Khái Lược Ý Nghĩa Biến Hành, Đồng Loại Nhân và Đẳng Lưu Quả

06 Tháng Bảy 201503:22(Xem: 5069)
KHÁI LƯỢC Ý NGHĨA
BIẾN HÀNH, ĐỒNG LOẠI NHÂN VÀ ĐẲNG LƯU QUẢ
Phước Nguyên
****************

blankTheo Ngài Thế-Thân, trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, Tám giới thuộc loại không ngăn ngại (vô ngại pháp) tức bảy tâm giới và pháp giới, vừa là đẳng lưu vừa là dị thục. Là đẳng lưu khi sinh từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân (sarvatragahetu); là dị thục khi sinh từ dị thục nhân (sarvatragahetu), các pháp vô ngại không phải là trưởng dưỡng bởi vì các giới không thuộc sắc không có sự tích tập (sacaya). Các pháp còn lại (dư) là bốn cảnh sắc, hương, vị và xúc đều có cả ba loại dị thục, trưởng dưỡng và đẳng lưu.

Hữu bộ nói rằng: Các pháp được gọi là cùng hiện khởi, ngoài câu hữu nhân ra, còn có các nhân khác như đồng loại nhân (sabhāgahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu). Các nhân này có vai trò tương tợ như sợi dây, cái móc, v.v., do đó câu hữu nhân mới được lập thành.

Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu). Đây là các loại nhân mà các luận sư Đối pháp[1] đã thừa nhận:

能作及俱有

同類與相

應 遍行并異

熟 許因唯六種.

Năng tác nhân, câu hữu nhân,

Đồng loại nhân, tương ưng nhân,

Biến hành nhân, và dị thục nhân.

Nhân chỉ có sáu loại này.

Biến hành nhân là do khai triển các loại phiền não từ  Đồng loại nhân mà thiết lập. Đồng loại nhân bao gồm cả sắc và tâm, nhưng Biến hành nhân chỉ giới hạn ở mười một phiền não biến hành của tâm sở.

遍行謂前遍 為同地染因.

Biến hành là các pháp biến hành trước đó

Làm nhân cho nhiễm pháp ở cùng địa.

Đồng loại nhân  tức là các pháp đồng loại, thì lấy pháp đồng loại làm nhân. Thiện pháp làm nhân cho thiện pháp. Ác pháp làm nhân cho ác pháp. Phi thiện phi ác pháp, làm nhân cho phi thiện phi ác pháp.

Đồng loại và liên tục là hai tính chất của đồng loại nhân. Đồng loại là vì quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của nhân.

Thí dụ: Con gà là kết quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của trứng gà; Và trứng gà là kết quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ những noãn tử trong con gà, phối hợp với các duyên có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của nhân duyên con gà.

Cho nên, mục đích của Biến hành nhân là giúp cho ta thấy sự liên hệ giữa tiền nhân và hậu quả.

Mười một phiền não biến hành gồm:

Do mê lầm đối với lý Khổ thánh đế (sự thực của khổ), mà sinh khởi bảy thứ phiền não gồm:

Thân kiến: Tri kiến sai lầm đối với sự thật của thân thể.

Biên kiến: Tri kiến một chiều đối với thực tại toàn diện.

Tà kiến: Tri kiến sai lầm đối với thực tại.

Kiến thủ kiến: Bám chặt vào những hiểu biết sai lầm.

Giới cấm thủ: Tuân thủ những tín điều không thích ứng với chân lý.

Nghi: Nghi ngờ đối với sự giác ngộ chân lý và con đường dẫn thánh đến sự giác ngộ ấy.

Vô minh: Không hiểu rõ sự thực về Khổ, Tập, Diệt và Đạo. Không hiểu rõ sự thực đối với ngã và pháp.

Và do mê lầm đối với lý Tập thánh đế (sự thực của những tập khởi khổ đau), mà sinh khởi bốn thứ phiền não gồm: Tà kiến, kiến thủ, nghi và vô minh.

Do những mê lầm này tác động làm nhân sinh khởi hết thảy phiền não, nên gọi là Biến hành nhân. Biến hành nhân dẫn sinh Đẳng lưu quả.

Đẳng lưu quả còn gọi là Y quả hay Tập quả. Y quả là quả y vào Tùy thuận y xứ mà thành lập. Tập quả là quả sinh khởi từ chủng tử huân tập đồng loại mà sinh khởi.

Đẳng lưu quả, tiếng Phạn là Nisyandaphala. Nisyanda, cùng một dòng chảy, cùng một chủng loại. Ở trong Luận Thuận Chánh Lý có câu kệ giải thích Đẳng lưu quả như sau: “Đẳng lưu tợ tự nhân”. Nghĩa là quả sinh khởi tương tợ và đồng loại với nhân. Nên, Đẳng lưu quả là quả sinh ra tương tợ với Đồng loại nhân và Biến hành nhân. Đồng loại nhân và Biến hành nhân là tác nhân sinh khởi Đẳng lưu quả.

Quả và nhân có hai loại tương tợ gồm: Thể loại và tính loại.

Thể loại của quả là tương tợ với thọ, tưởng, hành, thức...

Tính loại của quả là tương tợ với tính loại của nhân, như tính thiện, ác hay vô ký.

Nghĩa là tâm thiện của sát-na trước, sinh khởi tâm thiện của sát-na sau. Tâm ác của sát-na trước, sinh khởi tâm ác của sát-na sau. Tâm vô ký hay tâm không thiện ác của sát-na trước, sinh khởi tâm vô ký hay tâm không thiện ác của sátna sau. Quả sinh khởi cùng thể loại và cùng tính chất như vậy gọi là Đẳng lưu quả.

Đồng loại nhân sinh khởi Đẳng lưu quả là do các pháp liên hệ tương tác không đồng biến hành, khiến mỗi tính loại hay thể loại đều hướng thánh đến tợ loại của chính nó. Biến hành nhân sinh khởi Đẳng lưu quả là do quả liên hệ tương tợ thánh đến tính chất nhiễm hay tịnh của nhân đồng biến hành.

Lại nữa, Đẳng lưu quả, tuy sinh khởi từ Đồng loại nhân là thiện, ác hay vô ký, nhưng quả của nó lại hướng thánh đến lạc thọ, khổ thọ và xả thọ, nên gọi Đẳng lưu quả sinh khởi từ Biến hành nhân.

Lạc thọ, khổ thọ, xả thọ của Đẳng lưu quả không sinh khởi từ Đồng loại nhân mà sinh khởi từ Biến hành nhân, Tại sao? Vì do các pháp đồng biến hành hướng thánh đến bộ loại khác nó mà tương tợ với nó. Như nhân thiện sinh khởi quả báo vui. Nhân ác sinh khởi quả báo khổ. Nhân không thiện không ác hay vô ký, thì sinh khởi quả báo không vui không khổ. Nhưng, khi nhân ác đã sinh khởi quả khổ, thì quả khổ ấy là vô ký, chứ không phải khổ là ác. Quả khổ không phải là ác, nhưng quả khổ là do nhân ác dẫn sinh. Khi nhân thiện đã sinh quả vui, thì quả vui ấy là vô ký, chứ không phải là thiện, nhưng quả vui ấy là do nhân thiện dẫn sinh. Nhân sinh khởi quả như vậy, gọi là nhân biến hành sinh khởi quả đẳng lưu. Vì quả như vậy, nó thuộc nhân biến hành, nên gọi là nhân biến hành sinh quả đẳng lưu.

Theo Thành Duy Thức Luận 8, Đẳng lưu quả không phải chỉ dẫn sinh từ hai nhân Đẳng lưu và Biến hành mà còn dẫn sinh từ bảy nhân gồm:

1- Khiên dẫn nhân.

2- Sanh khởi nhân.

3- Nhiếp thọ nhân.

4- Dẫn phát nhân.

5- Định dị nhân.

6- Đồng sự nhân.

7- Bất tương vi nhân cùng với các duyên như Nhân duyên và Tăng thượng duyên mà Quả đẳng lưu thành tựu.[2]

Theo Thành Duy Thức Luận Quán Tâm Pháp Yếu:  Đẳng lưu quả có hai loại gồm: Chân đẳng lưu quả và Tợ đẳng lưu quả.

Chân đẳng lưu quả: Do tập khí huân thành chủng tử thiện ác đời trước, nên đời này sinh ra, lại ưa thích điều thiện, ác đã được huân tập ấy. Đó gọi là Chân đẳng lưu quả.

Tợ đẳng lưu quả: Đời trước có tâm không não hại chúng sanh, đời này được quả báo sống lâu; đời trước sống với tâm không tham lam, bần tiện, đời này được quả báo giàu có. Đời này bị nghèo đói, do đời trước sống với tâm tham lam, bần tiện; đời nay vợ con hay chồng con bất chánh, do đời trước sống với tâm hành tà dâm... Đó gọi là Tợ đẳng lưu quả[3].

 

Phước Nguyên.

[1] Jñānaprasthāna, 1,11.

[2] Thành Duy Thức Luận 8, Đại 31, Tr.42b.

[3] Thành Duy Thức Luận Quán Tâm Pháp Yếu, Tục 82.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6506)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8619)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7361)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8279)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5921)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6814)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6861)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7886)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7389)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7459)
Sự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp. Người tu muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh quả.