Buông gánh

15 Tháng Hai 201503:32(Xem: 6646)

BUÔNG GÁNH

Quảng Tánh

blankNói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng hình ảnh “gánh nặng đã đặt xuống”. Như người nông dân xưa, mọi thứ đều đặt trên đôi vai, khi về đến nhà, gánh nặng được buông xuống thì cảm giác thật tuyệt vời.

Đã sinh ra làm người, dĩ nhiên mỗi người mỗi nghiệp. Có thân nên khổ vì thân. Chính tấm thân năm uẩn này cùng với sự tham ái và chấp thủ kiên cố đã tạo ra vô vàn đau khổ. Buông gánh không phải là bỏ thân này, vì thân này hư hoại thì vẫn theo nghiệp tạo thân mới, tiếp tục chịu khổ.

Buông gánh chính là “khiến cho ái kia dứt hẳn trọn vẹn”. Khi tham ái và chấp thủ không còn thì nhân duyên sanh tử bị chặt đứt, khổ đau được đoạn tận, hành giả hoàn toàn tự do và giải thoát. Đức Phật dạy về pháp tu buông gánh như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay Ta sẽ thuyết về gánh, cũng sẽ thuyết về người mang gánh, cũng sẽ thuyết nhân duyên gánh, cũng sẽ thuyết về buông gánh. Tỳ-kheo các Thầy hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ, nay Ta sẽ thuyết.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Thưa vâng, Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Thế nào gọi là gánh? Nghĩa là năm ấm. Thế nào là năm? Nghĩa là sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm. Đó gọi là gánh.

Thế nào gọi là người mang gánh? Người mang gánh là thân người, tên gì, họ gì, sanh như thế, ăn thức ăn như thế, chịu khổ vui, thọ mạng dài ngắn như thế. Đó gọi là người mang gánh.

Thế nào gọi là nhân duyên gánh? Nhân duyên gánh là nhân duyên ái trước, cùng chung với dục, tâm không xa lìa. Đó gọi là nhân duyên gánh.

Thế nào gọi là buông gánh? Nghĩa là hay khiến cho ái kia dứt hẳn trọn vẹn, đã trừ, đã mửa ra. Đó gọi là buông gánh.

Như thế, Tỳ-kheo, nay Ta đã thuyết gánh, đã thuyết về nhân duyên gánh, đã thuyết về người mang gánh, đã thuyết về buông gánh. Chỗ đáng làm của Như Lai, nay Ta đã làm xong. Hãy ở dưới gốc cây, chỗ vắng vẻ, ngồi ngoài trời, thường nhớ tọa thiền, chớ có buông lung.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:

Nên nhớ bỏ gánh nặng,
Lại chớ tạo gánh mới,
Gánh là bệnh thế gian
Bỏ gánh vui đệ nhất.
Cũng nên trừ ái kiết
Và bỏ hạnh phi pháp,
Trọn nên xa lìa đây,
Lại chẳng thọ thân nữa.

Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tạo phương tiện xa lìa gánh nặng. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tứ đế, 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.545)

Từ xa xưa, Thế Tôn đã dạy chúng đệ tử hãy “buông gánh, đặt gánh nặng xuống”. Hiện tại, một vị thiền sư khi đệ tử cầu pháp muốn được nhận lời giáo huấn ngắn gọn nhất, đơn giản nhất để tu hành cũng đã dạy “buông”.

Buông là thả ra, bỏ ra, không nắm giữ. Vậy mà chúng ta, hàng đệ tử của Thế Tôn, mấy ai đã thực sự trọn vẹn xả buông. Và dĩ nhiên, không buông thì dính mắc, bị trói buộc không thoát ra được.

“Khiến cho ái kia dứt hẳn trọn vẹn” chính là trọng tâm của giáo lý giải thoát. Thân năm uẩn tuy hiện hữu nhưng giả có, thực sự không phải là tôi, tự ngã của tôi. Vì chấp ngã nên tham ái hoành hành và tạo ra phiền não, khổ đau, sanh tử.

Muốn đoạn trừ tham ái thì trước cần buông bỏ những thứ ngoài thân, buông bỏ từng phần. Những thứ bên ngoài như tài sản, chức phận… vốn bèo bọt, hư ảo khá dễ dàng nhận thấy mà không buông được, thậm chí còn chạy vạy kiếm tìm thêm thì biết khi nào mới nghĩ đến chuyện buông bỏ bên trong.

Thân năm uẩn vốn không có lỗi, chấp thủ năm uẩn là tôi và của tôi mới là vấn đề. Hành giả khi đã buông bỏ được những thứ ngoài thân cần nỗ lực thiền định, phát huy tuệ giác để “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Thấu triệt được tính chất duyên sinh, vô ngã của năm uẩn thì tham ái diệt tận. Ngay đây hành giả thực sự buông gánh, thành tựu giải thoát. 

Quảng Tánh

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5296)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5685)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5080)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5442)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6622)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5826)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5154)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6167)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6194)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6021)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.