Biết ơn & đền ơn

31 Tháng Tám 201403:17(Xem: 5931)

BIẾT ƠN & ĐỀN ƠN

Quảng Tánh

blankMột trong những phẩm hạnh cao đẹp của người đệ tử Phật là biết ơn và đền ơn. Ơn nghĩa trong cuộc đời thật bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả mọi chúng sanh và hết thảy sự vật. Giáo điển nhà Phật khái quát ơn nghĩa trong đời thành bốn ơn sâu nặng: Ơn cha mẹ sanh dưỡng, ơn chúng sanh vạn loại, ơn quốc gia xã hội, ơn Tam bảo thiêng liêng.

Người đệ tử Phật chỉ cần biết ơn và đền ơn thì được người đời kính trọng, được Thế Tôn khen ngợi, nhất là được ở gần bên Ngài.

Cho nên có thể nói, biết ơn và đền ơn là hạnh của Phật. Những người con Phật tìm về cội nguồn đạo đức và tâm linh, không thể thiếu sót hay chểnh mảng sự đền đáp bốn ơn. Những “chúng sanh biết báo đền” thường được Đức Phật ngợi khen:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.

Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.342)

Rõ ràng, học theo Phật, được ở gần với Phật, dù cho Phật đã Niết-bàn lâu xa, chính là tâm hạnh “biết báo đền”. Sự sống của chúng ta được hình thành từ những mối quan hệ chằng chịt trùng trùng trong tinh thần đạo lý duyên sinh. Nhờ thấy rõ nhân duyên sinh nên biết rằng một mình ta thì không thể tồn tại, cần phải hàm ơn tất cả từ hữu tình cho đến vô tình. Chúng ta được sống hạnh phúc ở đời là nhờ cha mẹ sanh dưỡng, nhờ mọi người trợ duyên nâng đỡ, nhờ đất nước chở che, nhờ Tam bảo soi đường.

Cho nên, đối với cha mẹ phải hiếu kính, đối với chúng sanh phải thương yêu và quý trọng, đối với đất nước phải trung thành, đối với Tam bảo phải tín thuận là điều mà Phật tử chúng ta cần nghĩ đến và thực thi trong đời sống hàng ngày. Đức Phật đã khuyến cáo, nếu mang danh là Phật tử, thậm chí là xuất gia đi nữa, nếu “Chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa”.

Vẫn biết cuộc đời là giả tạm, mọi thứ rồi cũng sẽ đi qua theo lẽ vô thường luân chuyển, nhưng nếu biết ơn và đền ơn thì cuộc đời này trở nên vô cùng ấm áp, chan chứa nghĩa tình. Biết ơn và đền ơn là nền tảng đạo đức căn bản của người đệ tử Phật. Lộ trình tu học vốn dài xa và không phải dễ dàng, nên chúng ta hãy bắt đầu từ những công hạnh có thể làm được trong tầm tay của mình: Luôn nhớ ơn và dốc lòng đền đáp, từ ơn nhỏ cho đến ơn lớn quyết không bao giờ quên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6898)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5926)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7139)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7297)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6820)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7039)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7112)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7756)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 7976)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.