Phân tích tính chất đồng nhất

05 Tháng Tám 201503:32(Xem: 7282)

PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐỒNG NHẤT
Đức Đạt Lai Lạt Ma  
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức
Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu. (Vô tự tính)
-LONG THỌ TÁN DƯƠNG THỰC TẠI –

dalailama-0101234Bây giờ chúng ta sẳn sàng để phân tích “cái tôi” có thể là một với tâm thức và thân thể hay không.  Quan tâm những ngụ ý sau.  Nếu “cái tôi” được thiết lập trong tự nó và của chính nó, như nó hiện diện đến tâm thức chúng ta, và nếu nó cũng là một với tâm – thân, thế thì “cái tôi” và tâm – thân hoàn toàn không thể khác biệt.  Chúng sẽ phải là hoàn toàn và luôn luôn là giống nhau là một với nhau.  Những hiện tượng xuất hiện một cách nhưng tồn tại trong một cách khác là sai lạc, nhưng không thể cho những gì là thật sự được thiết lập có một sự đối kháng giữa sự xuất hiện và sự kiện thực tế.  Điều gì thật sự phải xuất hiện cung cách nó tồn tại và phải tồn tại trong cung cách nó xuất hiện.

Nếu “cái tôi” là một với tâm – thân, thậm chí có hợp lý để thừa nhận sự tồn tại của “cái tôi” không?  Như Long Thọ nói trong Trung Quán Luận:

Khi được xem như là vô ngã

Ngoại trừ phức hợp tâm – thân,

Thế thì phức hợp tâm – thân tự nó sẽ là tự ngã

Nếu như thế, tự ngã của bạn không tồn tại

Nếu “cái tôi” và phức hợp tâm – thân là giống nhau một cách chính xác, sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi” hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi” hay phỏng đoán rằng “thân thể tôi đang mạnh mẽ hơn.”  Cũng thế, nếu tự ngã và tâm – thân là một, thế thì tâm thức và thân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.

Vấn đề thứ hai là, vì tâm thức và thân thể là số nhiều, những tự ngã của một người sẽ phải là nhiều vẻ.  Như Nguyệt Xứng nói:

Nếu tâm thức và thân thể là tự ngã,

Thế thì bởi vì tâm thức và thân thể là số nhiều

Những tự ngã sẽ phải đúng là số nhiều

Hay, như tự ngã là một, tâm thức và thân thể cũng sẽ là một (số ít), một cách vô lý.

Vấn đề thứ ba là, giống như tâm thức và thân thể được sản sinh và suy tàn, “cái tôi” cũng phải được sản sinh một cách cố hữu và suy tàn một cách cố hữu.  Mặc dù Phật Giáo thừa nhận rằng tự ngã được sản sinh và suy tàn, chúng tôi cho rằng điều này thật là quy ước tục đế, không phải một cách cố hữu từ chính phía nó.  Trong việc vắng mặt của sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), có thể cho một chuỗi thời khắc, ngay cả sự sống, hình thành một sự tương tục mà trong ấy cái sau tùy thuộc vào cái trước.  Tuy nhiên, nếu tự ngã được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu, thì không thể có những thời khắc hiện tại của đời sống của quý vị tùy thuộc trên những thời khắc trước, vì mỗi thời khắc vì mỗi thời khắc được sản sinh và tan rã trong tự nó và của chính nó, mà không tùy thuộc trên bất cứ điều gì khác.  Trong trường hợp này, những đời sống quá khứ sẽ không thể có, vì mỗi đời sống sẽ tồn tại trong tự nó và của chính nó [mà không liên hệ với bất cứ điều gì khác].

Đức Phật nói về việc nhớ lại những đời sống quá khứ, và một số người tiếp nhận một cách sai lầm rằng  điều này có nghĩa là Đức Phật sau sự giác ngộ và cá nhân, Ngài ở trong một cuộc đời quá khứ là một và giống nhau, và vì thế  là thường còn.  Tuy nhiên, khi Đức Phật diễn tả những đời sống trước đây, Ngài đã cẩn thận không đồng nhất rằng con người của đời sống hiện tại của Ngài trong một nơi đặc thù tại một thời điểm đặc thù là con người trong một nơi đặc thù tại một thời điểm đặc thù của quá khứ.  Ngài đã nói trong dạng thức tổng quát, nói một cách đơn thuần rằng, “Trong quá khứ ta đã là một con người như thế như thế,” những Ngài đã không nói, “Trong quá khứ Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người như vậy như vậy.”

Trong cách này, chủ thể của hành động (nghiệp) trong một đời sống quá khứ và tác nhân trãi nghiệm những kết quả của những nghiệp chướng đó được bao gồm trong sự tương tục của điều mà Phật Giáo gọi là “cái tôi tồn tại không cố hữu” (hay “chỉ là – cái tôi” đã du hành từ đời này sang đời khác.  Nói cách khác, nếu “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rã một cách cố hữu, sự tương tục như thế sẽ không thể có, vì hai kiếp sống – con người làm những hành động và con người chịu đựng những hậu quả - sẽ không liên hệ với nhau.  Điều này sẽ đưa đến kết quả vô lý rằng những hiệu quả an lạc của những hành vi đạo đức và những hậu quả khổ đau của những hành động vô đạo đức sẽ không sinh hoa trái cho chúng ta; những hậu quả của những hành động đó sẽ là lãng phí, chúng ta sẽ trãi nghiệm những hậu quả mà chính chúng ta đã không tạo tác.

Thiền Quán Phản Chiếu

Quan tâm những hậu quả nếu “cái tôi” được thiết lập trong tự nó và của chính nó [không liên hệ với bất cứ thứ gì khác] phù hợp với việc nó xuất hiện như thế nào trong tâm thức chúng ta và nếu nó cũng là một với tâm – thân chúng ta:

1-    “Cái tôi” và tâm – thân sẽ hoàn toàn và tuyệt đối là một.

2-    Trong trường hợp đó, thừa nhận một “cái tôi” sẽ vô nghĩa.

3-    Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi” hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”.

4-    Khi tâm thức và thân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.

5-    Vì tâm thức và thân thể là số nhiều, những tự ngã của một người cũng sẽ là số nhiều.

6-    Vì “cái tôi” chỉ là một (số ít), tâm thức vả thân thể cũng sẽ là một (số ít).

7-    Giống như tâm thức và thân thể được sản sinh và tan rã vì thế sẽ phải thừa nhận rằng “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rã một cách cố hữu.   Trong trường hợp này, không có hiệu quả an lạc của những hành động đạo đức , cũng không có hậu quả khổ đau của những hành động phi đạo dức sản sinh hoa trái cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm hậu quả của những hành vi mà chúng ta đã không tạo tác.

Hãy nhớ rằng, những gì được thiết lập một cách cố hữu không thể được bao gồm trong cùng sự tương tục mà phải là khác biệt một cách không liên hệ.  Thấu hiểu rằng điều này lệ thuộc trên việc tiếp nhận một ý nghĩa đúng đắn của việc “cái tôi” và những hiện tượng khác thường xuất hiện đến chúng ta là sự tự cấu thành [[1]] và chúng ta thường chấp nhận sự xuất hiện đó và rồi hành động trên căn bản của nó như thế nào.  Đây là loại hiện hữu phóng đại mà chúng ta đang khảo sát.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Bài liên hệ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Quyết định những sự lựa chọn



[1] Không liên hệ đến những thứ khác, tức là sự xuất hiện độc lập, không do nhân duyên, mà đấy là điều không thể có.  Và chúng ta phải thấu hiểu điều này một cách rõ ràng, mới có thể có chính kiến về sự liên hệ hổ tương hay duyên sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2165)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8176)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3007)