, chữ “Pháp” cũng có một số ý nghĩa. Ví dụ như: nó chỉ cho giáo pháp do đức Phật giảng dạy, và cũng là quy luật nghiệp báo và tái sinh. Thỉnh thoảng nó dùng chỉ cho các nguyên tắc đạo đức, hay các yếu tố vật lý hoặc tâm lý. 

Theo Phật giáo Đại Thừa, chữ Dharma hoặc Dharmma trong ngôn ngữ Pali là một thuật ngữ chỉ cho các yếu tố tồn tại, hoặc các điều kiện tạm thời đã tạo hiện tượng nguyên nhân tạo nên sự sống. Theo Phật giáo Đại thừa, thuật ngữ này thỉnh thoảng dùng với nghĩa “hiện thân của thực tại” hoặc “hiện tượng”. Ý nghĩa này có thể tìm thấy trong Tâm kinh, một bộ kinh đề cập đến tính không của vạn pháp. 

Thầy Bodhi cho rằng có hai mức độ của Dharma. Một là chỉ lời dạy của đức Phật, như đã đề cập trong các kinh điển và một số bài giảng. Mặt khác là chỉ cho con đường mà Phật tử phải đi và mục tiêu đạt đến là Niết Bàn tối thượng.

Robert Thurman nói rằng, Pháp là bản chất thực tại của mỗi chúng ta, rằng chúng ta theo đuổi thông qua sự hiểu biết hoàn toàn, mở ra sự hoàn hảo. Pháp vì thế cũng bao gồm cả những hệ thống nghệ thuật, khoa học những điều cho phép chúng ta tìm chân tâm của chính mình. Thông qua phương diện hành trì, Pháp sẽ khai mở cho chúng ta, theo những lời Phật dạy, là những phương tiện thực thi trong đời sống, trong sự thực tập của chúng ta, và trong các trách nhiệm, ứng xử trong nghệ thuật sống, đây cũng chính là Pháp.

Học Phật pháp, là một định nghĩa của Dharma, đây là ý nghĩa quan trọng, nhưng quy y Pháp hàm nghĩa có lòng tin hơn là chấp nhận Phật pháp. Đó chính là niềm tin tưởng thông qua phương diện hành trì Phật giáo, dù thiền định tinh chuyên hay tụng niệm chuyên cần. Pháp vẫn mãi là niềm tin vào sự chánh niệm, ngay bây giờ, ở đây, không đặt niềm tin ở một nơi nào xa xăm.

Quy y Tăng

Tăng là một từ hàm chứa nhiều ý nghĩa. Trong đó nghĩa quan trọng nhất là chỉ cho các tổ chức cộng đồng trong tu viện, hay những tổ chức của Phật giáo. Tuy nhiên, Pháp cũng được sử dụng một cách tương tự như Cơ Đốc Phương Tây dùng là “Giáo hội”. Một tăng đoàn có thể là một nhóm đặc thù là đệ tử Phật, là Phật tử hay tu sĩ, những người cùng nhau tu học, hoặc nó hàm nghĩa tất cả tín đồ đạo Phật dù ở nơi đâu.

Tầm quan trọng của Tăng đoàn được đánh giá cao. Sự cố gắng đạt được giác ngộ bằng nỗ lực cá nhân, và chỉ có chính mình mới giúp được bản thân thoát khỏi conđường chông gai trắc trở trong một chuyến hành trình đầy lầy lội. Thông qua tự giác và giác tha viên mãn, chúng ta sẽ đạt đến trình độ tiêu dần đi sự trói buộc của cái ta và sự tham lam ích kỷ.
Đặc biệt tại phương Tây, người ta đến với Phật giáo thường là họ bị tổn thương hay gặp rắc rối trong đời sống. Vì thế, họ đến với các trung tâm Phật pháp tìm cho những người đồng cảnh ngộ như họ. Ví như họ đang ôm giữ mối hận thù với một ai đó, họ nhất định làm tổn thương người đó. Trong trường hợp này những người bạn đồng tu cùng chia sẻ kinh nghiệm tu học để giúp đỡ họ trở lại bình tĩnh và thoát khỏi ám ảnh nỗi đau mà họ đang ôm giữ, và giúp họp chuyển hóa tha thứ cho kẻ thù của mình.
Sau cùng Chogyam Trungpa đề cập về ý nghĩa quy y Tăng. Tăng là một cộng đồng của những người, mà những người này sống đạo đức họ hành trình cùng bạn, nâng đỡ bạn bằng trí tuệ của họ. Tình bằng hữu bên trong Tăng đoàn là một tình bạn trong sáng, không có mong đợi, không có đòi hỏi.

Thông qua Quy y Tăng, chúng ta trở về nương tựa. Đây là con đường của chư Phật.


Tâm An dịch từ Taking Refuge: Becoming a Buddhist (The Meaning of Taking Refuge) của Barbara O'Brien.

 

Taking Refuge: Becoming a Buddhist
The Meaning of Taking Refuge
By Barbara O'Brien

To become a Buddhist is to take refuge in the Three Jewels, also called the Three Treasures. The Three Jewels are the Buddha, the Dharma, and the Sangha.

The formal ceremony of Ti Samana Gamana (Pali), or "taking the three refuges," is performed in nearly all schools of Buddhism. However, anyone who sincerely wants to follow the Buddha's path may begin that commitment by reciting these lines:

I take refuge in the Buddha.
I take refuge in the Dharma.
I take refuge in the Sangha.

The English word refuge refers to a place of shelter and protection from danger. What danger? We seek shelter from the passions that jerk us around, from feeling distressed and broken, from pain and suffering, from the fear of death. We seek shelter from the wheel of samsara, the cycle of death and rebirth.

Taking Refuge

The meaning of taking refuge in the Three Jewels is explained somewhat differently by the various schools of Buddhism. The Theravada teacher Bhikkhu Bodhi said,

"The Buddha's teaching can be thought of as a kind of building with its own distinct foundation, stories, stairs, and roof. Like any other building the teaching also has a door, and in order to enter it we have to enter through this door. The door of entrance to the teaching of the Buddha is the going for refuge to the Triple Gem — that is, to the Buddha as the fully enlightened teacher, to the Dhamma as the truth taught by him, and to the Sangha as the community of his noble disciples."

In his book Taking the Path of Zen, Zen teacher Robert Aitken wrote that taking refuge in the Three Jewels more of a vow than a prayer. The original Pali words of the three "I take refuge" lines, translated literally, read "I will undertake to find my home in the Buddha," and then the Dharma and Sangha. "The implication is that by finding my home in the Buddha, Dharma, and Sangha I can free myself from blind conditioning and realize true nature," Aitken writes.

No Magic

Taking the refuges will not summon supernatural spirits to come and save you. The power of the vow comes from your own sincerity and commitment. Robert Thurman, a Tibetan Buddhist and Professor of Indo-Tibetan Buddhist studies at Columbia University, said of the Three Jewels,

"Remember that awakening, freedom from suffering, salvation, if you will, liberation, omniscience, buddhahood, all come from your own understanding, your insight into your own reality. It cannot come just from the blessing of another, from some magical empowerment, from some sort of secret gimmick, or from membership in a group."

Ch'an Master Sheng-Yen said, "The genuine Three Jewels, in essence, are none other than the enlightened Buddha nature that is already inside you."

"Taking refuge in the Buddha, we learn to transform anger into compassion; taking refuge in the Dharma, we learn to transform delusion into wisdom; taking refuge in the Sangha, we learn to transform desire into generosity." (Red Pine, The Heart Sutra: The Womb of Buddhas, p. 132)

"I Take Refuge in the Buddha"

When we say "the Buddha" often we are speaking of the historical Buddha, the man who lived 26 centuries ago and whose teachings form the basis of Buddhism. But the Buddha taught his disciples that he was not a god, but a man. How can we take refuge in him?

Bikkhu Bodhi wrote that taking refuge in the Buddha is not merely taking refuge in his "concrete particularity. ... When we go for refuge to the Buddha we resort to him as the supreme embodiment of purity, wisdom and compassion, the peerless teacher who can guide us to safety out of the perilous ocean of samsara."

In Mahayana Buddhism, while "Buddha" may refer to the historical Buddha, called Shakyamuni Buddha, "Buddha" also refers to "Buddha-nature," the absolute, unconditioned nature of all things. While "Buddha" may be a person who has awakened to enlightnment, "Buddha" might also refer to enlightenment itself (bodhi).

Robert Thurman said we take refuge in the Buddha as the embodiment of teacher. "We turn to the teaching of the reality of bliss, the teaching of the method of achieving happiness in whatever form it comes to us, whether it comes as Christianity, whether it comes as humanism, whether it comes as Hinduism, Sufism, or Buddhism. The form doesn't matter. The teacher is Buddha to us, one who can point the way to our own reality for us. He could be a scientist; she could be a religious teacher."

Zen teacher Robert Aitken said of the First Jewel:

"This refers, of course, to Shakyamuni, the Enlightened One, but it also has a far broader meaning. It includes mythological personages who preceded Shakyamuni and dozens of archetypal figures in the Buddhist pantheon. It includes all the great teachers of our lineage ... but also everyone who has realized his or her nature -- all the monks, nuns, and lay people in Buddhist history who have shaken the tree of life and death.

"In a deeper and yet more ordinary dimension, all of us are Buddha. We haven't realized it yet, but that does not deny the fact."

"I Take Refuge in the Dharma"

Like "Buddha," the word Dharma can point to several meanings. For example, it refers to the Buddha's teachings, and also to the law of karma and rebirth. It is also sometimes used to refer to ethical rules and to mental objects or thoughts.

In Theravada Buddhism, dharma (or dhamma in Pali) is a term for the factors of existence, or the transitory conditions that cause phenomena to come into being. In Mahayana, the word is sometimes used to mean "manifestation of reality" or "phenomenon." This sense can be found in the Heart Sutra, which refers to the voidness or emptiness (shunyata) of all dharmas.

Bikkhu Bodhi said that there are two levels of dharma. One is the teaching of the Buddha, as expressed in the sutras and other articulated discourses. The other is the Buddhist path, and the goal, which is Nirvana.

Robert Thurman said,

"Dharma is our own reality that we seek to understand fully, to open to fully. Dharma, therefore, also consists of those methods and the teaching of those methods that are the arts and sciences which enable us to open ourselves. The practices that we do, which will open us, which follow those teachings, which implement them in our lives, in our practice, and in our performance, which deploy those arts-they are also Dharma."

Studying the Buddha's teachings -- one definition of dharma -- is important, but to take refuge in the Dharma is much more than just trust and acceptance of teachings. It's also trusting your practice of Buddhism, whether regular meditation and regular chanting. It's about trusting mindfulness, the present moment, right here, not putting faith in something far away.

"I Take Refuge in the Sangha"

Sangha is another word with multiple meanings. It most often refers to the monastic orders and the institutional bodies of Buddhism. However, it is also often used in a way similar to how some western Christians use "church." A sangha can be a particular group of Buddhists, lay or monastic, who practice together. Or, it can mean all Buddhists everywhere.

The importance of sangha cannot be overestimated. Trying to achieve enlightenment by yourself and only for yourself is like trying to walk uphill during a mudslide. Opening yourself to others, supporting and being supported, is critical to loosening the fetters of ego and selfishness.

Especially in the West, people who come to Buddhism very often do so because they are hurt and confused. So they go to a dharma center and find other people who are hurt and confused. Oddly, this seems to anger some people. They want to be the only ones who hurt; everyone else is supposed to be cool and pain-free and supportive.

The late Chogyam Trungpa said of taking refuge in the Sangha,

"The sangha is the community of people who have the perfect right to cut through your trips and feed you with their wisdom, as well as the perfect right to demonstrate their own neurosis and be seen through by you. The companionship within the sangha is a kind of clean friendship-—without expectation, without demand, but at the same time, fulfilling."

By taking refuge in the Sangha, we become the refuge. This is the path of the Buddhas.

Source: http://buddhism.about.com/od/takingrefuge/a/takingrefuge_2.htm

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn