Các giáo pháp của Vimalakirti

20 Tháng Tư 201607:40(Xem: 8045)

CÁC GIÁO PHÁP CỦA VIMALAKIRTI
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Guy Gibbon. The Teachings of Vimalakirti (mnzencenter.org pdf)


Vimalakirti
Hình: Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật
luận đạo. Tranh tường Động Đôn Hoàng.

Giới thiệu

Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn. Vimalakirti (Vô Cấu Xưng), một cư sĩ Bồ tát thượng thừa,  đóng vai đang bệnh, thuyết giảng giáo pháp  được xem như Viên Bảo Châu của các Kinh Đại Thừa tới các A-la-hán và các Bồ tát thượng thừa. Giáo pháp này giải thích sáng tỏ và sâu rộng ý nghĩa của bất nhị và nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng Bồ tát về “cứu độ tất cả các hữu tình” và cộng thêm nhiều chủ đề quan trong khác trong Phật giáo Đại thừa nên đã có các ảnh hưởng đặc biệt ở Phật Giáo Đông Á Châu.

Giáo pháp thể hiện một năng lực sáng tạo của tâm trên phương diện trí tuệ và tâm linh, khi có rối trí (if complex), phong cách đủ các vẻ thú vị , phê phán cười cợt nhẹ nhàng (satire), kịch bản hơi quá đáng, kì diệu, thi vị và miêu tả hào phóng, cộng thêm các thảo luận học thuyết không khó làm, không khó hiểu (straightforward doctrinal discussion).

Thể thức trình bày làm cho Giáo pháp của Vimalakirti thành một trong các bản kinh ngây ngất, hứng thú và vui vẻ dễ đọc, có khi kì dị nhất của các bản kinh Đại thừa, trong sự kiện là một bản kinh thật là phi thường về điểm thúc giục các độc giả hãy thư giãn các thói quen suy nghĩ lí luận liên miên không ngừng để thấm nhập trọn vẹn giáo pháp. Một phương diện quan trọng nhất là Kinh này nhấn mạnh giáo pháp bất nhị mà tất cả các phân biệt nhị nguyên (dichotomies) tỉ như niết bàn và luân hồi, yếu đau và mạnh khoẻ, thần quyền và thế quyền, và nam và nữ, về phương diện tối hậu là rỗng thông (empty; rỗng thông;  tuy hai mà một; tuy một mà hai), và do vậy thành ra vô nghĩa. Khi giáo pháp này được thật chứng trọn vẹn (Như Dogen và Susuki Roshi luôn luôn nói đến)

Điểm xuất phát và tóm tắt lịch sử bản kinh

Bản kinh xem như chắc chắn được viết thành văn ở Ấn Độ giữa thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên và thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên ( thường được xem là vào khoảng năm 100 CE), do thế nó là một trong các bản kinh Đại Thừa được viết thành văn sớm nhất. Ta có thể tin (nhưng không được bảo đảm) là bản kinh được truyền khẩu từ thời Đức Phật . Bản dịch thứ nhất của kinh này sang Hán ngữ   xảy ra năm 180 CE. Tối thiểu cũng có thêm 6 bản dịch nữa , chứng thực  tính phổ thông của kinh này trong Phật Giáo Đông Á, nơi nó trở thành một thể loại nghệ thuật nổi tiếng của văn chương, mà không chỉ là một bản văn tôn giáo.  

Bản dịch của Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập) trong đó bản kinh đươc chia thành 14 chương vẫn là một bản dịch phổ thông nhất trong các bản dịch này. Kinh này về sau được dịch sang tiếng Nhật vào khoảng đầu thế kỉ thứ sáu, tiếng Tây Tạng (từ nguyên bản tiếng Sanskrit), và nhiều thứ tiếng Trung Á. Hiện nay có các bản dịch mới đây trong Anhngữ (ít nhất là 6 bản) và các ngôn ngữ hiện đại khác. Nguyên bản Sanskrit hiện chưa tìm thấy, ngoại trừ các các phần đoạn [Bản Sanskrit nguyên bản do Giáo sư Takahashi Hisao/Cao Kiều Thượng Phu phát hiện ngày 30.06.1999 tại Thư Viện Cung Điện Potala, Thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Dẫn bởi Tuệ Sỹ trong bản dịch Duy Ma Cật sở thuyết]. Bởi vì không có một tông phái nào được thành lập theo kinh này và kinh này chưa được sử dụng như một đối tượng để dốc lòng quy kính, nên kinh này chưa được thụ hưởng tính phổ thông cao nhất như vài bản kinh khác tỉ như tỉ như Tâm Kinh và Kinh Pháp Hoa và nó chưa hề thụ hưởng tính phổ thông ở Ấn Độ và Tây Tạng như nó đã phổ thông ở Đông Á.

Lược thuật bản kinh

Trong khi đang giảng Pháp cho nhiều trăm ngàn người và các hữu tình khác tại ngoại thành thành phố Vaisali, Đức Phật nhận biết rằng Vimalakirti một cư sĩ Bồ tát giàu có tại địa phương đang bệnh, ngài nhắc các học trò xuất sắc nhất của ngài đi thăm Vimalakirti.

Họ tất cả đều từ chối không đi vì Vimalakirti đã phê bình nghiêm khắc họ, từng mỗi người về các khiếm khuyết trong sự lí hội thông hiểu của họ về Pháp. Cuối cùng Manjusri/ Văn-thù-sư-lợi, vị Bồ tát huyền thoại của Trí Tuệ đi, và vào lúc mở đầu cuộc đến thăm, chính thức thảo luận các điểm chủ yếu của giáo nghĩa với Vimalakirti trong phòng bệnh của ông, mà nó được mở rộng một cách huyền diệu cho một cuộc hội họp mênh mông tất cả 35 ngàn người) mà họ đến để thấy từ đầu cho đến cuốipháp thoại.

Văn-thù-sư-lợi hỏi Vimalakirti vì sao ông bệnh, và ông trả lời rằng ông bệnh là do đại bi, bởi vì tất cả các hữu tình đều bệnh (về phương diện tâm linh),  một duyên  tự nội trong khi sinh sống trong quốc độ này của Phật (thế giới Saha/ Sa bà). Thế rồi Vimalakirti yêu cầu các vị Bồ tát hiện diện nói với đại chúng về sự lí hội thông hiểu của họ về tính bất nhị là gì và họ từng người một kế tiếp nhau trình bày với đại chúng.  Vào lúc cuối Văn-thù-sư-lợi nói rằng trong khi họ đều nói khá tốt, các lời giải thích của họ đều có tính nhị nguyên đối đãi, bởi vì tính bất nhị không thể nào được diễn tả thành lời (dù vậy, khi nói ra điều này, câu trả lời của ngài cũng vẫn bị nhuốm thêm sắc màu). Thế rồi Vimalakirti được yêu cầu giải thích về tính bất nhị và ông hoàn toàn im lặng. Đây là im lặng sấm sét nổi tiếng của Vimalakirti và là cao điểm của Kinh. Trong bốn chương cuối khung cảnh lại chuyển về Vaisali nơi Phật đang giảng pháp. Khi Văn-thù sư-lợi và Vimalakirti cùng đại chúng được chuyển vận một cách huyền diệu trở lại để gặp Phật, công viên trở thành rộng lớn hơn để tất cả đều hiện diện. Sau khi Phật giảng vài giáo pháp, Indra, vua của các vị trời, và Di Lặc, Đức Phật tương lai, đều hứa bảo vệ và truyền bá sâu rộng bản Kinh và tất cả đều hoan hỉ với giáo pháp của Vimalakirti. 

Bảy chủ đề

Nhiều chủ đề của Phật giáo Đại thừa được nói đến một các trực tiếp hoặc gián tiếp trong các giáo pháp của Vimalakirti. Bảy chủ đề được  tóm tắt ở đây.

1. Sự vượt thời gian không gian lịch sử của Phật giáo (The dehistorization of Buddhism; sự phi lịch sử hoá của Phật giáo).

Theo các ghi chép trong Kinh Tạng Pali, Đức Phật và các đệ tử của ngài sống trong một khung cảnh lịch sử quy định bởi thời gian và không gian. Họ bước đi trong các thị trấn và các thành phố mà khách qua đường thường không chú ý đến họ. Trái lại, các biến cố trong các kinh điển Đại thừa  xảy ra trong cả hai tính thật tại lịch sử và huyền thoại, như trong Kinh này. Trong khi Vimalakirti được miêu tả là một ông già sống trong một hiện hữu lịch sử, Văn-thù -sư -lợi và các Bồ tát khác là các nhân vật huyền thoại mãi mãi trẻ trung không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.

Không như các tăng sĩ và các kẻ thường tục là những kẻ có thực và sống trong một tính thật tại lịch sử (historical reality), các Bồ tát đều là không thực và sống trong một tính thật tại mẫu mực toàn hảo (archetypal reality). Cũng vậy cả Phật và Pháp cũng được lập trong một ngữ cảnh mẫu mực toàn hảo. Đức Phật bây giờ là một nhân vật tâm linh (hình thức chân thực của pháp thân của ngài) vị đã xuất hiện trên trái đất trong hình thức thân thể (hình thức ứng hoá thân của ngài) để giảng dạy, trong khi Pháp trở thành chân lí tâm linh thanh tịnh mà ý nghĩa của nó là bất khả quy định và phải được cảm nhận hoặc thật hành hơn là được lí hội thông hiểu trên phương diện trí tuệ phân biệt. Hiệu quả là Phật giáo được phổ quát hoá mọi thời, mọi nơi, được lí tưởng hoá, và phi lịch sử hoá. Trong thể hiện như thế, các giáo pháp trở thành “chân lí tâm linh sinh động vĩnh cửu” (“living eternal spiritual truth”) luôn luôn hiện diện đáp ứng cho tất cả các hữu tình xuyên qua thời gian và không gian. Không giống như các chân lí lịch sử, các sức mạnh mẫu mực toàn hảo và các hình thức của huyền thoại đều được trải nghiệm xuyên qua các sự lí hội thông hiểu được cảm nhận và các ý nghĩa bất khả quy định -- và trong cách thức này ảnh hưởng tới chúng ta một cách sâu sắc nhiều hơn là chân lí lịch sử thế giới có thể ảnh hưởng tới chúng ta. Tiếp tục xưa tới nay, trong vị thế con người, chúng ta cần cả hai, bởi vì chúng ta sống trong cả hai tính thật tại. Hệ quả là, Vimalakirti đến đi, qua lại giữa hai cõi, vì có khi trong thời gian một pháp thoại trong một khung cảnh lịch sử nơi một khu vườn thị trấn kế cận Đức Phật đột nhiên thực hiện một thần thông trang nghiêm (miracle).

2. Thần thông trong các Kinh Đại thừa (Magic in Mahayana Sutras)

Theo truyền thống Phật giáo, các Đức Phật và các Bồ tát là vị tấn cấp về phương diện tâm linh, đang sở hữu một tích tập mênh mông các năng lực thần thông.  Sự trình diễn các năng lực này toàn thể hiện trong các giáo pháp cho Kinh này tính đức huyễn tượng tiêu biểu.

Tỉ dụ, trước khi Kinh bắt đầu, Vimalakirti, một Bồ tát thanh xuân mãi mãi, sử dụng các năng lực thần thông trang của ngài, biến đổi ngài thành một cư sĩ cao tuổi. Trong Chương 1, Đức Phật biến đổi 500 tàn lọng (parasols) do các thanh niên mang đến thành một cái lọng báu (canopy) mênh mông duy nhất che rợp thiên hà toàn thể hàng tỉ thế giới. Trong các chưong 5 và 6, Vimalakirti mở rộng căn phòng mỗi chiều 3 thước của ngài để đủ chỗ thích nghi cho ngài Văn-thù-sư-lợi và hội chúng của ngài, cộng thêm 32 ngàn tân khách và các bảo toà của họ đến từ một quốc độ Phật xa xôi, tất cả đều không bị che lấp. Trong Chương 7 một thiên nữ trong nhà rải các hoa trời lên toàn thể hội chúng -- và sau đó thiên nữ chuyển đổi phái tính với ngài Xá - lợi - phất. Và trong Chương 10, Vimalakirti tạo ra một Bồ tát do thần thông (hoá Bồ tát) và gửi vị này tới một quốc độ Phật xa xôi xin lĩnh về một bát thức ăn có hương thơm cam lộ đủ cung cấp bữa ăn cho toàn thể hội chúng.  Nói vắn tắt, các vị Phật và các Bồ tát có thể biến hoá các ngài thành các hình tướng tương tự khác để du hành qua không gian và thời gian, và chuyển đổi bất kì một sự vật thành bất kì một sự vật khác. Mục đích của các thần thông trong các Kinh Đại thừa là gì? Nó có công tác gì ? Một phần của câu trả lời là bản chất của chân lí tâm linh không thể nghĩ bàn (Sự giải thoát không thể nghĩ bàn) chính là một mục đích trong Phật giáo Đại thừa. Nếu nó có thể diễn tả thành ngôn từ, làm cách nào các Bồ tát như Vimalakirti giảng dạy Pháp? Câu trả lời là họ biểu thị nó xuyên qua hành động, trong trường hợp này bằng các phương tiện thiện xảo của thần thông.  

Phần thứ nhì của câu trả lời là quan điểm của Đại thừa rằng hiện hữu / tồn tại tự nó là một sự trình diễn thần thông, rằng cái chúng ta nghĩ chúng ta thấy là một hoá hiện (apparition) tương tợ các thứ được tạo lập bởi các huyễn thuật sư (magicians). Điều này không có nghĩa là cái mà chúng ta nghĩ chúng ta thấy thì không ở đó theo một nghĩa nào đó. Vấn đề là chúng ta thông hiểu các trải nghiệm của chúng ta như thế nào? Đây là lí do tại sao các biểu diễn thần thông trong các Kinh đều được thông hiểu là các biểu thị (demonstrations), có khi là các biểu thị trang nghiêm cao độ, của Pháp, của hiện hữu thì thật sự tương tợ cái gì. Nay lại xin nói vắn tắt, thần thông trong các Kinh Đại thừa có mục đích thi ca và huyền thoại cũng chỉ có các lí do chung rằng tính thật tại của các Kinh tạng Pali được phổ quát hoá mọi thời mọi nơi, được lí tưởng hoá, được phi lịch sử hoá trong truyền thống Đại thừa.

3. Các Quốc độ Phật

Các hình ảnh trùng trùng huyễn tượng của các Kinh Đại thừa thì cũng hiển nhiên dễ thấy hiện diện trong rất nhiều Quốc độ Phật (cácTịnh Độ Phật). Trong vũ trụ học Phật giáo, hư không, nó thì vô tận, trong có các thế giới hệ, mà một ngàn thế giới hệ lập thành một tiểu vũ trụ. Một ngàn tiểu vũ trụ lập thành một trung vũ trụ, và một ngàn trung vũ trụ lập thành một đại vũ trụ. Một đại vũ trụ tương ứng với một Quốc độ Phật được chủ trì (với vài ngoại lệ) bởi một vị Phật riêng biệt, chịu trách nhiệm cho sự phát triển tâm linh của tất cả các hữu tình trong cõi đó. Các Quốc độ Phật được thành lập bởi các Bồ tát xuyên qua sự toàn hảo của tâm của họ trong toàn cảnh sự vật duyên hội xảy ra của tu tập tâm linh (the context of spiritual practice). Có các Quốc độ Phật thanh tịnh mà trong đó sự tăng trưởng tâm linh thì tương đối dễ dàng, và có các Quốc độ Phật phi thanh tịnh mà trong đó sự tăng trưởng tâm linh thì khó khăn, và thuộc về nhóm này vũ trụ Saha / Ta-bà đau khổ của chúng ta là một tỉ dụ.

Trong các Quốc độ Phật được nói đến trong Kinh này là Nhất thiết diệu hương (Sarvagandhasugandha; Sweetly Fragrant with All Perfumes; Hương thơm của tất cả các hương) [Cưu-ma-la-thập dịch: Chúng Hương; Huyền-Trang dịch: Nhất thiết diệu hương], và Diệu Hỉ (Abhirati; Intense Delight), Quốc độ Phật của Phật Vô Động (Aksobhya) mà ngài Vimalakirti từ đó đến. Vimalakirti được hiện thân theo bản nguyện (was reincarnanated ) một cách tự nguyện làm một ông già  trong vũ trụ Saha đau khổ của chúng ta để tịnh hoá tất cả các hữu tình trong thế giới hệ này. Sự hiện diện của các Quốc độ Phật (mà bạn có thể đề nghị là) không thật trong các Kinh Đại thừa phải làm gì với sự tăng trưởng tâm linh của chúng ta? Một câu trả lời vắn tắt là rằng một Quốc độ Phật (giống như hình thức một pháp thân của một vị Phật) có ý định trình diễn một tâm thanh tịnh, và chúng ta có khả năng xuyên qua tu tập tâm linh sáng tạo một thế giới mà chúng ta sống trong đó (nghĩ hình ảnh thi ca ở đây), kết quả là chúng ta có khả năng tăng trưởng một tâm thanh tịnh, cộng thêm vào, bằng cách hành động theo Lí tưởng Bồ tát.

4. Sự sử dụng các phương tiện thiện xảo /tốt lành khéo léo của Vimalakirti

Phật giáo Đại thừa đặt sự quan trọng rất lớn vào các phương tiện thiện xảo/tốt lành khéo léo (upayakausalya) bởi vì chỉ một cách tiếp cận “cứu giúp hữu tình thoát khổ” thì không hữu hiệu do vì mọi người và các cách thế đau khổ của họ thì hoàn toàn khác biệt.

Vậy thì để hữu hiệu, một Bồ tát phải tiếp cận mọi người một cách thiện xảo / tốt lành khéo léo trong các cách thức khác nhau. Vimalakirti biểu thị tính đức này cũng như bất kì các bồ tát khác trong văn học Phật giáo. Tuy là một Bồ tát thanh xuân mãi mãi, ngài đã xuất hiện trong hiện tướng một cư sĩ tuổi già yếu đau (nhưng giàu có) kẻ mặc y phục màu trắng của cư sĩ và sống đời sống bình thường như các kẻ thường tục của thủ phủ/thị trấn Vaisali.  Ngài làm tất cả các điều này để truyền bá Pháp. Ngài đến gặp mỗi người theo vị thế của họ trong môi trường sinh sống của họ, thăm viếng các trường học, các nơi chốn kinh doanh buôn bán, và ngay cả các lầu xanh, lầu hồng để chuyển hướng họ về tu tập đời sống phi nhị nguyên đối đãi (xem dưới đây). Ngài cho thấy ngài là một người đàn ông có trách nhiệm gia đình có một nghề nghiệp và một căn nhà -- hay nói cách khác một kẻ thường tục có khi là một cá nhân cư sĩ quan trọng. Bởi vì ngài “bệnh” nên mọi người đến thăm ngài, tạo cho ngài một cơ hội để giảng cho họ về Pháp.

Bằng sự hiệu quả đến từ trách nhiệm, Kinh này cũng hình thành chủ điểm trọng yếu rằng sự nhị phân đối đãi giữa các tu sĩ đạo viện và các cư sĩ là một sự phân chia sai lạc (đó là lí do tại sao Vimalakirti hiện thân là một cư sĩ), sự nhị phân đối đãi giữa nam và nữ là sai lạc bởi vì một thiên nữ trong nhà của Vimalakirti vui vẻ thú vị khi dạy Xá-lợi-phất trong Chương Thiên nữ.

5.  Sự chân thành khuyên bảo các đệ tử của Phật

Sự tu tập các phương tiện thiện xảo thì không luôn luôn thực hiện trong một phong cách dịu dàng; nó có thể có hình thức “yêu thương khó nuốt” (“tough love”) như khi Vimalakirti tỏ bày các quan tâm và chân thành khuyên bảo cho nhiều đệ tử của Phật như trong các Chương 3 và 4 về các điều sai lầm về người và sự vật trong sự thông hiểu của họ về Pháp. [Bởi vì các giáo pháp trong Kinh này  đều là cho các Bồ tát và A-la-hán rất tấn cấp (các kẻ sắp sửa rời “chiếc bè”), sự lí hội thông hiểu không đúng có thể dường như nhỏ bé đối với chúng ta các kẻ chưa tiến xa trên đạo lộ]. Một trong các quan tâm chính của Vimalakirti là cố gắng làm sao cho mọi người buông bỏ các tham luyến khác nhau của họ xuyên qua sự sử dụng các phương tiện thiện xảo -- và đây là điều ngài thực sự làm trong suốt Kinh này. Bởi vì mọi người khác biệt nhau trong cái gì là các tham luyến của họ, nên đối thoại Vimalakirti với mỗi Bồ tát có một chút khác nhau. Tuy nhiên đa số các đối thoại được thấy có một, hay hai, ba của bốn loại tham luyến được nhấn mạnh trong Kinh tạng Pali. Ba tham luyến là: tham luyến vào các tri kiến ( Xá-lợi-phất khi thiền định ở gốc cây đã bị tham luyến vào một tri kiến về thiền định “đúng cách”; Phú-lâu-na  đã bị tham luyến vào một tri kiến làm thế nào để dạy Pháp một cách “thích hợp”, mà không biết đến  các học viên của ngài có khả năng học và thông hiểu Pháp từ một tri kiến biệt thù đó); tham luyến vào các giới hạnh và các tu tập ngoại cảnh theo cách chỉ làm tốt cho giới hạnh (Đại Ca diếp chỉ xin thức ăn từ các kẻ nghèo đã bị tham luyến vào các tu tập ngoại cảnh), và tham luyến vào sự tin tưởng một cái ngã và các hiện tượng cố định và biệt lập một cách tổng quát (gồm cả các từ ngữ) (Maudgalyayana / Mục -kiền-liên trong khi giảng dạy cho các kẻ tại gia thì bị tham luyến vào ý niệm rằng có một cái ngã hiện hữu thực hữu là kẻ đang giảng dạy cho các cá nhân hiện hữu thực hữu). Tham luyến thứ tư được nhấn mạnh trong Kinh tạng Pali là tham luyến vào các lạc thú giác quan (trong Chương 2 Vimalakirti khuyến khích mọi người của thành phố Vaisali đoạn trừ hết các tham luyến của họ với các thân thể vật lí của họ mà chúng là suối nguồn của cả lạc thú giác quan và đau khổ). Trong khi khảo sát sự chân thành khuyên bảo cho mỗi Bồ tát hãy cố gắng nhận ra cái tham luyến nào của các tham luyến nói trên đang diễn ra. Trong sự khảo sát này, hãy cẩn thận đừng quên [= remember] rằng mục đích của Vimalakirti là không làm các đệ tử của Phật xấu hổ, nhưng để giúp họ tiến xa hơn trên đạo lộ trong sự tăng trưởng tâm linh của họ.

6.  Sự im lặng sấm sét của Vimalakirti

Kinh đạt tới một thời điểm quan trọng nhất với giáo pháp vô ngôn về im lặng. Trong chương 9 Văn-thù -sư -lợi thỉnh vấn các Bồ tát tham dự pháp thoại giáo pháp bất nhị là gì (hoặc một cách minh định hơn làm cách nào các Bồ tát đi vào pháp môn bất nhị ?)

Mỗi Bồ tát đưa ra một câu trả lời mà vị sau cùng có vẻ quán chiếu nhiều hơn. Văn-thù-sư-lợi vị trả lời sau cùng, nói rằng tất cả đều trả lời tốt, nhưng các câu trả lời thì chúng được diễn tả trong các khái niệm, đều là tính nhị nguyên đối đãi, cũng như chính câu trả lời của ngài, bởi vì nó được diễn tả trong các khái niệm. Khi được hỏi, Vimalakirti im lặng không nói chi cả. Dĩ nhiên, trong sự lí hội thông hiểu tại sao sự im lặng của ngài là “sấm sét” chúng ta phải phân biệt được giữa các loại im lặng khác biệt, vì có im lặng do thú vị, im lặng do giận dữ, sự im lặng của sửng sốt ngạc nhiên (như biểu hiện của Xá - lợi- phất khi đối đáp với thiên nữ ), và v.v…Nhưng sự im lặng của Vimalakirti không thể giống như bất kì các loại im lặng này, bởi vì chúng đều là hệ thống ngôn ngữ có tính đối nghịch, và, do thế, có tính nhị nguyên đối đãi. Nói chính xác hơn, sự im lặng của ngài là sự im lặng của giác ngộ, mà nó là sự chẳng có một khái niệm về sự im lặng, và, do thế cũng chẳng có bất kì một khái niệm nào khác. Ngài sử dụng ngôn ngữ khi thích hợp, và im lặng khi thích hợp, hành động tức thời theo các hoàn cảnh. Sự im lặng của Vimalakirti là sấm sét bởi vì nó khai hiển tính bất nhị (xem bên dưới)

7.  Cửa của tính bất nhị của Vimalakirti

Chúng ta khởi sự bản phác hoạ của chủ đề này bằng phân biệt giữa hai cửa của tính nhị nguyên và tính bất nhị.

Là con người chúng ta là các kẻ sinh sống với tính nhị nguyên, bởi vì chúng ta sử dụng các khái niệm nhị nguyên đối đãi tốt / xấu, đại bi / bất nhân (compassion/ meanness; mean: extremely unkind) và rộng lớn / nhỏ bé để nghĩ về và truyền đạt các trải nghiệm và các tư tưởng của chúng ta, và để thông hiểu và giảng dạy Pháp. Các khái niệm chúng ta sử dụng đều có tính nhị nguyên đối đãi bởi vì chúng đều được diễn tả trên các phương diện của các cặp đôi của các đối nghịch. Thêm nữa, là con người, chúng ta không có lựa chọn thay thế nào khác (hoặc có vẻ như vậy), ngoại trừ sử dụng các khái niệm  trong đời sống hàng ngày của chúng ta -- và để tiếp cận và thật chứng tính thật tại bất nhị, tuyệt đối (“tính không”) xuyên qua cửa của một đường lối tư duy có tính nhị nguyên đối đãi.Tuy thế, điều này không hàm ý trong sự làm như thế chúng ta bỏ lại thế giới của tính nhị nguyên đối đãi ra phía sau, bởi vì trong thật chứng tính không thì tính nhị nguyên đối đãi của tính nhị nguyên đối đãi / tính bất nhị thì được siêu việt , bởi vì nó cũng chẳng được hiểu là “hiện hữu” trong chính nó. Nếu nó hiện hữu trong chính nó, sự giác ngộ (sự tỉnh biết tới trạng thái chúng ta thật sự là ai) sẽ là không thể có được.Vậy thì làm thế nào các Bồ tát đi vào cõi của tính bất nhị bằng các phương tiện của tính nhị nguyên đối đãi? Đây là câu hỏi mà Vimalakirti hỏi hội chúng các Bồ tát trong Chương 9 -- và  32 vị đưa ra câu trả lời bằng biểu thị  cách nào mà một tính nhị nguyên đối đãi  có thể được siêu việt bằng các phương tiện của các mâu thuẫn tự nội trong nó. Đây là gi vắn tắt về ba tỉ dụ: (Sriganta/ Đức Thủ -- bản La Thập/ Thắng Mật-- bản Huyền Trang) “Tôi và của tôi là hai. Nếu không có sự phỏng đoán về có ngã thì sẽ không có ngã sở. Như vậy sự chẳng có sự phỏng đoán là cửa vào tính bất nhị”; (Vidyudeva/ Điện Thiên) “Trí tuệ và vô minh là nhị nguyên đối đãi. Bản chất của vô minh và bản chất của trí tuệ là đồng nhất. Bởi vì vô minh thì không thể bị quy định, không thể tính toán, và vượt ngoài lãnh vực của tâm niệm. Sự thật chứng điều này là lối vào trong tính bất nhị”; (Srigarbha ; Đức Tạng -- bản La Thập; Thắng Tạng -- bản Huyền Trang)  “Tính nhị nguyên đối đãi được kiến lập bởi các hiển thị khái niệm. Tính bất nhị là phi đối tượng. Thế nên sự không thủ và sự không xả là lối vào trong tính bất nhị”. Giáo pháp ở đây (nó là cốt lõi của Kinh này) là mỗi cặp đôi đó của các đối nghịch kiến lập bởi tâm và khi bạn đi vào pháp môn bất nhị khi bạn thật chứng điều này, và trong các hệ quả thấy rằng chúng đều không có giá trị chính xác về phương diện tối hậu (ultimately valid), nhưng chỉ là phương tiện đi tới một cứu cánh. Trong sự lí hội thông hiểu hoàn toàn điều này, Vimalakirti tỏ bày sự lí hội thông hiểu của ngài xuyên qua sự im lặng sấm sét của ngài, và để làm lợi ích cho các hữu tình, sự giao tiếp của ngài với mọi người xung quanh ngài. Điều này ngụ ý, trong tinh yếu một cá nhân thật sự tỉnh biết  sống một cuộc đời không có hành động chọn lựa, tuy có một chút nghịch lí, một kẻ thật sự tỉnh biết có thể vui hưởng các hành động chọn lựa khi mà chúng là các hành động chọn lựa và sau đó buông bỏ chúng.

Tu tập với Kinh Vimalakirti

Mặc dù chúng ta không thể sống đời sống của Vimalakirti, chúng ta có thể tu tập với Kinh Vimalakirti  trong nhiều cách thức khác nhau . Bốn được nói đến ở đây: Thứ nhất, sự im lặng của Vimakakirti có thể được tiếp cận trong vai trò một công án (koan). “Cái gì là sự im lặng ?” Hãy chỉ cho tôi sự im lặng của Vimalakirti (trong một đường lối bất nhị). Tính bất nhị của Vimalakirti xuất hiện trong vai trò một công án trong cả “Các bí mật của Bích Nham Lục [của Viên Ngộ Khắc Cần] và Thong dong lục [củaVạn Tùng Hành Tú]”.

Chúng ta cũng có thể tiến hành công tác giải thoát chúng ta thoát khỏi các sự vật nắm giữ không cho chúng ta giải thoát tâm linh, một công tác rất quan trọng trong giáo pháp của Phật.

Các xiềng xích trói buộc ở đây đều khác biệt và có các hình thức đa bội của tham, sân, và si (ba độc căn bản cổ điển). Một tu tập thứ ba là quan sát
 (do bị hình phạt, hay không; on the mat or off) sự “câu nệ” (“stickiness”) trong đời sống của bản thân chúng ta. Tỉ dụ, phải chăng Zen Phật giáo (trở thành an trú với học thuyết hoặc trong sự trở thành “tăng sĩ”, chẳng hạn) trở thành một cứu cánh trong chính nó, vì nghĩ rằng như thế tốt hơn là tỉnh biết theo tính bất nhị của Vimalakirti?  Cuối cùng, đúng như truyền thống của chúng ta trong Thiền Tào Động của Đạo Nguyên (Dogen’s Soto Zen), chúng ta có thể quan sát trong tính giác dung thông (open awareness) (shikantaza; chỉ quản đả tọa) các biến cố tinh thần (instances) của ba độc và “sự câu nệ” sinh khởi và qua đi xuyên qua tâm của chúng ta. Chúng ta tự do siêu việt đau khổ, nhưng cũng tự do chịu đựng đau khổ; chúng ta có thể tu tập là một Bồ tát, nhưng chúng ta có thể hành sử trong các đường lối phi-Bồ tát; tu tập của chúng ta là để trở về nơi mà chúng ta ở trong thời điểm xác định/ sát na xác định (mà nó là tất cả các thời điểm/ sát na) -- đây là tu tập về tính bất nhị. 

-----------------------------------------------------------.

Chú thích

1. Vimalakirti: Duy- ma - cật = Vô Cấu Xưng =Tịnh Danh

2. The Holy Teaching of Vimalakirti. A Mahayana Scripture. Translated by Robert A.F. Thurman . The Pennsylvania State University Press, 1976. 19th Printing 2014.

Sách 166 trang chữ nhỏ. Lời giới thiệu 9 trang. Bản dịch Kinh từ Tạng ngữ sang Anh ngữ, 92 trang. Chú thích 31 trang. Ba phụ bản Glossary : Sanskrit 10 trang ; Numerical Categories ( Thuật ngữ Phật học danh số) 10 trang .Technical Terms (Thuật ngữ Phật học) 9 trang.

3. Bản Sanskrit của Kinh Vimalakirti  được phát hiện do Giáo sư Takahashi Hisao ( Cao Kiều  Thượng Phu ) phát hiện tháng Sáu , ngày 30, 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu được sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc, đang sưu tầm thư tịch trong cung điện Potala, thủ phủ của Tây Tạng. Bản Sanskrit và Bản dịch tiếng Tây Tạng được công bố tháng Ba,  2004 , do nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo, Viện Đại học Taisho , Tokyo   ( Duy Ma Cật Sở Thuyết. Việt dịch: Tuệ Sỹ

4. Các bản dịch Việt:

1. Dịch từ bản Hán dịch của Cưu-ma-la-thập:  Thích Huệ Hưng ; Đoàn Trung Còn ; Tuệ Sỹ

2. Dịch từ b ản Hán dịch của Huyền Trang: Thích Bảo Lạc ; Thích nữ Tịnh Nguyên.

5. Các bản dịch Anh ngữ :

Lamotte, Etienne, and Sara Boin-Webb. The Teaching of Vimalakirti: Vimalakirtinirdesa. Pali Text Society, Melksham, Wilts., U.K. 1976. Low, Albert. Zen and the Sutras. Turtle Publishing, Boston. 2000.

Luk, Charles. The Vimalakirti Nirdesa Sutra. Shambhala, Berkeley & London. 1972.

Thurman, Robert A. The Holy Teaching of Vimalakirti: A Mahayana Scripture. Pennsylvania State University Press, University Park. 1976.

Watson, Burton. The Vimalakirti Sutra. Colombia University Press, New York. 1997. Wick, Gerry S. The Book of Equanimity: Illuminating Classic Zen Koans. Wisdom, Boston. 2005.

.p.15)

Một bài phê bình về bốn bản dịch Kinh Vimalakirti nirdesa   ghi trên

The Teaching of Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa): A Review of Four English Translations

(viết và đăng bởi Professor Jan Nattier )

http://www.academia.edu/7175821/

Phụ bản:

Bản Anh ngữ pdf của Minnesota Zen Meditation Center, Minneapolis MN 55408, có trên mạng, không ghi tên tác giả bài viết. Khi được hỏi tên tác giả bài viết,   Giám đốc Hành chính của Trung tâm cho biết đó là Guy Gibbon (một Senior Teacher của Trung Tâm này).

Bài đọc thêm:
Cõi Phật Đâu Xa Thấp Thoáng Lời Kinh Duy Ma Cật (Đỗ Hồng Ngọc)
Audio Book Kinh Duy Ma Cật (Thích Huệ Hưng)
Kinh Duy-ma-cật (Thích Huệ Hưng)
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết (THích Tuệ Sỹ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn