Chỉ và Quán

20 Tháng Bảy 201503:40(Xem: 5297)

CHỈ và QUÁN
Quảng Tánh

thien chi va quanChúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.

Đức Phật xưa kia trong quá trình tầm sư học đạo, dù đã hết sức cố gắng tu tập, chứng đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, đỉnh cao thiền chỉ của các bậc thầy đương thời nhưng Ngài thấy rõ chưa hoàn toàn giải thoát. Cho đến khi từ giã tất cả, ngồi một mình dưới cội bồ-đề, phát huy thiền quán, tuệ giác bùng vỡ, quét sạch tham ái và vô minh mới thành tựu đại giải thoát.

Vì thế có thể nói, trọng tâm của mọi pháp tu trong Phật giáo chính là Chỉ và Quán. Nếu thiếu một trong hai pháp này, nhất là Quán, thì đạo nghiệp giải thoát không thể thành tựu.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo tịch tĩnh (A-lan-nhã) nên tu hành hai pháp. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là Chỉ và Quán. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh, được Chỉ, thôi dứt, thì giới luật được thành tựu, chẳng mất oai nghi, chẳng phạm cấm hạnh, tạo các công đức. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh lại được Quán rồi, liền quán Khổ này, như thật mà biết, quán Khổ tập, quán Khổ tận, quán Khổ xuất yếu, như thật mà biết. Người đó quán như thế xong, tâm dục lậu giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô minh lậu được giải thoát, liền được trí giải thoát, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân sau nữa, như thật mà biết. Chư Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác quá khứ đều do hai pháp này mà được thành tựu. Vì sao thế? Giống như Bồ-tát lúc ngồi dưới gốc cây thọ vương, trước suy nghĩ pháp Chỉ và Quán này. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát được Chỉ rồi, liền có thể hàng phục ma oán. Nếu Bồ-tát lại được Quán rồi, liền thành tựu tam đạt trí, chứng đắc Vô thượng Chí Chân Đẳng Chánh Giác. Thế nên, các Tỳ-kheo! Tỳ-kheo tịch tĩnh nên tìm phương tiện hành hai pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức, 

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr344)

Chỉ (Sammatha) có nghĩa là dừng, an trụ tâm vào một đối tượng Chánh pháp. Có nhiều đề mục quán niệm, đơn cử như các đề mục niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên (lục niệm) hoặc niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết (thập niệm) sẽ đưa đến tịnh chỉ, tịch tĩnh và nhất tâm. Thiền chỉ đưa đến thành tựu định đồng thời “giới luật được thành tựu, chẳng mất oai nghi, chẳng phạm cấm hạnh, tạo các công đức”.

Trên nền tảng an định của các đề mục thiền chỉ, hành giả tiếp tục phát huy thiền quán (Vipassana). Hành giả để tâm theo dõi một đối tượng và phân tích hay tư duy trên đối tượng ấy, nói cách khác là quán tánh sanh diệt trên đối tượng. Tuy nhiên, hành giả phải để tư duy hoạt động trên cơ sở sự thật về Duyên khởi hoặc Khổ, Vô thường, Vô ngã. Nếu tư duy mênh mang và không phân tích sự vật theo Duyên sinh thì đấy chỉ là vọng tưởng mà không phải minh sát của thiền quán. Chính tuệ giác của thiền quán mới có công năng đoạn trừ hết các kiết sử, thấy biết như thật về Tứ Thánh đế, thành tựu giải thoát sanh tử.

Thế Tôn đã khẳng định, chư Phật trong quá khứ cũng nhờ hai pháp Chỉ và Quán mà giác ngộ tối thượng. Hiện đời Ngài cũng nhờ Chỉ và Quán mà thành Phật. Nên hàng hậu thế đệ tử chúng ta, dù tu theo pháp môn nào cũng cẩn trọng quán sát xem có Chỉ và Quán hay không, nếu thiếu một trong hai thì phải điều chỉnh hoặc từ bỏ, vì chưa hội đủ điều kiện để đưa đến giải thoát, Niết-bàn.

BÀI ĐỌC THÊM:
Sơ lược: sự khác biệt giữa thiền chỉ và thiền quán (Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt)
Con Đường Thiền Chỉ Và Thiền Quán (Tỳ kheo Pháp Thông dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tư 2015(Xem: 5678)
Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
21 Tháng Tư 2015(Xem: 5689)
Con người là một hợp thể của năm uẩn, sắc (thân - vật chất) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm - tinh thần). Thân và tâm tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ khắng khít, tác động và hỗ tương lẫn nhau.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 5981)
Lời dạy của Thế Tôn thật rõ ràng “Nhận lợi dưỡng của người thật là chẳng phải dễ, khiến người chẳng đến được chỗ vô vi”. Nên chỉ xem lợi dưỡng là phương tiện sống và hành đạo mà thôi, quyết không dính mắc và không bị nó nhận chìm. Nhận chân và thực hành được lời dạy này của Phật thì may ra đời tu mới nhẹ nhàng, thanh thản, chỗ vô vi mới có thể dự phần. Còn nếu dính mắc quá nhiều vào lợi dưỡng và cung kính thì dù có là ai và địa vị nào đi nữa cũng chỉ dừng ở hữu `vi mà thôi.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 6923)
Ai cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 7060)
Rõ ràng Pháp vương và Pháp chủ là những tôn hiệu để chỉ Đức Phật. Tăng thống, Tăng chủ thì có thể vẫn là phàm tăng hoặc á thánh, còn Pháp vương và Pháp chủ thì chắc hẳn là bậc Giác ngộ, bậc Thánh A-la-hán trở lên. Nên thiển nghĩ, việc thiết định hay diễn dịch các chức danh trong Tăng đoàn cần phù hợp với tinh thần kinh điển và thuận hợp với lịch sử phát triển Phật giáo.
25 Tháng Ba 2015(Xem: 7707)
Có sanh ra ắt sẽ có già suy và bệnh chết. Ai rồi cũng đến lúc về già, sức vóc không còn tươi đẹp và khỏe mạnh như xưa. Âu đó cũng là quy luật thường nhiên sanh già bệnh chết.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6798)
Trong ba ác nghiệp của thân, khẩu, ý thì khẩu nghiệp (nói gian dối, nói chia rẽ, nói hung ác, nói dua nịnh) là dễ gây tạo nhất. Nhiều người cứ nghĩ lời nói gió bay nên nói không cần suy xét, nói cho đã miệng mà không ngờ những lời hư vọng ấy có tác hại không nhỏ đến mình và người. Nhất là khi đề cập hay bình phẩm về người tu hành,
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7465)
Hẳn ai cũng biết, một trong những bổn phận căn bản của người xuất gia là thuyết pháp, đem lời vàng vi diệu của Thế Tôn chia sẻ an lạc đến với mọi người.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 8498)
Như Lai phủ nhận vai trò lãnh đạo Tăng đoàn của Ngài hẵn có lý do. Trước nhất, Tăng già (Sangha) là một tổ chức nhưng dựa trên nền tảng thanh tịnh và hòa hợp mà hoàn toàn không có giáo quyền. Thứ đến, giải thoát và giác ngộ là nỗ lực phấn đấu để thăng chứng của tự thân mỗi Tỷ-kheo
01 Tháng Ba 2015(Xem: 6687)
Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.