Chân Như trong Phật Giáo Phát Triển và Thiền Tông

18 Tháng Năm 201721:03(Xem: 7315)

CHÂN NHƯ
TRONG PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN và THIỀN TÔNG
Hòa Thượng Thích Thông Triệt


ĐẠI CƯƠNG

Phương hướng thiết lập kinh, luận và sự tu tập của các nhà Phật Giáo Phát Triển và pháp thực hành của Thiền Tông, trên cơ bản vẫn dựa vào nhân cách Phật và lời dạy của Phật trong suốt 45 năm giáo hóa của Phật. Toàn bộ giáo pháp này đều được đặt trên lập trường giác thađối cơ. Tức là sau khi đạt được tự giác ngộ đến nơi rốt ráo, Phật quyết định độ sinh, gọi là giác ngộ người khác, tức giác tha. Phương pháp giác tha của Phật là tùy theo trình độ căn cơ của người đương nghe mà giảng dạy, gọi là đối cơ. Người có trình độ hiểu biết thấp, Phật giảng thấp. Người có trình độ cao, Phật giảng cao. Chinh vì chỗ đối cơ thuyết pháp này nên pháp của Phật rất thiết thực: không mơ hồ, không viển vông. không siêu hình. Phật muốn người nghe pháp hiểu rõ như thật, thấy như thật, biết như thật như Phật để rồi cũng có trí huệ như Phật. Sâu xa nhất là Phật muốn người nghe pháp của Phật cũng đạt được giác ngộgiải thoát như Ngài Về sau giáo pháp đó được kết tập thành tạng Kinh, một trong Tam Tạng thuộc hệ kinh Nguyên Thủy (Nikāyas hay A-Hàm). Thí dụ, pháp Vô ngã, Tam Pháp Ấn, Tứ Đế, Duyên Khởi, Tam Học, Bát Nhã, Không, Như thật, Như thật kiến, Như thật tri, Như thật tri kiến, vân vân...

Trong bài đọc thêm này, có những dụng ngữ: chân như, như thật, không, tánh không, chân không chân không diệu hữutuy là những dụng ngữ được thiết lập trong hệ kinh Bát Nhã hay các kinh khác thuộc hệ Phát Triển, và Luận của các nhà Phật giáo Phát Triển, nhưng những dụng ngữ đó vốn có liên hệ mật thiết hoặc đã xuất phát từ lời dạy của Phật trong hệ kinh Nikāyas hay A Hàm (Āgama), tức Phật giáo Nguyên Thủy. Điều này cho thấy, ngôn ngữ sáng tạo của các nhà Phật Giáo Phát Triển hay các vị Tổ sư Thiền vẫn không đi ra khỏi lời dạy của Phật. Lời dạy của Phật được so sánh như cây cổ thụ khổng lồ, ngôn ngữ sáng tạo của các nhà Phật giáo Phát Triển và Thiền Tông như cành lá sum sê. Không có cây cổ thụ, dứt khoát cành lá sum sê không có nơi để sanh sôi, nẩy nở. Vì thế, là những người đi sau, chúng ta cần có cái nhìn phù hợp với thực tế như thế để không bị “mang bệnh theo Tổ; quên Phật,” hoặc “mang bệnh theo Kinh Đại Thừa, chê hai kinh Tiểu Thừa” như những thế hệ đi trước.

Tóm lại, nền tảng của Phật Giáo Phát Triển vốn được xây dựng trên Phật Giáo Nguyẽn Thủy. Các vị rõ Phật giáo muốn khai triển tinh hoa hay cốt tủy lời dạy của Phật trong hệ Kinh Nguyẻn Thủy để người đời sau biết rõ phương hướng tu tập đến nơi cuối cùng mà không mất thời gian dài hàng chục năm. Đồng thời, tuy theo dấu chân Phật, các ngài xây dựng hướng đi mới: tự giácgiác tha. Trước hết mình phải có giác ngộ, sau đó mới liên tục đi giáo hóa người khác. Đó là Con Đường Bồ Tát theo quan điểm của những nhà xây dựng hệ thống kinh Bát Nhã Ba La Mật.

 

CHÂN NHƯ

MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu tư tưởng Bát Nhã, ngoài thuyết Không (Śūnyatāvāda) mà ta sẽ học, trước hết ta biết rõ dụng ngữ chân như. Theo lối sống thế gian, ngôn ngữphương tiện truyền thông của loài người, trong lúc đó theo lối sống tâm linh của Thiền, bước quan trọng cơ bản là người thực hành phải có kinh nghiệm “không ngôn ngữ,” hay “không lời” tức làm chủ tâm ngôn. Mức thấp nhất, Thiền gọi là “không theo vọng tưởng.” Mức rốt ráo, Thiền gọi là “thấy tánh” hay “về nguồn” hoặc “về nhà.”  Bởi vì vạn phước, tức toàn thể thế giới hiện tượng vốn “không tên.”  Không tên là “trạng thái như thế” (state of being such), hay “trạng thái chân thật của sự vật” (the true nature of things). Trong khởi thủy, trạng thái của sự vật vốn không tên, trong hiện tại chúng cũng không tên.  Cho đến vô cùng tận thời gian về sau, chúng cũng không tên. Không tên là chân tánh của toàn thể thể giới hiện tượng. Tuy nhiên, chúng sở dĩ có tên là do loài người qui ước dán nhãn hay đặt tên hoặc gắn tên vào chúng.

Tóm lại, không tên là chân tánh thường hằng bất biến của thế giới hiện tượng. Thông thường nó được gọi bằng từ “tathatā," có nghĩa “như thế, như vậy, trong cách như thế đó” (suchness thusness, in that manner, in-that-wayness). Nếu thực sư đạt được trạng thái “như thế” của thế giới hiện tượng vững chắc, ta liền nhận rõ tinh túy hiện tượng thế gian, tức pháp giới tính (dharmatā-dhātu: essence of phenomenal world). Có nghĩa nhận rõ chân tính hiện hữu của toàn thể hiện tượng (the real nature of all phenomenal existence)Chân như hay tính túy thuần nhất (the essential unity) bao trùm tất cả hiện tượngChân như. Ngay đó, xem như ta nhận ra đầu mối đưa ta đến nơi tối hậu của đường tâm linh bắt đầu từ điểm nào.

Như vậy, “về nguồn” tức là trở về chỗ “không tên” của vạn pháp. Chỗ không tên này chính là chỗ “như thể-tathatā” -  tinh túy của hiện tượng. Câc nhà Phật giáo Phát Triển Trung Hoa gọi là “Như,” “Như vậy,” “Như thế” hay “Chân Như.” Nó là thực tướngkhông tướng của hiện tượng. Cái “Như” này chỉ có nhận thức không lời của trí huệ Bát Nhã mới nhận ra được, còn trí năng hay ý thức hoặc ý căn không thể nào nhận ra. Chỉ vì trí năng là thứ trí biện luận, ý thức là luôn luôn phân biệt, còn ý căn thì luôn luôn suy nghĩ tính toán. Cả 3 nhóm đó luôn luôn dựa trên đổi tượng và trên lời. Không có đối tượng, không có lời chúng không thể lập thành khái niệm. Còn trí Bát Nhã là thứ trí không có khái niệm, không có ngôn ngữ, không hình thành trên khái niệm tư duy hiện luận hay trên suy nghĩ tính toán. Nếu thực sự đạt được trạng thái “không Iời” vững chắc, ta sẽ tự nhận ra trạng thái “Như” của hiện tượng như thế nào. Ngay lúc đó tâm cùng cảnh đều có chung trạng thái yên lặng như nhau. Đây là chỗ tâm như, cảnh như. Tâm và cảnh không tương tác qua lại. Cảnh như thế, tâm cũng như thế. Cả hai đều “không lời.” Thiền tông gọi là “Nhất Như.” Cho nên, phiền nãotranh chấp không thể nào có mặt trong “tâm như.”

Nội tại

Ta đã biết trong hệ kinh Bát Nhã Ba La Mật mô tả Như, Như vậy hay Chân như (Tathatà) vốn nội tại Đối với trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, tức là Chân Như hay Như hoặc Như vậy không thể nào nội tại trong trí năng hay trong ý thức. Nói rõ hơn: nội tại có nghĩa đương ở bên trong, đương hiện hữu, đương xảy ra, hay đương có mặt bên trong tâm hay bên trong nhận thức của ta mà không cần tác dụng (effect) bên ngoài tâm hay nhận thức nữa. (Tất nhiên, khi chưa nội tại, ta cần phải dụng công theo nguyên tắc nào đó để đối tượng trở thành một năng lực bẩm sinh (innate energy) bên trong nhận thức.)

Chướng ngại

Do đó, bao lâu chủ thể “Ta” còn xuất hiện trong tiến trình nhận thức, ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm được Chân như hay Như vậy. Vì vậy, Như, Như vậy hay Chân như không do suy luận, không do làm ra, cũng không do biết bằng bằng chứng trục tiếp mà do nhận thức không lời, trong đó không có tự ngã. Đây là trạng thái tự nhận thức thuần nhất đã xuất hiện trong tâm. trong tiến trình này mỗi nhận thức đều không có người nhận thức và cái nhận thức, chỉ có nhận thức không lời có mặt. 

 Đây là ý nghĩa Chân như nội tại trong trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật. Tuy nhiên, trước khi Chân Như nội tại trong trí tuệ Bát Nhã, ta phải bắt đầu dụng công theo những kỹ thuật liên hệ đến trạng thái "như" hay "như vậy." Cho đến khi nào nhận thức không lời trở thành một năng lực vững chắc, bấy giờ chân như mới hoàn toàn hiện hữu trước "mắt tâm." Thuật ngữ gọi trạng thái này là "chứng ngộ"

Ý nghĩa Như, Như vậy hay chân nhưthực tại tuyệt đối từ bên trong thế giới hiện tượng mà với mắt thường không thể trông thấy nó. Ngôn ngữ thế gian không thể diễn tả hết ý nghĩa của nó, nhưng vì muốn cho rõ nghĩa, hệ kinh Bát Nhã phải tạm dùng ngôn ngữ để diễn tả. Tại sao ? Vì Chân Như là cái "chân thật như vậy." Nó không hình dáng, không thuộc tính, không màu sắc, không có đường nét gì để ta nhận ra nó bằng mắt thường hay bằng trí năng suy luận hoặc bằng tư duy biện luận hoặc bằng ý thức phân biệt. Nó ngoài phạm vi luận lý theo cách nhìn trong thế gian.

Hệ kinh Bát Nhã Ba La Mật mô tả nó như là: "không hai tướng," "không biến đổi," "không biến dịch," "không phân biệt," “không phân đôi," "không có đến, không có đi, vì nó vốn vô sinh; "không chỗ trụ;" "không làm ra;" "không quá khứ, không hiện tại, không vị lai;" "không sắc tướng sai biệt;" "trong thế giới hiện tượng không có nó, nhưng nó vẫn xuất hiện như là những, thưc tại khác; có thể được định danh, được định nghĩa và được phân biệt, mặc dù như thế nó không còn là chân như hay "như" hoặc "như vậy" nữa."

Bởi vì ngay khi nói về chân như, nó không còn là chân như nữa. Lý do đơn giản nhất vì nó là cái không tên hay cái “như vậy”. Ta không thể nghĩ bàn hay luận bàn về nó vì nó không có chứa một nội dung gì. Nó không thể phô bay ra được một thứ gì trong nó.

Tóm lại, để chúng sinh hiểu rõ ý nghĩa và tác dung chân như, Phật và hệ kinh Bát Nhã Ba La Mật phải dung ngôn ngữ để mô tà trạng thái "như vậy" mà qua đó Phật đã thành đạo, và tinh túy hiện tượng mà qua đó Phật đã chứng nghiệm về Pháp giới tánh để ta hiểu rõ ý nghĩa chân nhưtác dụng của chủ đề trừu tượng đối với việc dụng công đến nơi rốt ráo. Nếu không nắm vững ỹ nghĩa rốt ráo của tathà- hay tathatā, khi thực hành Thiền, gặp những dụng ngữ "Như Lai" và "Chân Như" trong các kinh Nguyên Thủy hay Phát Triển, ta sẽ bị bế tắc. Thay vì tiến vào chỗ KHÔNG LỜI, KHÔNG DANH, KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG SUY NGHĨ, ta cứ tiến vào chỗ có lời, có danh, có tướng, có suy nghĩ. Như vậy, mục tiêu dụng công của ta sẽ không bao giờ thành tựu.

I. XUẤT NGUYÊN

Tư tưởng "chân như - tathatā" của Phật giáo Phát Triển bắt nguồn tư cách quan sát "như thực," biết như thực (yathābhūta) và thành tựu thấy "như vậy" (tathā) của Phật trong từng Thiền Thứ Tư của Phật giáo Nguyên Thủy. Cả hai là bài học vô cùng quí báu mà người thực hành thiền không thể bỏ qua. Đãy là phương pháp không áp dụng lý luận để đạt được tuệ giác mà Phật đã thành tựu khi Phật chưa trở thành Chánh Đẳng Giác.

Khì thực hành phương pháp này, Phật là người đã có lối sống hoàn toàn trong sạch, mọi sự đảo lộn (perturbations) của ý chí không còn xuất hiện trong tâm Phật. Nhận thức của Phật hoàn toàn trong sạch, những ý niệm "tôi," "của tôi," và "thuộc về tôi" không còn hiện hữu.

Khi bước sang từng Thiền Thứ Tư, Phật ở trong trạng thái định với thân tâm bất động. Mọi suy nghĩ dừng bặt, chỉ có hoạt động của nhận thức. Thuật ngữ quen gọi trạng thái này là Chánh Định. Vi thế chánh định được xem đồng nghĩa với trạng thái nhận thức trong sạch.

Thế rồi, những thắc mắc về sanh, già, bệnh, chết liền được hiển lộ trong nhận thức không lời của Phật. Đây là nhận thức tâm linh. "Mắt huệ" (the eye of wisdom) của Phật liền mở. Năng lượng tuệ giác của Phật liền phát sinh. Phật biết và thấy rõ ràng diễn tiến các kiến giải thầm lặng trong tiềm năng giác ngộ của Phật. Nó không phải là một loại kiến thức lờ mờ (the feeble kind of knowledge), thuần túy trừu tượng (purely abstract) mà nó là một loại tuệ giác (intuitive wisdom) rõ ràng, sự lãnh hội đầy đủ (the adequate apprehension) điều gì đương hiện hữu trong tánh nhận thức biết, chứ không phải trong trí năng.

Nói theo ngôn ngữ ngày nay khi trạng thái nhận thức trong sạch, tức là trạng thái nhìn sự vật rõ ràng với tâm hoàn toàn yên lặng hay với sự im lặng thâm sâu của ý chí; nơi đó toàn bộ ý niệm "tôi," "của tôi," và "thuộc về tôi" không còn khởi lên nữa, năng lượng của tuệ giác liền phát sinh. Sư phát sinh này dựa trên nguyên tắc phản xa thụ động. Đây là nguyên lý tâm linh thực tiễn trong Thiền Phật giảo.

II. PHẬT THUYẾT MINH GIÁ TRỊ BIẾT NHƯ VẬY

Vào thời Phật, tại Ấn Độ, các phái triết học đều áp dụng biện chứng pháp (dialectic method) để đạt tri thức cao hơn. Nó là một nghệ thuật tranh luận (disputation) thời trang (vogue) giữa các Sa Môn (Samana) và Bă La Môn (Brahmin) về các chủ trương của minh. Họ luôn luôn sứ dụng trí năng để suy luận và dùng ý thức để quan sát sâu từng chi tiết vấn đề. Tự ngã luôn luôn có mặt để báo vệ quan điểm riêng biệt mà họ cho rằng không thể sai lầm (infallíbly).

Những vấn đề này dựa trên 6 quan điểm cơ bản:

1) Thường Trú Luận.

2) Vô Thường Luận.

3) Hữu Bíên Vô Biên Luận.

4) Ngụy Biện Luận.

5) Vô Nhân Luận

6) Hữu Tưởng Luận.

Họ không đạt được như thực tri, như thực kiến như Phật. Toàn bộ  lý luận của họ đều không cơ sở (without foundation), vô nghĩa (senseless),trừu tượng (abstract). Do đó, kết quá tu tập của họ đưa đến phiền não, tranh chấp, si mê. Cuối cùng, họ không làm sao đạt được trí tuệ, thanh tịnh, và giải thoát.

Phật nhờ biết như vậy nên được giải thoát hoàn toàn. Phần này được Phật nhắc lại về 62 luận chấp của 6 phái Triết học trong kinh Phạm Võng, mục Tụng Phẩm Thứ Nhất và Tụng Phẩm Thứ Hai, tr. 35-91, của kinh Trường Bộ I với chủ đích cho biết rằng bằng những lối biện luận tranh luận, luận chấp, các Sa MônBà La Môn không thể đi đến giải thoát. Trái lại bằng những phương thức như thực hay như vậy, Phật đã đi đến giải thoát hoàn toàn trong lúc còn sống.

Trong đoạn 29-30, Phật nói: "Này các Tỳ kheo, những Sa Môn, Bả La Môn nào luận bàn về quá khứ tối Sơ hay!uận bàn về tương lai, về quá khứ tối sơ và chấp kiến.., đề xướng nhiều sở kiến sai khác... Những vị ấy sẽ chấp sáu mươi hai luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên...

Nây các Tỳ kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: ’Những sở kiến ấy chấp trước như vậy sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mệnh như vậy’. Như Lai tuệ tri như vậy; Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri  Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của Chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn...

Những pháp ấy...là những pháp sâu kín (deep), khó thấy (hard to perceive), khó chứng (hard to discover), tịch tịnh (peaceful), mỹ diệu (sublime), vượt ngoài tầm của lý luận suông (atakkāvacara: not lying within the realm of logical thought). tế nhị (subtle), chỉ những người trí (the judicious) mới có thể nhận biết... " (Kinh Phạm Võng, Trường Bộ I, Nikāya, tr. 76.

III. CỞ SỞ NGUYÊN LÝ TÂM LINH

Trên căn hản, những nguyên lý tâm linh này được đặt trên 2 cơ sở: tục đếchân đế. Tục đế dựa trên học thuyết phân tích (vibhajjavāda-the doctrine of analyses), do tự ngã sử dụng trí năngý thức để phân chia thuộc tính (attributes) và những hoạt dụng (activitìes) của pháp hay đối tượng ra từng manh mún. Chân đế được đặt trên cơ sở ngoài luận lý, hay không thể đạt được bằng lý luận, hay ngoài lãnh vực tư tưởng, hoặc không thể tới niệm được (atakkāvacara-beyond logic, or unattainable by reason, or beyond sphere of thought, or inaccessible to thought), mà dựa trên NHỮNG TIẾN TRÌNH KHÔNG LỜI.

Không qua những tiến trình không lời, ta sẽ không thể nào lãnh hội được tuệ giácđức Phật đã tự chúng nghiệm thông qua Phật tính của chính Ngài. Giống như những nhà văn hiện đại Phật giáo viết về ẩn dụ Cả không thể nào kinh nghiệm được thế nào là đất khô khi Rùa mô tả cho Cá biết về thế giới của đất khô. Chỉ vì Cá đã quen sống dưới nước nên không bao giờ tin tưởngthế giới của đất khô.

Kinh nghiệm của Phật

Sau khi thành đạo, duyệt xét lại chân lý mà Ngài vừa chứng nghiệm, câu nói đầu tiên của Ngài là: ”Pháp do ta chứng được thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh (calm/peaceful), cao thượng (sublime), siêu Iý luận (atakkāvacara), vi diệu (subtle), chỉ người trí mới hiểu thấu "

Đây là nhận thức tâm linh được Ngài xây dựng trên nền tảng những pháp Như Thật (yathābhūta) Như Thế hay Như Vậy (tathatā). Nó không nằm trên hệ thống suy luận hay tư duy trừu tượng. Chính vì điểm này, các nhà Phật giáo Phát Triển thường nêu lên 3 quan điểm là: không thế nói (bất khả thuyết) (Anabhilāpya), không thể suy nghĩ (bất khả tư) hay không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị) (Acintya) khi họ đề cập đến chủ đề chân như.

Hệ thống kinh Bát Nhã

Thuật nữ Chân Như đầu tiên xuất hiện trong kinh Bát Nhã Thiên Tụng, tức Tiểu phẩm bát nhã: Aṣṭasāhasrikā-prajñāpārmitā, tương đương với Đạo Hành kinh (Sùtra of the Practice of the Way) do Chi Lâu Ca Sấm (Lokakshema) dịch vào năm 172, gồm 8.000 dòng, hay 8.000 ślokas (lines). Kinh này cũng được ngài Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) dịch sang tiếng Trung Hoa là Tíểu Phẩm Bát Nhã. Trong đó, từ "Tathatā"được dịch là “Như” hay “Chân Như.”

Trong tất cả kinh Bát Nhã đều nói về Chân Như. Và trong mỗi kinh đều có thiết lập một Phẩm nói về Chân Như (Tathatà- Parivarta-Suchness Chapter). Thí dụ, Đại Phẩm Bát Nhã (phần thứ 1) (Satasāhasrikā Prajñāpāramitā), Đại Phẩm Bát Nhã (phần thứ 2) (Pañcavisati sāhasrikā Prajñāpāramitā).

Trong Tíểu Phẩm Bát Nhã (Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā), Phẩm XVI, luận vẴẽ Chân Như' rất rõ ràng. (Bản dịch của Eđward Conze, tr. 193–199, xb năm 1973).

Trong Bát Nhã 2.500 câu, Những Cãu Hỏi của Suvikrāntàvikrāmin, Phẩm III. (Bản dịch của Edward Conze, tr. 22-26, xb năm 1972, in trong tập “The Short Prajñāpāramitā  Texts.”)

Trong Kinh Kim Cang cũng có đoạn Phật so sánh “Như Lai” đồng nghĩa với Như (tathatā) (hay Chân Như). (Kinh Kím Cang, mục 17b, bản dịch của Edward Conze, tr. 132, trong tập “The Short Prajñāpāramitā Texts”, xuất bản năm 1972).

Trong Kinh Duy Ma Cật cũng có nhiều đoạn trình bày về Chân Như.

Trong kinh Lăng Già cũng triển khai Chân Như rộng rãi. (Giới thiệu Nghiên cứu Kinh Lăng Già của Daisetz Teitaro Suzuki, xuất bản năm 1929, tại Nhật, tr. 26, 38, 107, 114, 118, 120, 127, 146, 155, 161,173, 212, 275, 238, 334, 342, 346, 355, 367.)

II.— Ý NGHĨA CHÂN NHƯ

Như hay Chân như nghe lạ tai đối với người mới bước chân vào Thiền hay người đã tu thiền lâu năm  mà chưa được dịp gặp từ ngữ đó. Nó có nhiều nghĩa, ta cần thông suốt tất cả nghĩa của nó để không bị rối khi gặp dụng ngữ chân như trong các bản văn của Thiền hay của Luận và đặc biệt là trong hệ thống kinh Bát Nhã.

Khi tathatã có nghĩa như thế hay như vậy nó là sự thật; khi nó gợi lên một ỹ nghĩ về thực thể (entity) hay tinh túy thì nó là thực tướng (true appearance) hiện tượng. Đó là "không tướng."

Chân như không phải như nhau (sameness) hay cái một (oneness) của sự vật. Nó là sư tĩnh mịch tuyệt Đối (vỉviktā - absolute solitude). Trong nó không có bất cứ một thứ gì. Do đó, ta không thể tìm thấy gì trong đó.

Bát Nhã chủ trương chân tướng tất cả hiện tượng thế gian là KHÔNG, nhưng không phải ngoan không (blank emptiness) hay hư vô (nihilism). Bằng Không Định hay Tâm Không, người tu thiền có khả năng kinh nghiệm về cái Không đó. Bằng sự diễn tả ngôn ngữ, rồi thông qua thầm nhận biết, ta cũng có khả năng lãnh hội ý nghĩa Không như thể nào.

Chân tướng hay chân tánh của hiện tượng là TÍNH KHỒNG, nhưng để người ta hiểu rõ ý nghĩa tính Không, Bát Nhã thiết lập những từ như: pháp giới (dharmadhātu), chân tính (tattva), pháp bất biến tính (dharmaniya-matā), tự tính (svabhāva) v.v... Nhưng đặc biệt có một danh từ Bát Nhã thường dùng nhất là như vậy hay như thế (tathatā), được dịch là Như hay Chân Như, dùng để chỉ tinh túy tối hậu của hiện tượng. Tinh túy này được xem là tính túy thuần nhất của toàn thể pháp giới.

Ngữ nguyên

Về ngữ nguyên, Tathatā được lập thành bởi 2 từ: tatha (tĩnh từ), có nghĩa thực, thật, chân (true, real); tatha+ tā= Tathatā (danh từ), có nghĩa sự thực, trạng thái chân thực của sự vật, trạng thái như thế; cái như thế, cái như vậy; trong cách như thế đã (reality, true state of things, true nature; state of being such, suchness, thusness, in that mạnner). Khi kinh Bát Nhã du nhập vào Trung Quốc, Ngài Cưu Ma La Thập địch từ Tathatā là “Như.” về sau Tathatā được nhiều nhà diịch thuật khác dịch là “chân như.”

Chân như có nghĩa thực tại chân thực (true Reality). Không có gì cộng vào trên nó nhưng cũng không có cái gì trừ đi trên nó. Nó chỉ là như vậy. Bản tính của nó là bất biến, bất độngthường hằng an trụ, không có gì thêm hay bớt trong nó. Vì nó không có sức chứa bất luận thứ gi. Nó ngoài tất cả lời.

Nó là cái không tên. Nó chỉ có nghĩa như thế là như thế. Do đó, nó được xem là thực tại tuyệt đối (Absolute Reality) của hiện tượng. Tất cả phẩm chất (qualities) hay thuộc tính (attributes) không thể gắn trên nó. Tuy nhiên, nó có thể định danh, cô thể định nghĩa và được phân biệt. Bởi vì chân như cũng chỉ là giả danh. Nhưng nếu không thiết lập khái niệm để định danh nó, ta sẽ không thể nào nắm bắt được ý nghĩa chân như. Ta không nhận ra chân như có mặt ngay trước mặt ta.

Thực ra, Như hay Chân như chỉ là một danh từ trừu tượng. Các nhà thiết lập học thuyết Bát Nhã muốn dùng danh từ NHƯ để mô tả nguyên lý bất biến của hiện tượng thế gian vốn tồn tại như thể (tathatā). Nguyên lý này được dùng để chỉ chân tính, tức tinh túy chân thực của tất cả sự vật, tức vạn pháp là như thế. Thể tính này không hề biển đổi trong bất kỳ thời giankhông gian nào. Lúc nào nó cũng y như vậy: Chỉ vì nó là cái không tên thì làm sao có tăng, có giảm, có thêm, có bớt, có to, có bé, có dơ, có sạch !

Do đó, theo Bát Nhã, chân nhưcảnh giới phải do ý niệm không lời mới đạt tới. Muốn đạt được ý niệm này phải thông qua nhận thức không lời của tánh giác. chính vì điểm sâu sắc năy, các nhà thiết lập Bát Nhã Kiện Toàn (Bát Nhã Ba La Mật), xem nó là phương tiện cao nhất để đạt trí huệ Bát Nhã. Họ xem nó là thực tướng của vạn pháp và cũng là chân tánh tối hậu của vạn pháp. Ngườỉ nào hội nhập được với chân như, người đó sẽ kinh nghiệm sự phát huy năng lượng tâm linh.

Vì khi đạt đến chỗ cùng cực của không lời, Chân Như tức là phi chân như (atathatã). Cho nên, Chân như được dùng để chỉ cho chân lý thường hằng, từ vô thủy vẫn như thế và bây giờ vẫn như thế; không có gi biển đổi hay khác đi trong bất cứ thời gian nào. Dù Phật có ra đời hay không bản thể hiện tượng vẫn là như thế (as such). Nhưng Phật là người đã nhận ra và chỉ lại cho ta cách nhận ra để ta đi vào đường tâm linh tối hậu. Với phương tiện này, ta sẽ kinh nghiệm giác ngộgiải thoát.

Chân như là tướng chân thực hay chân tướng bất biến của mọi hiện tượng. Nó là nguyên tắc làm cho hiện tượng giới ở trong trạng thái như như bất độngChỉ bằng trí huệ Bát nhã mới hình dung được ý nghĩa chân như như thế nào. Vì Chân như là thực sự như thế (such as it actually is). Nó là cái không hư giả (non-falseness). Nó là dụng ngữ có tác dụng giúp ta giác ngộgiải thoát, nếu ta biết cách thể nhập nó.

Chân như có nghĩa tinh túy thuần tịnh (pure essence). Nó là bán thể nền tảng (the fundamental nature), thể nền cơ bản (the basic substratum) của thế gởi hiện tượng. Nó không có hai tướng, không có sư phân biệt, không có sự phân đôi. Vì gốc của nó là vô sinh. Do đó, nó không chỗ trụ, không có quá khứ, không hiện tại, không vị lai; không có sắc tướng sai biệt, nhưng vẫn xuất hiện như là những thực tại khác. Ngay đương nói về nó, nó đã có mặt trước mặt ta.

Dưới cái trục vô thường, khổ, vô ngã của hiện tượng trong Phật giáo Nguyên Thủy, bằng phương tiện Chân Như, nó làm lộ ra (revealing) không thực chất tính hay vô ngã của vạn pháp. Nếu hội nhập được nó, trí huệ sẽ triển khai từ trong ta; tâm cũng giải thoát, tri kiến cũng giải thoát.

III. TÁC DỤNG

Tẩt cả chúng sinh từ phàm phu đến các bậc Thánh và Như Laí đều có Như, Như Như, hay Chân Như. Bằng phương thức Như hay Chân Như trong hệ kinh Bát Nhã Ba La Mật, người tu sẽ đạt được trí tuệ rốt ráo (ultimate wisdom), tức siêu vượt trí (transcendental wỉsdom) hay tuệ giác (intuitive wisdom). Vì khi người tu đạt được cái thấy như thật, tâm hoàn toàn thoát khỏi tất cả mạng lưới phân biệt của ý thức hay mạng lưới suy luận của trí năng. Nhận thức của vị ấy không còn điên đảo như trước nữa. Họ nhận thấy thế giới hiện tượng như thật (as it truly is). Tập khí hay những năng lực quán tính hoặc những đam mê, ghiền nghiện (lậu hoặc) không còn tự do khởi lên để tác động nội tâm họ.

Tuy nhiên, trước khi nhận ra rằng chân như vốn nội tại trong trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, nó phải được nhận ra bằng trí năng hay bằng ý căn. Trên căn bản này, ta thấy vô minh (avidyā - ignorance)thánh trí (āryajñāna- supreme wisdom) chỉ cách nhau có khoảng cách "tathatā." Muốn mở ra một chân trời mới về vô phân biệt trí, tức thánh trí, ta phải đạt được "tathatā." Chân như dùng để định danh bản thể cố định chắc chắn của vạn pháp.

Nó là cái tối hậubản thể không điều kiện của vạn pháp. Nó không những được hiểu qua ngộ mà còn là điều kiện để tiến đến giác ngộ hoàn toàn, nếu ý niệm “ta” hội nhập vào được trong nó. Ta không thể tìm kiếm ra được nó bằng mắt phàm tục với suy luận của trí năng, mà cũng không thể bỏ mất nó bằng cố gắng chia tách ta ra từ trong nó. Vi trong ta đã có nó. Đó là từ bên trong những nguyên tố cấu thành thân ngũ uẩn đều có nó, nhưng nó không phải là ngũ uẩn. Tuy nhiên, như thế nó vẫn phải được tìm. Chỉ vì tạ muốn tiến gần đến giác ngộ, muốn có trạng thái tâm như thường hằng để an vui trong cuộc sống tạm bợ, để mở đường tiến đến giác ngộ và phát triển tâm linh.

Nó không thế gọi là MỘT để phân biệt với Nhiều, vi nó không thể chia cắt, không thế phân biệt với bất cứ vật nào khác. Không có cái gì được phủ nhận hay xác nhận với nó, vì tất cả những hình thức trình bày đều phải thông qua sự sáng tạo đối đãi (opposition) của ngôn ngữ. Trong lúc đó nó là cái không sáng tạo, không làm ra, không tên. Nó là cái vô sinh, tinh túy, không ô nhiễm của sự hiệnhữu hiện tượng.

KHÔNG không những là nguyên lý sinh động (animating principle) mà chính nó cũng biểu lộ thực tại tuyệt đối không khái niệm, không điều kiện, và vô định (indeterminate). Nó là chân lý cao nhất và là bản thể tối hậu của vạn pháp. Như thế, trên nguyên lý này, KHÔNG là dụng ngữ cùng nguồn gốc (acognate expresion) với Chân Như. Như vậy, hiểu được chân như, ta sẽ nhận ra Không hay Tính Không của vạn pháp.

Chân nhưtác nhân làm nổi bật lên trí tuệ tâm linh (spiritual insight-wisdom) của người tu Thiền, nếu ta biết sử dụng chân như để dụng công. Do đó, Chân như cũng là tác nhân làm trong sạch tâm, đưa tâm thoát khỏi những ô nhiễm của tập khí/lâu hoặc. Các nhà Phật giáo Phát Triển cho rằng, nếu Bồ Tát trụ tâm trong chân như là người đến gần giác ngộ hoàn toàn. Đây là trụ trong vô trụ, cũng là phương thức của Vô trụ tam muội, hay Vô tướng định.

IV. CHÂN NHƯ ĐỐI VỚI THIỀN

Chân Như đóng vai trò quan trọng trong Thiền. Trọng tâm của Thiền là dẹp bỏ đối đãi, dẹp bỏ lý luận dựa trên quy ước. Chân Như chính là phương tiện để thực hành dẹp bỏ đối đãi, dẹp bỏ luận lý thế tục; cắt đứt tất cả hý luận để trở về nguồn.

Khi nó được truyền qua Bát Nhã Ba La Mật Đa  hay Trí huệ Kiện toànkinh Lăng Già, chân như trở thành phương tiện để ta có thể thiết lập Bình Thường Tâm và làm cho Phật tánh được bừng sáng lên mà không thông qua những mô thức Định.

Chân Như là dụng cụ giúp ta khăm phá sự đốn ngộ của Thiền. Nó cũng là phương tiện đơn giản giúp ta tiển đến giác ngộ và có cuộc sống bình thường, không dính mắc, như cư sĩ Bàng Long Uẩn với những vần thơ nổi tiếng như sau:

“Hàng ngày không việc khác, Đỏ tía gì làm hiệu,

Chỉ tôi tự biết hay. Núi gò bặt trần ai.

Vật vật chẳng bỏ, lấy, Thần thôngdiệu dụng, (miraculous acts)

Chỗ chỗ nào trải bày. Gánh nước bửa củi tài.”

Trong những văn bán của Phát Triển, Kinh Bát Nhã nhấn mạnh đến trí tuệTánh Không và đồng nhất hóa cái Không này với Chân như. Chân như là Không, Không là Chân như.

V. KẾT LUẬN

- Chân như không ở trong thế giới tri giác, cũng không là một ý tưởng được sáng tạo bởi những luận lý qui ước thế gian. Nó là điều không thể nghĩ bàn, không thể diễn tả, không thể đặt tên và không thể phô bày ra được. Nhưng nó được lãnh hội bằng trí huệ bát nhã (insight wisdom).

- Chân Nhưhọc thuyết về sự chân thực hay sự thực của Phật giáo Phát Triển. Học thuyết này được mô tả là không dính mắc hay không nhị nguyên (không hai bên) bằng tâm giác ngộ; biết sự vật như thực qua tuệ giác (intuitive wisdom), tức Bát Nhã hay Phật tãm. Trong hoạt động bình thường hàngngày, người đạt được trí này đều ở trong trạng thái tâm không. Đây là trạng thái tâm ngoài lời. Chân như siêu việt tất cả tư tưởng về Có và Không.

- Chân Như là sự vắng mặt tất cả đặc tính.

- Chân như là bán chất không điều kiện của sự hiện hữu hiện tượng. Trong tất cả chúng sinh đều có nó. Nó được hiểu như là tinh túy bên trong (inner essence) của chúng sinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn