Trì Giới, Nhẫn Nhục

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 19275)

NGỮ LỤC

Hòa Thượng Tuyên Hóa



II. Trì Giới, Nhẫn Nhục

Người tu hành phải tu tướng vô ngã, tu đến mức độ không còn cái "ta." Nếu không còn cái "ta" thì có thể nhẫn chịu được hết tất cả, cảnh giới nào đến tâm cũng đều không động, tự xem mình ví như hư không.

Thành Phật không phải dễ! Không chặt đứt tâm tham dục mà mong thành Phật thì không khi nào được. Người đời nay đa số đều thích cầu may, đi đường tắt, dễ dàng bị cuốn hút bởi những việc huyền ảo, lạ kỳ; do đó bị mê hoặc, lạc vào lưới ma.

Tại sao nói láo? Vì sợ mình bị mất quyền lợi, sự bị thua thiệt.

Nếu phạm giới dâm dục thì dễ dàng phạm giới sát hại, ăn cắp và nói láo. Vì thế, giới dâm dục bao gồm các giới sát hại, trộm cắp và nói láo.

Giữ Năm Giới, làm Mười Điều Lành thì được sanh lên cõi trời, cõi người. Nếu còn tâm tham lam, sân hận, ngu si, thì sẽ đọa lạc vài ba đường ác.

Nếu hiểu rõ Giới Luật thì có thể thâm nhập toàn cõi Phật Pháp. Nếu không hiểu Giới Luật thì giống như mây bay trên trời, lơ lơ lửng lửng, không có một điểm tựa căn bản.

Căn bản của Giới Luật chỉ có một điều, đó là không ích kỷ.

Tinh tấn trì Giới chủ yếu là ngay tại những nơi không ai thấy. Không phải chỉ tinh tấn trì Giới trước mặt người khác mà khi ở một mình cũng phải luôn luôn tinh tấn, siêng năng, nghiêm trì Giới Luật.

Chúng ta học Phật Pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử, phải nên ăn chay; vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sanh khác.

Ăn chay là phải chịu thiệt thòi vì không thể hưởng được của ngon vật lạ trong cuộc đời. Nhưng nếu không ăn chay mà lại ăn thịt loài vật thì sau khi chết phải tới địa phủ để thanh toán nợ nần. Tôi lấy lương tâm mà nói thật cho các vị biết rằng: Nếu mọi người không ham "khoái khẩu," không tham hưởng thụ, thì sau khi chết sẽ không phải ra tòa!

Người học Phật mà không giữ Giới Luật thì cũng giống như chiếc bình không đáy--đổ nước vào bao nhiêu thì chảy ra bấy nhiêu. Thế nên phải nghiêm trì Giới Luật thì từ từ sẽ đạt tới cảnh giới vô-lậu.

Cho dầu tu pháp môn gì đi nữa, chúng ta cần phải có tâm nhẫn nhục thì mới thành tựu. Nếu không có tâm nhẫn nhục thì không thể thành tựu trong bất cứ pháp môn nào.

Người xuất gia tu Đạo gì? Tu Đạo Nhẫn Nhục.

Nhẫn là hạt châu vô giá mà người người không biết đào tìm. Nếu biết cách dùng thì muôn sự đều tốt lành.

Người tu Đạo cần phải nhẫn những gì mà kẻ khác không thể nhẫn, nhường nhịn những gì mà kẻ khác không thể nhường nhịn, ăn mặc những gì mà kẻ khác không thể ăn mặc--nói chung là phải thọ nhận những gì mà người khác không thể thọ nhận.

Khi chúng ta tu Đạo, việc quan trọng nhất là không tranh. "Không tranh" tức là không cùng người khác tranh đua hơn thiệt, điểm tốt điểm xấu, hoặc tranh luận về việc đúng việc sai của kẻ khác.

Dẫu trong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng chớ tham lam thái quá. Phải thường biết đủ, nhẫn nhịn. Đó là pháp vi diệu vô thượng mà mọi người lại quên đi! Thế nên, nếu không tranh, không tham thì phước thọ vô biên. Nếu vẫn còn tranh chấp, tham lam, nhiễu loạn, thì nghiệp tội đến với mình không ít, muốn thoát khỏi ba cõi cũng không cách gì thoát ra được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2245)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8376)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3073)