HOA NGỌC LAN

10 Tháng Năm 201819:01(Xem: 6960)
HOA NGỌC LAN
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM
hoa-ngoc-lan-ht-chon-thien-bia
 
MỤC LỤC 
Lời Đầu sách
1. Chương một:
Nếp sống nhà chùa Huế và
Việc hành điệu tu tập
2. Chương hai:
Tỳ ni xử dụng hằng ngày
Tổng luận về Tỳ ni
Năm đức tính của Sa Di
ười điều giới luật Sa Di
Oai nghi chính của Sa Di
Văn Cảnh sách
3. Chương ba:
Tám điều Giác ngộ của một bậc Thượng nhân
Lời Di huấn của Thế Tôn
"Con đường" và việc thực hiện "con đường"
Đời sống tình cảm của nhà chùa

 

Lời đầu sách

thich chon thien
Hòa Thượng Thích Chơn Thiện

Trước tiên, chúng tôi xin trình bày nhân duyên chọn tên cuốn sách nầy.

Kỷ niệm thời trẻ là kỷ niệm khó quên. Mỗi lần nhớ Huế là mỗi lần tôi nhớ hoa ngọc lan. Một hôm viếng chùa, một đại đức đã đọc và giảng bài thơ chữ nho trên vách cho tôi nghe. Tác giả bài thơ là nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ ca ngợi đức hạnh của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết qua hoa ngọc lan. Làn hương ngọc lan và đức hạnh của Hòa thượng đã quyện chặt vào tuổi trẻ của tôi từ đó. Tôi yêu bài thơ ấy và học thuộc lòng :

"Tiền thân chưởng tự xuất bồng lai
Duy hướng bồ đề viện lý tài.
Tố nhụy quang tranh đông dạ tuyết
Kỳ phương phẩm đoạt lảnh đầu mai.
Trang tỉ thường nga nguyệt ám xai.
Hương chân vương giả thiên thùy thưởng
Duy Phật tùng lai năng thức Phật
Ân cần huệ ngã thử hoa khôi."

Dịch nghĩa :

Thân trước vốn người tự cõi tiên


Sao vì trí giác đến rừng thiền,
Sắc màu đông tuyết còn thua thắm
Hương chất hoàng mai lại kém duyên.
Dáng vẻ triều vương trời ái mộ
Hằng nga trang tỉ nguyệt ưu phiền.
Phật duyên tương cảm nên tương ngộ
Cành ngọc lan trao tới cựu hiền .

Ai đã một lần diện kiến Hòa thượng mà có thể quên được hình ảnh giải thoát của Người? Lần đầu tiên hầu Người là lần đầu tiên tôi có ý niệm về giải thoát. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ý chí xuất gia. Ba năm sau, đến năm 1961, tôi may mắn có mặt trong hàng đệ tử nhỏ xuất gia của Người. Tôi đã đến với đạo qua Người, nghĩa là tôi đã đến với niềm tin giải thoát trước chánh kiến qua kinh tạng.

Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ. Tôi chọn tên cho tập sách nhỏ nầy "Hoa Ngọc Lan" là vì thế.

Tập sách là những mảnh hồi ký, bao gồm các chương :

Chương I: Nếp sống nhà chùa Huế và công việc hành điệu, tu tập.

Chương II: Tỳ ni, Sa Di luật, Oai nghiCảnh Sách.

Chương III:

-Tám điều giác ngộ của một bậc Thượng sĩ

- Lời di huấn của Thế Tôn

- Các thao thức về "Con đường" và việc "thực hiện Con đường".

- Tình cảm nhà tu.

Xin trân trọng giới thiệu nếp sống ấy đến quý bạn đọc. Mong quý bạn thông cảm qua những giới hạnthiếu sót của tập sách.

Trân trọng,

Tỳ kheo Thích Chơn Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6565)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7194)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11401)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6487)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6613)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6474)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10844)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11316)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8814)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.