Lòng Bi

18 Tháng Hai 201300:00(Xem: 13170)

LÒNG BI
Nguyễn Thế Đăng

long-bi-300x286Lòng bi là tình thương đối với nỗi khổ của người khác .

Làm người, ai trong chúng ta mà chưa có một giọt nước mắt Ngay cả những con thú tiến hóa khá cao, chúng đã biết buồn biết chảy nước mắt. Hay nước mắt là dấu hiệu cho thấy có một loại thú nào đã tiến hóa khá cao? Có phải ngày nay, chỉ số xúc cảm EQ là một trong hai tiêu chuẩn cái kia là chỉ số thông minh IQ, để đánh giá con người đã tiến hóa đã phát triển đến mức độ nào ?

Nơi nào có nước mắt, nơi đó có khổ đau, nơi đó có lòng bi.

Số phận của chúng ta là sanh già, bệnh, chết; trải qua cuộc sống mong manh ấy ai mà chưa từng khóc vì mình và vì người khác? Nơi nào có nước mắt nơi đó có khổ đau, và nơi đó có lòng bi.

Con người luôn luôn sống trong một hoàn cảnh hữu hạn, bất toại nguyện: muốn mà không được, thương yêu cũng phải chia lìa, oán ghét mà phải sống chung, thất vọng lo âu, sợ hãi ….Trong cỗi con người này, có đủ cảnh khổ trong tất cả các loài trong vũ trụ.

Trên trái đất này, có một nơi nào, có một ngày nào mà không có chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, chết chóc? Trong xã hội từ xưa đến nay, luôn luôn có một số người chưa từng nghèo. Nhưng chưa có một ai trong tâm chưa từng khổ.

Khổ đau nằm nơi trung tâm số phận con người, âm thầm dệt nên những chất liệu cấu tạo thành con người. Thế nên hạnh phúc tương đối, ngắn ngủi mà người bình thường có được, chỉ là sự trá hình của khổ đau. Có những người háo thắng khoe khoang tự mãn, kiêu ngạo thậm chí độc ác… những tính tình “dễ ghét”, nhưng không phải thế đâu. Những tính tính dễ ghét đó chỉ là những phản ứng biểu lộ bên ngoài của những khổ đau bên trong. Người thật sự bình an, hạnh phúc thì không có những biểu lộ khó ưa đó. Cho nên thấy ai đáng ghét thì hãy thương cho họ, họ cần lòng từ bi để thoát khỏi những vết thương ẩn kín trong lòng khiến cho nhân cách của họ trở thành méo mó, tàn tật. Dù họ có đáng ghét tới đâu họ chỉ là người thua cuộc thất bại, là nạn nhân của những bệnh tật trong tâm của mình. Rồi cuối cùng họ chỉ là người thất bại nạn nhân của cái chết.

Xã hội tiêu thụ hiện đại tìm cách che dấu khổ đau, tìm cách quảng cáo cho sự hời hợt của một xã hội tiêu thụ. Những bức hình trong sách báo, toàn là những gương mặt tươi cười, mãn nguyện, đẹp đẽ. Nhưng những bức hình thật thường được giải Pulitzer: chỉ là những khuôn mặt của chiến tranh, chết đói nghèo khổ, thiên nhiên bị tàn phá …

Có một giây phút nào không có ai khổ đau trong thành phố này ? Thề nên có một giây phút nào nên dừng lòng bi ? Và có phải, lòng bi cần được mở rộng và đào sâu cho đến ngày không còn con người trên trái đất này.

Lòng bi còn cần được đào sâu và mở rộng đến những sinh thể thấp kém hơn, chẳng hạn như thù vật. Chúng không có đủ điều kiện để tìm hạnh phúc cho chúng. Chó mèo trong nhà thì cho gì ăn nấy, cho ngủ chỗ nào thì ngủ chỗ đó. Chúng không đủ trí thông minh, ngôn ngữ để hiểu hòng có thể phát triển thoát ra khỏi thân phận thấp hèn của mình. Ở dưới loài thú vật, còn có những cảnh giới khổ đau hơn nữa, nặng nề hơn nữa mà kinh điển đã nói.

Lòng bi thật sự chỉ có khi có trí đi kèm. Đó là khi thấy con người dù có là gì đi nữa thì vẫn luôn luôn mắc lưới trong vòng mười hai duyên sanh: vô minh sinh hành, hành sinh thức… cho đến già, chết. Mỗi người chính là vòng duyên sanh này, đời này sang đời khác. Dù có sống thế nào, có được gì có mất gì; cũng chỉ là dệt thêm tấm lưới duyên sanh của sanh tử mà thôi. Thấy được như vậy, lòng bi tự nhiên được sanh khởi, có được lòng bi với một người thì có được lòng bi với nhiều người. Mà chúng sanh thì vô biên nên lòng bi cũng trở thành vô biên.

Thấy được khổ đau của người khác (Chân Lý về Khổ ) là có lòng bi .

Thấy được nguyên nhân khổ đau của người khác, (Chân Lý về Tập), lòng bi càng hiện diện sâu rộng hơn nữa.

Thấy được trạng thái chấm dứt của khổ đau (Chân Lý về Diệt), lòng bi càng cụ thề và có động lực.

Thấy được và đi trên con đường chữa lành, diệt khổ cho người khác (Chân Lý về Đạo, con đường), lòng bi trở thành hiện thực và hoạt động hơn nữa.

Cũng chính lòng bi làm động lực mở mang trí tuệ để thấu hiểu và sử dụng được 4 chân lý này hầu cứu giúp người khác.

Lòng bi cho số phận con người không phải là ngẫu hứng, chợt dấy lên bất ngờ rồi sau đó biến mất. Đó phải là một thực tại của đời sống mỗi người. Thực tại đó nâng cấp cho cuộc sống mỗi người để được hoàn thiện hơn. Lòng bi ấy phải là một cái tâm trải dài suốt số phận con người, thậm chí trải dài qua những kiếp đời của một con người. Và nếu lòng bi ấy dành tặng cho nhiều con người thì hẵn nó càng rộng sâu hơn nữa. Rộng sâu cho tới mức trở thành lòng bi vô lượng ( Bi vô lượng tâm ), một trong bốn tâm vô lượng

Thấy rõ sự khổ đau, tương tục của chúng sanh, mà chúng sanh thì vô biên, nên chúng ta cần thấy rằng lòng bi không bao giờ là đủ, là thừa. Trái lại , lòng bi luôn luôn thiếu, vĩnh viễn thiếu.

Như thế lòng bi không chỉ là một bổn phận với đồng loại, với đồng nghiệp sanh tử . Lòng bi còn mở cho chúng ta đến sự giải thoát; lòng bi giải thoát khỏi số phận hữu hạn của mình bằng sự bao la vô hạn của nó ( Bi vô lượng tâm ).

Sống được với lòng bi, chúng ta sẽ cởi mở cuộc sống hạn hẹp của mình trở nên rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn. Cho đến biết đâu một ngày nào đó nó trải rộng đến vô hạn, sâu thẳm đến vô hạn. Lúc ấy chúng ta biết , thương ai cũng là thương mình.

Sự dại dột nhất hóa ra là làm khổ người khác và không biết thương người ■


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Ba 2015(Xem: 6681)
Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.
15 Tháng Hai 2015(Xem: 6635)
Nói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng hình ảnh “gánh nặng đã đặt xuống”. Như người nông dân xưa, mọi thứ đều đặt trên đôi vai, khi về đến nhà, gánh nặng được buông xuống thì cảm giác thật tuyệt vời.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 6327)
Trong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải tạo ra phước báo để vun bồi công đức cho bản thân và gia đình. Có rất nhiều việc tạo ra phước báo mà không cần bỏ ra của cải hay là công sức. Đó là chánh niệm trong lời nói, phát ngôn của mình, một trong những pháp môn tu tập cần thiết và căn bản nhất.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 8261)
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 5171)
Mong đạo hữu gửi bản vi tính điện tử quyển sách về thuvienhoasen@yahoo.com chúng tôi sẽ post nguyên cả quyển sách. (BBT)
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 7672)
Bố thí, cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản và phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để công đức bố thí cúng dường được trọn vẹn và đủ đầy thì người thực hành hạnh thí xả cần phát huy tuệ giác, bố thí đúng thời.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 7047)
người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi