Biết ơn & đền ơn

31 Tháng Tám 201403:17(Xem: 5933)

BIẾT ƠN & ĐỀN ƠN

Quảng Tánh

blankMột trong những phẩm hạnh cao đẹp của người đệ tử Phật là biết ơn và đền ơn. Ơn nghĩa trong cuộc đời thật bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả mọi chúng sanh và hết thảy sự vật. Giáo điển nhà Phật khái quát ơn nghĩa trong đời thành bốn ơn sâu nặng: Ơn cha mẹ sanh dưỡng, ơn chúng sanh vạn loại, ơn quốc gia xã hội, ơn Tam bảo thiêng liêng.

Người đệ tử Phật chỉ cần biết ơn và đền ơn thì được người đời kính trọng, được Thế Tôn khen ngợi, nhất là được ở gần bên Ngài.

Cho nên có thể nói, biết ơn và đền ơn là hạnh của Phật. Những người con Phật tìm về cội nguồn đạo đức và tâm linh, không thể thiếu sót hay chểnh mảng sự đền đáp bốn ơn. Những “chúng sanh biết báo đền” thường được Đức Phật ngợi khen:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.

Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.342)

Rõ ràng, học theo Phật, được ở gần với Phật, dù cho Phật đã Niết-bàn lâu xa, chính là tâm hạnh “biết báo đền”. Sự sống của chúng ta được hình thành từ những mối quan hệ chằng chịt trùng trùng trong tinh thần đạo lý duyên sinh. Nhờ thấy rõ nhân duyên sinh nên biết rằng một mình ta thì không thể tồn tại, cần phải hàm ơn tất cả từ hữu tình cho đến vô tình. Chúng ta được sống hạnh phúc ở đời là nhờ cha mẹ sanh dưỡng, nhờ mọi người trợ duyên nâng đỡ, nhờ đất nước chở che, nhờ Tam bảo soi đường.

Cho nên, đối với cha mẹ phải hiếu kính, đối với chúng sanh phải thương yêu và quý trọng, đối với đất nước phải trung thành, đối với Tam bảo phải tín thuận là điều mà Phật tử chúng ta cần nghĩ đến và thực thi trong đời sống hàng ngày. Đức Phật đã khuyến cáo, nếu mang danh là Phật tử, thậm chí là xuất gia đi nữa, nếu “Chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa”.

Vẫn biết cuộc đời là giả tạm, mọi thứ rồi cũng sẽ đi qua theo lẽ vô thường luân chuyển, nhưng nếu biết ơn và đền ơn thì cuộc đời này trở nên vô cùng ấm áp, chan chứa nghĩa tình. Biết ơn và đền ơn là nền tảng đạo đức căn bản của người đệ tử Phật. Lộ trình tu học vốn dài xa và không phải dễ dàng, nên chúng ta hãy bắt đầu từ những công hạnh có thể làm được trong tầm tay của mình: Luôn nhớ ơn và dốc lòng đền đáp, từ ơn nhỏ cho đến ơn lớn quyết không bao giờ quên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 7429)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai. Biện tài có nghĩa là tài hùng biện, biện luận tài giỏi, khả năng nói các pháp nghĩa một cách khéo léo trôi chảy, thuyết pháp lưu loát, có sức thuyết phục người nghe.
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7193)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham ái là bản chất của con người. Ái dục, luyến ái nam nữ có vị ngọt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7622)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8331)
Theo lời dạy của Thế Tôn: “Tại sao gọi đó là đuốc sáng? Nghĩa là đã dứt hẳn tham dâm, sân giận và ngu si”
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5689)
Ai cũng biết câu “Gần đèn thì sáng”. Trong đạo cho đến ngoài đời, nếu gặp thầy hay và bạn tốt, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta sẽ thăng tiến, cuộc sống sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Thầy hay và bạn tốt chính là thiện tri thức. Nhưng với thực tế đời sống hiện nay, thiện ác lẫn lộn, thật giả khó phân, cũng không phải dễ biết ai là thiện tri thức để tựa nương.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5168)
Đạo Phật chủ trương “duy tuệ thị nghiệp”, không duy tín ngưỡng và thần quyền. Nhìn bức tranh Phật giáo lung linh sắc màu tín ngưỡng và thần quyền hiện nay, người có đạo tâm dù lạc quan đến mấy cũng trầm tư về tính hai mặt của phương tiện. Nói theo pháp phương tiện một cách quá đà, không khéo cũng rơi vào vọng ngữ.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4897)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”. Nguyện cho ánh sáng Phật pháp thường chiếu rọi soi sáng thế gian. Nguyện cho bánh xe Chánh pháp quay hoài để lời Phật được lưu chuyển cùng khắp.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 5018)
Giáo huấn của Đức Phật thật rõ ràng, muốn thành tựu giải thoát an lạc thì cần từ bỏ, không thân cận, không “tham đắm pháp dục và lạc”, đồng thời “tu tập đạo chí yếu”. Người học đạo không thân cận hai pháp dục và lạc vì thấy rõ “Đây là pháp tầm thường ti tiện. Lại đây là trăm mối khổ não”.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 5570)
Người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.