Áo Cà Sa

08 Tháng Hai 201515:38(Xem: 13997)
MẦU ÁO CÀ SA

Cách đây hơn 2600 năm, Thái Tử Tất Đạt Đa nửa đêm lặng lẽ giã từ cha già, mẹ yếu, vợ đẹp, con xinh, kinh thành Ca Tỳ La Vệ và thần dân trăm họ để xuất gia tầm Đạo. Sau khi vượt khỏi dòng sông Anoma rì rào sóng vỗ, “Thái tử gò mạnh dây cương nhảy xuống ngựa: con đường mòn tới đây là dứt nẻo. Ngài trao cương ngựa cho Xa-nặc, từ biệt

Sau đó, Thái Tử tự cắt bỏ râu tóc và mặc y phục sa-môn. Đó là chiếc cà sa đầu tiên trong Phật Giáo. Bồ Tát Tất Đạt Đa trong giai đoạn xuất gia tu tập đã lượm vải bô chằm vá để tạo thành áo cà sa mặc che nắng che mưa.. Chiếc cà sa đó đánh dấu một sự thoát ly vĩ đại : một Thái Tử tột bực cao sang có tất cả lại giã từ tất cả để xuất gia tìm chơn lý.

Gốc tiếng Phạn của chữ cà sa là kasaya, có nghĩa là bạc màu hay hư hoại hoặc là hoại sắc, không phải năm mầu chính. Chiếc áo cà  sa không bao giờ mang màu sắc sặc sỡ, kết ren hay thêu thùa. Chiếc áo cà sa của người xuất gia tu Phật tượng trưng của những gì khiêm tốn, đơn sơ và tầm thường nhất. 

Rõ ràng, người xuất gia mà y phục gấm lụa xênh xang thì Phật rầy: “Chẳng hành đúng luật, do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, vì sao lại mặc áo cực đẹp, tô sửa hình vóc,  cùng bọn bạch y kia đâu có khác gì”. Lời Phật quở trách thật nặng mà cũng thật từ bi, và rất đáng để chúng ta suy ngẫm trong bối cảnh áo mão lên ngôi khá phổ biến hiện nay.

Vẫn biết tất cả đều là phương tiện, cần thiết cho một số lễ nghi nhưng không nên sa đà, không quá lạm dụng áo mão để đánh mất đi hình ảnh đặc trưng “đầu tròn, áo vuông” vốn dĩ thanh bần của người xuất gia thoát tục.

(Thích Quảng Tánh)

Áo cà sa gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu lại với nhau. Ngày nay tùy theo học phái, địa phương, phong tục, khí hậu…mà chiếc áo cà-sa cũng biến dạng đi, từ cách may cho đến màu sắc : màu vàng ở Ấn độ và các nước theo truyền thống Nam tông ; các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ như ở Việt Nam và Trung quốc ; màu lam ở Hàn quốc ; màu đen hay nâu đen (màu trà) ở Nhật ; màu vàng nghệ hay nâu đỏ ở Tây tạng…Nói chung có ba màu chính theo phép quy định: tức màu gần như đen (màu thâm, màu bùn dất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả).

Trên thực tế thì ngày nay chiếc áo cà sa đã biến đổi nhiều tùy theo phong thổ, tập quán, chủng tộc, học phái…Nhưng dù cho có biến đổi thế nào đi nữa thì chiếc áo cà sa phải giữ được ý nghĩa nguyên thủy của nó: sự đơn sơ, khiêm nhường, trân quý và cao cả.

(Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen)




Màu áo cà sa chư Tăng Nam Tông (Việt Nam)
blankMàu áo cà sa chư Tăng Ni hệ phái Khất Sĩ (Việt Nam)
blankblankMàu áo cà  sa chư Tăng Phật Giáo Lào:
blankMàu áo cà sa chư Tăng ni Hàn Quốc:
blankMàu áo cà sa chư Tăng ni Phật Giáo Việt Nam hải ngoại tại Hoa Kỳ:
blank
Các bức ảnh dưới đây là màu áo cà sa của chư Tăng Bắc Tông
trong các lễ trai đàn chần tế tại Việt Nam:

blank
Đại Trai Đàn Chẩn Tế Chùa Minh Thành Năm 2009
blank
Trai Đàn Chùa Viên Giác Năm 2010
ao ca sa 22
Trai Đàn Chùa Viên Giác Năm 2010
ao ca sa 21
Trai Đàn Chùa Viên Giác Năm 2010
blank
Tịnh viện Pháp Hạnh tạ đàn Dược Sư thất châu
blank
Chùa Minh Thành
blank
Chùa Bửu Minh Gia Lai
ao ca sa 11ao ca sa 10ao ca sa 09ao ca sa 08ao ca sa 07ao ca sa 06ao ca sa 05ao ca sa 04

ao ca sa 02
Hòa thượng Thích Trí Quảng
ao ca sa 01



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2167)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8178)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3009)