Triết học Phật giáo (Nền tảng của đạo Phật)

19 Tháng Mười 201607:55(Xem: 5319)

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
(Nền tảng của đạo Phật)
Việt Dũng biên soạn


Trước hết phải nói rằng những thông tin trong loạt bài này không có gì là mới và có đầy trên internet, lọat bài này chỉ là thu thập thông tin từ chỗ khác kèm theo đặc sệt suy nghĩ chủ quan cá nhân của một người ngoại đạo.

Mặc dù mọi thứ đều có trên internet nhưng phải nói là cái chúng ta cần ngày nay là biết cái gì là quan trọng vì ta chẳng đủ thời gian để tìm hiểu tất cả mọi thứ. Ở trong mỗi giai đoạn cuộc đời, mỗi người lại có những mối quan tâm riêng vì vậy cái quan trọng đối với họ khác nhau.

Ở cái tuổi 35, ngoài công việc, gia đình thì những câu hỏi về triết lý cuộc sống bắt đầu được đặt ra. Sách thì nhiều nhưng đọc hoài cũng chẳng hiểu được là bao, có lẽ các thể loại này đọc thì ít mà ngẫm thì phải nhiều hoặc có thể nền tảng kiến thức của mình còn sơ khai quá. Chính vì vậy độc giả của thể loại này đa phần là người già, những người đã trải qua gần hết cuộc đời của mình nhằm để họ chiêm nghiệm cuộc sống. Rồi thì: à hóa ra là thế, đúng thật, sao đúng thế chứ, thế mà mình không đọc sớm.

Các triết lý sống sẽ có ích hơn nếu ta có thể hiểu nó, ứng dụng nó từ khi còn trẻ. Khi ta biết trước thì ta sẽ sống một cuộc sống thoải mái hơn; kiến thức liệu có ích gì khi chỉ giúp ta chiêm nghiệm những cái ta đã trải qua mà không thể thay đổi hay đối diện nó với một cách tốt hơn.

Loạt bài này nhằm mục đích như vậy với kỳ vọng rằng có thể hiểu được đôi phần thế giới phật giáo:

1. Tứ diệu đế:

Đạo phật được xây dựng dựa trên 4 chân lý là gốc cơ bản được gọi là Tứ diệu đế hay còn gọi là Tứ Thánh đế bao gồm:

Khổ đế: quan niệm con người sinh ra tới khi chết đi đều chỉ có khổ đau, hạnh phúc chỉ là thoáng qua, chủ đạo vẫn là khổ.
Tập đế: chỉ ra nguồn gốc của Khổ là 1.Ham muốn và 2.Ghét bỏ.
Diệt đế: chỉ ra làm sao để diệt khổ, từ bỏ nguồn gốc của khổ thì sẽ giệt được khổ.
Đạo đế: chỉ ra con đường dẫn tới diệt khổ, bao gồm 8 con đường gọi là Bát chính đạo

Không thấu hiểu Tứ diệu đế gọi là Vô minh, có nghĩa là không biết cái gì là đúng cái gì là sai cứ lạc mãi trong u minh.

2. Tam pháp ấn

Là tiêu chuẩn để xác định một giáo lý, một diễn giải,.. là đúng chánh pháp, có nghĩa là đúng lời phật dạy hay không. Tam pháp ấn bao gồm:

Khổ: là chân lý đầu tiên của Tứ diệu đế, quan niệm mọi thứ chúng ta trải qua đều khổ ngay cả khi chúng ta ta sở hữu một cái gì đó khiến chúng ta sướng thì nó cũng là khổ vì vật đó rồi sẽ mất đi. Sướng chỉ là khoảng thời gian ngắn gủi, khổ mới là chính.

Khổ là gì?

Khổ chia làm 3 loại xét theo nguyên nhân và cấp độ gọi là tam khổ:

+ Khổ khổ: là những nỗi khổ thế tục như đói khát, nóng lạnh,…

+ Hoại khổ: là khổ về sự thay đổi vì ngay cả sung sướng cũng chỉ là tương đối. Ta cảm thấy sướng vì ta so sánh với cái khổ mà ta đã trải nghiệm trước đó. Sau một thời gian cái sướng đó cũng mất đi vì ta so nó với cái sướng trước đó; cái khổ trước đó nữa thì ta đã quên mất rồi.

+ Hành khổ: là cái khổ vì duyên sinh. Kiếp này khổ, kiếp sau khổ; các kiếp khổ nối tiếp nhau chừng nào ta còn vô minh.

Xét theo hình thức thì Khổ chia làm 8 loại đó là 1. Sinh khổ, 2. Lão khổ, 3.Bệnh khổ, 4.Tử khổ, 5.Sinh ly tử biệt, 6.Ham muốn nhưng không được thỏa mãn, 7. Căm ghét nên khổ, 8. Khổ vì ngũ uẩn.

















Vô thường: mọi thứ đều có vận động không có gì là bất biến. Vì mọi thứ là vô thường nên mới khổ.

Vô Ngã : Sự vật có được là do duyên sinh, sự vật không có quyền cho sự sinh và sự chết của chính mình; có nghĩa là sự vật nói chung và con người nói riêng không có ngã mà chỉ là tập hợp của ngũ uẩn.
blank

















Các thuật ngữ trong bài này:

Tứ đại chủng: đất nước gió lửa. Tứ đại chủng sinh Ngũ uẩn.

Ngũ uẩn: bao gồm Sắc, Thọ, Tướng, Hành, Thức.

+ Sắc là thân thể vật lý của ta, bao gồm thân và 6 giác quan.
+ Thọ là toàn bộ cảm giác của ta, không phân biệt sướng khổ
+ Tưởng: tri giác, là nhận biết của 6 giác quan như mùi vị, âm thanh,…
+ Hành: là suy nghĩ đánh giá của ta sau khi có tưởng ví dụ như mùi vị tạo cảm giác khó chịu hay dễ chịu. Hành tạo nên nghiệp (thiện, ác
+ Thức: là 6 ý thức tương ứng với 6 giác quan khi 6 giác quan tiếp xúc với 6 trần. Bao gồm Ý thức (suy nghĩ), Nhãn thức, Thính thức, Xúc thức, Khứu thức, Vị thức.

blank


























Phật giáo quan niệm không có ngã mà chỉ có ngũ uẩn.


Thứ bậc trong phật giáo:

+ Khi mới xuất gia nam gọi là chú tiểu (Sa di), nữ gọi là ni cô (Sa di ni). Chú tiểu và ni cô được thụ 10 giới.

+ Đến khi chứng tỏ được năng lực tu học và ít nhất được 20 tuổi thì trở thành Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Tỳ kheo (nam) được thụ 250 giới và Tỳ kheo ni (nữ) được thụ 348 giới đối với nữ

Trong lúc hành đạo thì các vị tỳ kheo được gọi như sau (có nghĩa là người ngoài đạo gọi)

+ Khi thụ giới Tỳ kheo vị đó được gọi là Đại Đức (Sư cô)

+ Sau 20 năm tuổi đạo được gọi là Thượng tọa ( Ni sư)

+ Sau 40 năm tuổi đạo được gọi là Hòa Thượng (Ni trưởng hoặc Sư bà)

Trong nội bộ giao tiếp thì gọi Thầy xưng Con. Vị lãnh đạo môn phái còn tại thế gọi là Sư tổ, nếu đã viên tịch thì gọi là Tổ sư.

– Giới là gì?

+ Ngũ giới là 5 điều chung mà phật tử không được làm là 1.Giết người, 2.Nói dối, 3. Trộm cắp, 4.Tà dâm, 5.Say rượu.

+ 5 giới thêm để trở thành 10 giới mà chú tiểu, ni cô phải tuân theo là 6.Không ăn sau 12 giờ trưa; 7.Không chơi hay nghe nhạc, nhảy múa; 8.Không trang điểm, phụt nước hoa, đeo trang sức, 9. Không nằm giường cao, sang trọng; 10. Không nhận tiền, vàng

+ Tương tự khi nâng cấp lên Tỳ kheo thì sẽ nâng số giới lên thành 250 và 348.

Tại sao phải tuân theo giới (Thọ giới)? Vì mục đích của việc tu tập là tìm sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi nên thọ giới nào thì sẽ được giải thoát khỏi giới đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn