Đàm đạo về Minh triết

01 Tháng Hai 201516:36(Xem: 5176)

ĐÀM ĐẠO VỀ MINH TRIẾT

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

 

Hỏi: Thế nào là tâm trí minh triết?

Đáp: Tâm trí minh triết là tâm trí mang phẩm chất chân-thiện-mĩ.

 

Hỏi: Thế nào là tâm trí mang phẩm chất chân-thiện-mĩ?

Đáp: Tâm trí mang phẩm chất chân-thiện-mĩ là tâm trí giải thoát khỏi tình trạng óc não bị quy định, bị khuôn đúc (tình trạng vô minh quy ngã).

 

Hỏi: Tâm trí giải thoát khỏi tình trạng óc não bị quy định, bị khuôn đúc, nói cụ thể hơn, có nghĩa là gì?

Đáp: Tức là giải thoát khỏi tình trạng ngã chấp (tình trạng chấp thủ cái “tôi”, tình trạng quy ngã).

 

Hỏi: Tại sao điều này có tầm quan trọng như vậy?

Đáp: Vì cái “tôi” càng đen tối, tình trạng quy ngã càng lớn thì các phẩm chất quan trọng như tâm thái hòa bình an lạc, tâm trí tự do tự chủ, tình yêu thương lân mẫn, thiện chí công bằng bình đẳng càng yếu kém. Yếu kém các phẩm chất quan trọng này thì không thể có tâm trí minh triết; vì minh triết có nghĩa là có nhãn quan minh triết, có hành động minh triết với cuộc sống toàn diện, với thế giới, với con người.

 

Hỏi: Làm sao để giải thoát khỏi tình trạng ngã chấp?

Đáp: Viên mãn giải thoát thì rất khó. Để giảm thiểu tình trạng ngã chấp, để có được những giây phút giải thoát khỏi tình trạng ngã chấp, chủ yếu là phải biết tự tri; tức là phải thấu hiểu, phải thấy biết, phải cảm nghiệm tâm trí mình. Tự tri mang nội hàm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”. Muốn đi sâu vào tự tri, cần thực hành nghiêm túc và tìm hiểu thêm về thiền định tự tri (pháp môn quán tâm).

 

Hỏi: Tự tri có phải cũng chính là trí tuệ tâm linh?

Đáp: Đúng vậy. Tự tri là trí tuệ minh triết, là trí tuệ nhân văn, là trí lương tri, là trí vô sư, là trí tuệ tâm linh, là trí bát-nhã, là trí tuệ vũ trụ (trí tuệ nhất thể). Vì thế, “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống.                               

  “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. - “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Thư viện 4phuong.net).

 

Hỏi: Như thế, không biết tự tri thì không thể có tâm trí mang phẩm chất minh triết (phẩm chất chân-thiện-mĩ) đích thực?

Đáp: Đúng vậy. Không thể nào có minh triết khi mà mình hoàn toàn vô minh đối với tâm ý của mình. Vô minh thì không thể minh triết, dù giàu sang về trí-công-cụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5295)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5685)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5078)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5440)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6621)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5825)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5151)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6166)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6193)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6021)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.