Tu Đạo Thì Không Cầu Bên Ngoài

31 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 15225)

TU ĐẠO THÌ KHÔNG CẦU BÊN NGOÀI
Hòa Thượng Tuyên Hóa

ven_master2Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức, khiến chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát. Ai có thể dọn sạch tình cảm của mình để không còn lôi thôi nữa thì người đó chính là Bồ Tát. Bồ Tát thì không cười, cũng không khóc. Dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bồ Tát cũng đều tự tại, không câu thúc, không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Người học Phật nên phải dụng công phu ngay tại chỗ này.

Thiền Tông không lấy văn tự làm tông chỉ. Tại vì sao? Vì sợ rằng người sơ học chấp trước vào thể tướng của văn tự, rồi sanh ra pháp chấp. Phàm hễ có ngã chấp, pháp chấp thì đều không thể đạt đến tự tại. Con người vì bị phiền não, vọng tưởng áp bức thân tâm, cho nên phải nổi trôi trong dòng sanh tử, trồi lên hụp xuống trong bể khổ, vĩnh viễn không bao giờ ngưng dứt.

Quý vị nên tỉnh táo để hiểu rằng, đời người vô thường, quỷ vô thường sẽ đến tìm ta bất cứ lúc nào. Đến lúc bấy giờ thì "Vạn bang đái bất khứ, chỉ hữu nghiệp tùy hình," tất cả đem không được, chỉ có nghiệp theo mình. Chúng ta nên biết rằng đức Phật Thích Ca cũng phải nhập Niết Bàn, chớ đâu phải Ngài ở đời vĩnh viễn. Huống chi phàm phu tục tử như chúng ta lại càng phải đề cao cảnh giác! Thời gian không còn nhiều nữa, chúng ta nên mau mau nỗ lực tinh tấn, học tập Phật Pháp, như thế mới có thể thoát khỏi vòng sanh tử. Nếu như chúng ta không cố gắng dụng công, vậy chờ đến đại kiếp nào mới được thành tựu đây?

Mình nên hiểu được chút nào thì làm chút đó, đừng ham làm những chuyện xa rời thực tế. Chúng ta phải biết rằng: bánh vẽ không thể làm cho đỡ đói. Chúng ta hãy trở về bổn địa để chăm sóc ngôi nhà, kho báu vốn có của mình. Hà tất phải tìm kiếm ở bên ngoài? Tất cả đều ở trong tự tánh. Nếu không phải là mất nó thì là được nó! Không được không mất tức là tự tại. Không tăng không giảm, không đến không đi, ngay đây chính là nó. Bởi vậy chúng ta không cần phải tìm cầu ở đâu xa. Như Đại sư Vĩnh Gia đã nói trong Chứng Đạo Ca:

Tổn pháp tài, diệt công đức Mạc bất do tư tâm ý thức Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm Đốn nhập vô sanh tri kiến lực.

Nghĩa là:

Tốn pháp tài, dứt công đức Không gì hơn chỉ vì vọng thức Do vậy pháp thiền không dùng tâm Thoắt chứng vô sanh sáng trí huệ.

Khi chúng ta không dùng tâm ý thức, tức là chúng ta đã hòa hợp với đạo thành một. Vậy còn cái gì để mà phiền phức, hãy còn vấn đề gì nữa đây!

Giảng ngày 1 tháng 12 năm 1985


(Chùa Vạn Phật)


In Cultivation, One Need Not Seek Outside

Ven. Master Hsuan Hua

 

Whoever can subdue the eighteen realms of the six sense faculties, the six sense objects, and the six consciousnesses so that they don’t act up, is a Bodhisattva. Whoever can clean up his emotions so that they are no longer messy, is a Bodhisattva. Bodhisattvas neither cry nor laugh. They are free and at ease everywhere and all the time. They are not subject to any bounds, limitations, worries, obstructions, or afflictions. They are neither produced nor extinguished, neither defiled nor pure, and they neither increase nor diminish. Students of Buddhism should work to achieve this state.

The principle of the Chan Sect is not to establish words. Why? For fear that beginners might cling to the literary aspect and become attached to dharmas. As long as we are attached to the self or to dharmas, we are not free. Being physically and mentally oppressed by afflictions and false thoughts, we drift in birth and death, bobbing up and down in the sea of suffering endlessly.

We should wake up and realize that life is impermanent, and that the ghosts of impermanence may come for us at any time. When they come, we can’t bring anything along except our karma. Even Shakyamuni Buddha had to enter Nirvana and did not dwell in the world forever. How much the more should we ordinary people be alert to impermanence! There’s not much time left. We should hurry up and vigorously study the Buddhadharma in order to end birth and death. If we fail to work hard now, how many great eons will we have to wait before we succeed?

We should put however much we have learned into practice and not be unrealistic. We should know that drawing a picture of a pancake cannot satisfy our hunger. We should return to our native land and watch over our own home, which is a treasure trove. What need is there to look outside? Everything is included within our own nature. At the point where we no longer lose touch with it, then we have attained it. No loss and no attainment, that is freedom. Neither increasing nor diminishing, neither coming nor going, it is right here in front of us! And so we do not have to seek far. "The Song of Enlightenment" says, "Dharma wealth is lost, and merit and virtue destroyed, due to nothing other than the conscious mind. Through the door of Dhyana the mind is ended, and one suddenly enters the powerful, unproduced knowledge and insight." When we don’t use the conscious mind, we become one with the Way. Then what trouble or problems could there be?

A talk given on December 1, 1985





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5323)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5502)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6703)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6735)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6244)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4952)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41620)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau