Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

17 Tháng Tư 201516:38(Xem: 7986)
THẤY MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG DUYÊN CỦA MỌI HIỆN TƯỢNG
Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Thực chứng giáo lý duyên khởi
Người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan.
-BUDDHA

dalai lama 24Bởi vì những hiện tượng dường như, ngay cả đối với những giác quan của chúng ta, tồn tại từ chính chúng, mặc dù chúng không như thế, chúng ta chấp nhận một cách sai lầm quan điểm rằng những hiện tượng hiện hữu một cách cụ thể hơn là chúng thật sự tồn tại.  Trong cách này chúng ta bị đẩy vào những cảm xúc phiền não, tạo nên hạt giống cho sự tàn phá của chính chúng ta.  Chúng ta phải tẩy trừ những rắc rối này bằng việc phản chiếu đi quán chiếu lại, trên tính bản nhiên phụ thuộc của mọi thứ.

 

TÁC ĐỘNG CỦA DUYÊN KHỞI

Tất cả mọi hiện tượng – hữu ích và tổn hại, nguyên nhân và hậu quả, cái này và cái kia – sinh khởi và được thiết lập trong sự nương tựa trên những nhân tố khác.  Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

Khi điều này trở thành, thì điều kia sinh khởi,

Như có ngắn khi có dài,

Qua sự sinh thành điều này, điều kia được sản xuất.

Giống như ánh sáng từ sự sản sinh của ngọn lửa.

Trong phạm vi này của phụ thuộc, hữu ích và tổn hại sinh khởi, những hiện tượng vô thường có thể biểu hiện chức năng (và không chỉ là điều bịa đặt của sự tưởng tượng), và nghiệp báo – hành động và hậu quả của chúng – là có thể hiện thực được.  Quý vị là khả thi và tôi là khả thi, chúng ta không chỉ là sự sáng tạo tinh thần.  Bằng sự thông hiểu điều này, quý vị thoát khỏi điều mà Phật Giáo gọi là “cực đoan của hư vô”, đưa đến kết luận sai lầm rằng chỉ vì một hiện tượng không thể tìm thấy sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) nên nó hoàn toàn không tồn tại.  Như Long Thọ nói:

Vì thấy rằng những hậu quả sinh khởi

Từ những nguyên nhân, người ta thừa nhận những gì xuất hiện

Trong những quy ước của thế gian (tục đế)

Và không chấp nhận hư vô chủ nghĩa.

Có hai cực đoan – khái niệm cường điệu rằng những hiện tượng (vạn pháp) tồn tại dưới năng lực của chính chúng, và sự phủ nhận nhân quả  (nguyên nhân và kết quả) – giống như những hố thẳm mà trong ấy tâm thức của chúng ta có thể rơi xuống, đấy là sự tạo nên những quan điểm tai hại thổi phồng thể trạng của những đối tượng vượt khỏi tính chất tự nhiên thật sự của chúng hay phủ nhận chính sự tồn tại của nhân quả.   Rơi vào hố thẳm cường điệu, chúng ta bị đẩy vào sự thỏa mãn khái niệm về chính chúng ta mà nó phóng đại chúng ta thật sự như thế nào – một sự bất khả chiến bại.  Hay, rơi vào hố thẳm của sự phủ nhận, chúng ta đánh mất quan kiến về giá trị của đạo đức và bị đẩy vào những hành vi xấu xa mà chúng sẽ phá ngầm tương lai của chính chúng ta.

Để có thể cân bằng đuyên khởi và tính không, chúng ta cần phải phân biệt giữa sự tồn tại cố hữu và sự tồn tại đơn thuần.  Cũng cần yếu để nhận ra vấn đề khác biệt giữa sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) và sự hoàn toàn không tồn tại (hư vô).  Đấy là tại sao khi những đại hiền nhân Phật Giáo ở Ấn Độ dạy về tính không, các ngài đã không sử dụng sự biện luận rằng những hiện tượng là trống không khả năng biểu hiện những chức năng.  Đúng hơn, các ngài nói rằng những hiện tượng là trỗng rỗng sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) bởi vì chúng là duyên khởi.  Khi tính không được hiểu trong cách này, cả hai cực đoan được tránh.  Khái niệm cường điệu rằng những hiện tượng tồn tại từ chính chúng được tránh qua sự nhận thức về tính không, và việc phủ nhận sự tồn tại khả năng biểu hiện chức năng được tránh qua việc thấu hiểu rằng những hiện tượng là duyên khởi và vì thế không phải không tồn tại một cách hoàn toàn.

Như Nguyệt Xứng nói:

Luận lý duyên khởi này

Cắt xuyên qua tất cả những mạng lưới của những quan điểm tà kiến.

Duyên khởi là lộ trình cho việc hướng đến xóa sạch hai hố  thẳm của những quan điểm sai lầm và những khổ đau kèm theo chúng.

TÍNH KHÔNG THỂ DIỄN ĐẠT CỦA CHÂN LÝ

Một lần nọ, có một học giả thiếu kinh nghiệm trong một tu học viện ở Lhasa, người đang trong thời điểm khó khăn của tranh luận, không thể đáp trả những thách thức.  Thế là ông ta tuyên bố, đến tất cả mọi người trong tranh luận, rằng ông biết tất cả những câu trả lời nhưng ông ta đang gặp khó khăn để diễn tả bằng ngôn ngữ.  Có thể chúng ta – không biết tính không rõ ràng – có thể chỉ lập lại những lời tuyên bố đã có trong kinh điển Phật Giáo rằng sự toàn thiện của tuệ trí là không thể nhận thức được và không thể diễn tả được và cố gắng mở to mắt đề nhìn sâu tận đáy!  Tuy nhiên, lời tuyên bố này có nghĩa rằng sự thực chứng về tính không là được kinh nghiệm một cách trực tiếp trong thiền quán bất nhị không thể phát biểu được bằng ngôn ngữ; chứ không có nghĩa là tính không thì không thể phản chiếu được và thiền quán được.

Khi chúng ta nói, nghe, hay nghĩ về những thuật ngữ như tính không hay chân lý cứu kính, chúng hiện khởi với chúng ta trong một chủ thể và đối tượng riêng biệt – tâm thức ở về một phía và tính không ở một phía khác – trái lại trong thiền quán thậm thâm, chủ thể và đối tượng có một nhiệm vụ; tính không và tâm thức nhận thức nó giống như nước đổ vào nước, không khác biệt, không thể phân biệt.

TƯƠNG TỰ VỚI VỌNG TƯỞNG

Sử dụng khí cụ phân tích, quý vị không thể tìm ra một thực thể luân hồi từ đời sống này sang đời sống khác, nhưng điều này không có nghĩa là sự tái sinh hoàn toàn không hiện hữu.  Mặc dù tác nhân, hành động và đối tượng không thể cưỡng lại sự phân tích để đứng vững một cách độc lập, nhưng những hành vi lành mạnh và không lành mạnh để lại những dấu vết (hạt giống nghiệp) của chúng trong tâm thức, và những thứ này sẽ đi đến khai hoa kết trái trong kiếp sống này hay trong một đời sống tương lai.

Nếu chúng ta khảo sát một người với luận lý này, người xuất hiện trong một giấc mơ và một người thật sự được thấy khi chúng ta thức dậy, hoàn toàn không có tự ngã cấu thành có thể tìm thấy được trong cả hai người ấy.  Hai người ấy là không thể tìm thấy được một cách bình đẳng dưới sự phân tích như thế, nhưng điều này không có nghĩa rằng không có những con người thật sự hay người trong mộng là một người thật sự.  Sự kiện rằng con người và những đối tượng khác là không thể tìm thấy dưới sự phân tích không có nghĩa rằng những điều ấy không hiện hữu mà rằng chúng không tồn tại trong cung cách bởi năng lực của chính chúng; chúng hiện hữu do bởi những nhân tố khác, tức là lý duyên khởi.  Trong cách này, sự biểu hiện trỗng rỗng dưới năng lực của chính nó đi đến ý nghĩa lệ thuộc trên những thứ khác.

Thiền Quán Phản Chiếu

Quan tâm:

1- Sự tồn tại cố hữu (tự tính) đã chẳng bao giờ, đang không bao giờ, và sẽ không bao giờ tồn tại.

2- Tuy thế, chúng ta tưởng tượng rằng nó thật tồn tại và vì thế bị đẩy vào trong những cảm xúc buồn lo.

3- Chấp ngã: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng tồn tại một cách cố hữu là một cực đoan của sự phóng đại (hay tự ý thêm vào), một hố thẳm đáng sợ.

4- Chấp không: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng vô thường (vạn pháp vô thường) không thể biểu hiện chức năng, hay hoạt động như nhân và quả, là một hình thức cực đoan của sự phủ nhận, một hố thẳm đáng sợ khác.

5- Nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu do bởi biểu hiện duyên khởi tránh được cả hai cực đoan.  Nhận ra rằng những hiện thượng là duyên sinh tránh cực đoan phủ nhận nguy hiểm; nhận ra rằng chúng là trống không sự tồn tại cố hữu tránh được cực đoan phóng đại nguy hiểm.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Bài liên hệ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn