PHẬT LỊCH 2556
TRUNG LUẬN
(MÙLAMADHYAMAKA-KÀRIKA)
Tạo luận: LONG THỌ (Nagarjuna) | Thích luận: THANH MỤC (Pingalanettra)
Hán dịch: CƯU MA LA THẬP (Kumarajèva) | Việt dịch: THÍCH THIỆN HẠNH
PHẬT HỌC VIỆN KIM QUANG - HUẾ
muahanamquytyhaingankhongtrammươiba
TRUNG LUẬN
(MÙLAMADHYAMAKA-KÀRIKA)
Tạo luận: LONG THỌ (Nagarjuna) | Thích luận: THANH MỤC (Pingalanettra)
Hán dịch: CƯU MA LA THẬP (Kumarajèva) | Việt dịch: THÍCH THIỆN HẠNH
PHẬT HỌC VIỆN KIM QUANG - HUẾ
muahanamquytyhaingankhongtrammươiba
(4 cuốn - 27 Phẩm - 446 bài kệ)
MỤC LỤC
CUỐN 1 (6 Phẩm)
LỜI NGƯỜI DỊCH
TỰA : Thiền sư TĂNG TRIỆU ( ? - ? ) (Đời Hậu Tần)
PHẨM 1 : Quán về Nhân duyên (16 bài kệ)
PHẨM 2 : Quán về Đi lại (25 bài kệ).
PHẨM 3 : Quán về Sáu tình (8 bài kệ.
PHẨM 4 : Quán về Năm uẩn (9 bài kệ).
PHẨM 5 : Quán về Sáu chủng (8 bài kệ).
PHẨM 6 : Quán về Ô nhiễm và người ô nhiễm (10 bài kệ).
CUỐN 2 (8 Phẩm)
PHẨM 7 : Quán về Ba tướng (35 bài kệ).
PHẨM 8 : Quán về Tác, Tác giả (12 bài kệ).
PHẨM 9 : Quán về Bổn trụ (12 bài kệ).
PHẨM 10 : Quán về Sự đốt cháy, Người bị đốt cháy (16 bài kệ) .
PHẨM 11 : Quán về Bổn tế (8 bài kệ).
PHẨM 12 : Quán về Khổ (10 bài kệ).
PHẨM 13 : Quán về Hành (9 bài kệ).
PHẨM 14 : Quán về Hiệp (8 bài kệ)
CUỐN 3 (7 Phẩm)
PHẨM 15 : Quán về Có, Không (11 bài kệ) .
PHẨM 16 : Quán về Trói và Mở (10 bài kệ) .
PHẨM 17 : Quán về Nghiệp (33 bài kệ) .
PHẨM 18 : Quán về Pháp (12 bài kệ) .
PHẨM 19 : Quán về Thời (6 bài kệ) .
PHẨM 20 : Quán về Nhân quả (24 bài kệ) .
PHẨM 21 : Quán về Thành hoại (20 bài kệ)
CUỐN 4 (6 Phẩm)
PHẨM 22 : Quán về Như Lai (16 bài kệ) .
PHẨM 23 : Quán về Điên đảo (24 bài kệ) .
PHẨM 24 : Quán về Tứ đế (40 bài kệ) .
PHẨM 25 : Quán về Niết bàn (24 bài kệ) .
PHẨM 26 : Quán về 12 Nhân duyên (9 bài kệ) .
PHẨM 27 : Quán về Tà kiến (31 bài kệ) .
(TRỌN BỘ)LỜI NGƯỜI DỊCH
Trung Quán Luận là một trong bốn Đại luận thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Phật giáo. Bách luận đối ngoại, để chế chỉ tà kiến, Trung luận đối nội, để tận trừ mê chấp, Đại Trí độ luận uyên bác, Thập Nhị môn luận tinh thâm, rực sáng.
Đối với bốn Đại luận, tôi thấy các bậc đi trước đã khổ công, ngày tháng ôm ấp hoài bão Chánh pháp, nau náu bên lòng không dám lãng xao.
Phận tôi, tài mọn trí cạn, đem Trung Quán luận ra tập tành nghiên cứu nội dung để hướng dẫn cho một số Tăng sinh học chúng, biên chép thành tập “Trung Quán Luận” Việt dịch này. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, văn cú thô lậu, ý tứ khuy khuyết sai thù chưa tận thiện.
Đối với bốn Đại luận, tôi thấy các bậc đi trước đã khổ công, ngày tháng ôm ấp hoài bão Chánh pháp, nau náu bên lòng không dám lãng xao.
Phận tôi, tài mọn trí cạn, đem Trung Quán luận ra tập tành nghiên cứu nội dung để hướng dẫn cho một số Tăng sinh học chúng, biên chép thành tập “Trung Quán Luận” Việt dịch này. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, văn cú thô lậu, ý tứ khuy khuyết sai thù chưa tận thiện.
Kính mong được sự hoan hỷ góp ý.
Mùa An cư, Phật lịch 2556,
Tỷ kheo THÍCH THIỆN HẠNHTỰA
Thiền sư TĂNG TRIỆU ( ? - ? ) (Đời Hậu Tần)
Trung Luận là bộ luận có đến năm trăm bài kệ tụng, do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) trước tác.
Lấy “Trung” làm cái tên (giả danh) của các pháp hữu vi, vô vi để làm sáng tỏ cái thật (thật tánh) của các pháp. Lấy ”Luận” làm phương tiện luận bàn bày tỏ, nêu lên, làm cho ngôn ngữ nói phô được rốt ráo tận cùng. Cái chân thật mà không có tên gọi thì không lãnh hội được. Cho nên phải tựa vào cái giả danh (trung) để nói phô, tuyên thuyết. Lại nữa, nói năng mà không được giải thích rõ ràng thấu đáo, rốt ráo, là một thiếu sót. Cho nên phải nhờ vào giả luận, làm phương tiện để thuyết minh chân lý.
Mỗi khi, cái thật tánh chân như của các pháp đã được sáng tỏ, các phương tiện nói năng đã được trình bày minh bạch thông suốt.
Công hạnh của Bồ tát Long Thọ đối với đạo tràng thính chúng đã được soi sáng và nêu cao kiến giải lẫy lừng mầu nhiệm, trong tiến trình mưu tìm thật tướng các pháp.
Con người ta ở đời, sở dĩ đi theo con đường mê hoặc thì tà kiến điên đảo phát sanh, phải trầm nịch trong ba cõi, sáu đường. Còn hễ theo lối đi tỉnh ngộ trong sáng, thì trí tuệ bừng khai, chán nhàm uế trược, giữ gìn tiết tháo, không đến nối dẫn mình đến lỗi lầm sai quấy.
Cho nên, trí tuệ của bậc Đại giác thì chiếu tỏa khắp nơi, thênh thang không bờ mé. Trái lại kẻ phàm phu thế tục thì trói buộc trong khung lồng chật chội nhỏ hẹp. Cái chiếu mà không rỗng thông thì không đủ để phá bỏ chấp có, chấp không trong lòng kẻ đạo người tục. Cái thấy biết mà không cùng khắp, thì chưa có thể bước qua đoạn đường phá sạch cái mê chấp nhị biên của thính chúng người tục, kẻ chân. Sanh chúng chưa phá sạch nhị biên, thì đây là mối bận tâm ưu tư của Bồ tát vậy.
Tóm lại, Long Thọ Đại sĩ, đã bằng phương pháp luận, Trung đạo, phân tích thật tướng các pháp, làm sáng tỏ mối mê hoặc huyễn vọng nơi học nhân, như đám mây mù khuất che thật tánh các pháp, một phen vỡ tung tan biến mà ngộ nhập yếu chỉ mầu nhiệm chánh chân.
Có thể chân thật mà nói rằng, Bồ tát Long Thọ, đã xóa sạch con đường mê chấp nhỏ hẹp. Ngăn lối vào mầu nhiệm chốn tịch không. Cho không gian rỗng thoáng thênh thang. Làn gió tuệ, thổi tung rừng cấu bẩn. Suối cam lồ tưới mát chốn trầm luân vậy.
Phàm vật gì được làm nên bởi nhiều thứ vật liệu tranh tre cỏ rác, thì chúng thô lậu, tầm thường của thế giới chấp thủ. Nếu đem chúng ra so sánh với tinh thần thâm sâu, phóng khoáng ưu việt của Trung luận, thì thấy ở đây thiên về chứng ngộ thật tướng bội phần hơn.
May mắn thay! Trung luận là bộ luận được kể hàng đầu trong nhiều đại luận. Chợt nghĩ, giá được cung nghinh núi Linh Thứu về đây (Trung Quốc) trấn giữ! Để dân tình chốn biên trắc trở hiểm nghèo và cô quạnh, mới mong kế thừa dư huệ, giữ linh thiêng ánh sáng soi đường nhân thế ngày nay và mai hậu. Có như vậy, các bậc hiền nhân, thức giả, có cơ hội cùng nhau đàm đạo, luận bàn chân lý. Thưa không rằng các bậc học giả các nước Thiên Trúc, không ai mà quen thưởng ngoạn, hương vị của luận thuyết Trung quán; bày tỏ mối cảm hoài sâu sắc, để cùng các nhà học Phật Thích tử, chắc cũng không phải ít vậy.
Bản chú thích luận được nêu ra đây, là do Phạm Chí có tên Phạn là Pingalanettra. Hán âm là Tân Già La, Hán dịch Thanh Mục, biên soạn. Vị Pháp sư này tín tâm thâm hậu, kiến giải Phật học uyên thâm, thông suốt. Tuy vậy, từ chương còn thiếu tính tao nhã, vướng lỗi lầm, khiếm khuyết. Đối với kinh điển, nghĩa ý thông suốt cùng tận, nhưng văn cú phải, quấy còn chưa tận thiện. Bách luận đối ngoại, để chế chỉ tà kiến. Trung luận đối nội, để tận trừ mê chấp. Đại trí độ luận uyên bác; Thập nhị môn luận tinh thâm.
Đối bốn đại luận này, người trước đã khổ công ngày tháng ôm cầm hoài bão chánh pháp, không dám lãng xao. Bởi thế tôi nghĩ, ai có dịp thưởng ngoạn hương vị xuất thế gian pháp, các đại luận, mà lại vụng về lãng quên tài năng các nhà thích luận, quả là một thiếu sót. Nay xin bày tỏ mối cảm hoài sâu sắc, gửi gắm tâm tình vào Lời tựa mở đầu này.
trung-luan-thich-thien-hanh-viet-dich
- Từ khóa :
- Trung Luận
Gửi ý kiến của bạn