Ghi Chú Của Người Ghi Chép

08 Tháng Hai 201100:00(Xem: 16028)

THỰC TẠI HIỆN TIỀN

Viên Minh
Bát Nhã Thiền Viện Ấn Tống


* Ghi chú của người ghi chép:


Người ta đã định nghĩa Niết Bàn bằng những hình ảnh, mỹ từ cao siêu và tôn quý nhất, ngôn ngữ triết học, thiền học, văn chương cẩm tú mỹ lệ nhất... có chỗ nói đúng cái rốt ráo viên mãn tùy tướng dụng của nó... nhưng có chỗ dễ rơi vào thường kiến, thường luận.

Ví dụ: 

- Ly tứ cú, tuyệt bách phi.
- Siêu việt lý trí.
- Tuyệt đối trong lòng tương đối.
- Không còn sự diễn biến của ngũ uẩn.
- Sát-na kỳ ngộ.
- Sát-na vĩnh cửu.
- Không còn vô minh, ái dục.
- Đoạn tận tham, sân, si.
- Vĩnh phúc, thường lạc.
- Thường lạc ngã tịnh.
- Phi nhị giá, song quan, song lực.
- Uyên nguyên, bản nguyên.
- Bình thường tâm.
- Vĩnh thể.
- Bản lai diện mục.
- Vô vị chân nhân.
- Thiên thu.
- Cố quận, 
- v.v... và v.v...

Kinh Hoa Nghiêm có một nhóm từ rất chân xác là "đương xứ tức chân". Chỉ có cái đang là ấy là cái chân, không có cái chân nào khác. Niết Bàn là cái "đang là" luôn luôn mới mẻ, cụ thể, sinh động, phong phú, chứ không phải là những lý niệm trừu tượng.

Triết học Tây Phương từ thời cổ Hy Lạp cho đến hiện đại... cứ loay hoay mãi với những duy lý, duy sự, duy danh, duy nghiệm, duy tâm, duy vật, duy linh... và đủ mọi thứ dụng trên đời này... không bao giờ nói được cái thực tại toàn diện... Thành tựu cao nhất mà cũng là thất bại tột cùng là dẫn nhau đến vực thẳm tuyệt lộ này, hố thẳm không bao giờ vượt qua này, mà đại biểu bi tráng nhất của nó là Martin Heidegger. Heidegger với những tác phẩm Vô Thể và Hữu Thể, Hữu Thể và Thời Gian... không bao giờ diễn đạt được được cái "đang là". Rồi chính Heidegger đã im lặng mênh mông trước nụ cười của Đức Phật. Triết học Tây Phương không hiểu nổi nụ cười của Đức Phật.

Chân thành cảm ơn Đạo hữu Minh Trần 
đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách này. (Tâm Diệu)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)