Khen chê phải rõ ràng

08 Tháng Hai 201508:33(Xem: 6337)

KHEN CHÊ PHẢI RÕ RÀNG

Quảng Tánh

 

blankTrong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải tạo ra phước báo để vun bồi công đức cho bản thân và gia đình. Có rất nhiều việc tạo ra phước báo mà không cần bỏ ra của cải hay là công sức. Đó là chánh niệm trong lời nói, phát ngôn của mình, một trong những pháp môn tu tập cần thiết và căn bản nhất.

Ai cũng biết lời nói có khả năng kiến tạo hiểu biết, tin cậy, hạnh phúc thật kỳ diệu
nhưng chính nó cũng là cội nguồn tạo ra chia rẽ, nghi kỵ, bất hòa, khổ đau. Nhất là sự khen chê ở đời với vô vàn dụng ý khác nhau dễ làm chao đảo lòng người. Sự khen chê không chỉ làm khuynh đảo một người mà có khi khiến gia đình, dòng họ và cả dân tộc cũng bị chi phối theo. 

Người con Phật luôn tỉnh giác trước mọi lời khen chê của thế gian và cẩn trọng với phát ngôn khen chê của riêng mình. Thế Tôn đã dạy, ai khen chê một cách thành thật, đúng đắn thì “được phước vô lượng”. Ngược lại nếu khen chê không thành thật, không đúng đắn thì tự mình “chịu tội vô lượng”. 

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai hạng người gặt hái được phước vô lượng. Thế nào là hai? Với người đáng khen ngợi thì khen ngợi, người không đáng khen ngợi thì không khen ngợi. Đó là hai hạng người được phước vô lượng. Lại có hai hạng người chịu tội vô lượng. Thế nào là hai? Nghĩa là người đáng khen ngợi lại phỉ báng, người không đáng khen ngợi mà lại khen ngợi. Các Tỳ-kheo, chớ học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tàm quý, 

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.296)

 

Thường thì ai cũng thích được khen, thèm nghe tiếng khen nhưng không vì thế mà lúc nào ta cũng khen, chỉ gặp “người đáng khen ngợi thì khen ngợi”. Vì tiếng khen, những lời có cánh trong đời vốn mang nhiều dụng ý khác nhau. Chỉ có bậc Thánh mới biết được ẩn giấu phía sau lời khen là gì. Nên khen ngợi đúng người, đúng việc cũng không phải là điều dễ làm. Lời khen đúng, thật lòng có tác dụng khích lệ rất lớn cho người được khen đồng thời khiến cho người khen trở nên bao dung, hoan hỷ hơn nên cả hai đều “được phước vô lượng”.

Điều đáng lưu tâm là lời dạy: “Với người không đáng khen ngợi thì không khen ngợi”. Không khen ngợi thôi chứ không phải là chê bai. “Nhân vô thập toàn”, mình đã hoàn hảo đâu mà vội chê người. Ta không khen vì người đó, việc đó không đáng khen mà thôi. Thường thì gặp trường hợp không đáng khen thì chúng ta lập tức chê trách không thương tiếc. Dù chê trong trường hợp này vốn không sai nhưng nếu biết dừng lại ở chỗ không khen là cách ứng xử hay, tinh tế nhất.

Ngược lại, người đáng khen thì ta lại chê và người đáng chê thì ta lại khen. Người đáng khen mà ta lại phỉ báng, chê trách thậm tệ, rõ ràng ta thiếu trí tuệ trong trường hợp này. Hoặc giả ta cũng biết người đó, việc đó đáng khen nhưng vì tâm đố kỵ, ghen ăn tức ở xâm chiếm tâm hồn nên không khen nổi. Gặp người và việc đáng chê mà ta lại khen thì rõ ràng tâm ta chất ngất những điều ác độc. Cổ xúy và khen ngợi người xấu, điều ác là dấu hiệu rõ nhất tố cáo ta không phải là người tốt. Với cách khen chê ngược đời này, nếu không sớm chuyển hóa thì tự thân phải “chịu tội vô lượng”.

Vẫn biết lời chê thì chẳng ai muốn nghe nhưng chê đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng liều lượng lại có tác dụng tích cực, nhằm góp ý và xây dựng để cho người trở nên hoàn thiện. Cũng như tiếng khen, lời chê có mang chất liệu từ bi - trí tuệ thì tác dụng trị liệu và chuyển hóa rất cao. Chê người cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại mình. Nên khen chê đúng đắn là một cách tu, giúp mình và người đều hoàn thiện và thăng hoa trong cuộc sống.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 2015(Xem: 6172)
Thời Thế Tôn, nhiệm vụ trọng yếu của một Tỳ-kheo là tu học, khất thực và thuyết pháp. Cốt tủy của nội dung tu học là thiền định (tu) và nghe pháp (học). Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe pháp từ kim khẩu của Thế Tôn, nghe pháp từ chư vị Trưởng lão trong các hội chúng. Sau đó các Tỳ-kheo thường tụng đọc lại nội dung pháp thoại đã được nghe cho đến khi thuộc lòng.
27 Tháng Tư 2015(Xem: 5674)
Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
21 Tháng Tư 2015(Xem: 5683)
Con người là một hợp thể của năm uẩn, sắc (thân - vật chất) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm - tinh thần). Thân và tâm tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ khắng khít, tác động và hỗ tương lẫn nhau.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 5976)
Lời dạy của Thế Tôn thật rõ ràng “Nhận lợi dưỡng của người thật là chẳng phải dễ, khiến người chẳng đến được chỗ vô vi”. Nên chỉ xem lợi dưỡng là phương tiện sống và hành đạo mà thôi, quyết không dính mắc và không bị nó nhận chìm. Nhận chân và thực hành được lời dạy này của Phật thì may ra đời tu mới nhẹ nhàng, thanh thản, chỗ vô vi mới có thể dự phần. Còn nếu dính mắc quá nhiều vào lợi dưỡng và cung kính thì dù có là ai và địa vị nào đi nữa cũng chỉ dừng ở hữu `vi mà thôi.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 6921)
Ai cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 7059)
Rõ ràng Pháp vương và Pháp chủ là những tôn hiệu để chỉ Đức Phật. Tăng thống, Tăng chủ thì có thể vẫn là phàm tăng hoặc á thánh, còn Pháp vương và Pháp chủ thì chắc hẳn là bậc Giác ngộ, bậc Thánh A-la-hán trở lên. Nên thiển nghĩ, việc thiết định hay diễn dịch các chức danh trong Tăng đoàn cần phù hợp với tinh thần kinh điển và thuận hợp với lịch sử phát triển Phật giáo.
25 Tháng Ba 2015(Xem: 7706)
Có sanh ra ắt sẽ có già suy và bệnh chết. Ai rồi cũng đến lúc về già, sức vóc không còn tươi đẹp và khỏe mạnh như xưa. Âu đó cũng là quy luật thường nhiên sanh già bệnh chết.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6795)
Trong ba ác nghiệp của thân, khẩu, ý thì khẩu nghiệp (nói gian dối, nói chia rẽ, nói hung ác, nói dua nịnh) là dễ gây tạo nhất. Nhiều người cứ nghĩ lời nói gió bay nên nói không cần suy xét, nói cho đã miệng mà không ngờ những lời hư vọng ấy có tác hại không nhỏ đến mình và người. Nhất là khi đề cập hay bình phẩm về người tu hành,
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7460)
Hẳn ai cũng biết, một trong những bổn phận căn bản của người xuất gia là thuyết pháp, đem lời vàng vi diệu của Thế Tôn chia sẻ an lạc đến với mọi người.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 8493)
Như Lai phủ nhận vai trò lãnh đạo Tăng đoàn của Ngài hẵn có lý do. Trước nhất, Tăng già (Sangha) là một tổ chức nhưng dựa trên nền tảng thanh tịnh và hòa hợp mà hoàn toàn không có giáo quyền. Thứ đến, giải thoát và giác ngộ là nỗ lực phấn đấu để thăng chứng của tự thân mỗi Tỷ-kheo