Chương II: Cách Thức Nhìn Nhận Bố Cục Một Bộ Kinh Phật Giáo

09 Tháng Hai 201508:08(Xem: 5181)

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Thích Giải Hiền soạn dịch

CHƯƠNG II: CÁCH THỨC NHÌN NHẬN

BỐ CỤC MỘT BỘ KINH PHẬT GIÁO

[Như Thị ngã văn Nhất Thời Phật tại Ta Kiệt La Long Cung, dữ bát thiên Đại Tỳ Kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ Tát Ma Ha Tát câu]

Như thị ngã văn mở đầu của bộ kinh là một trong lục chủng chứng tín.

Ngã: A Nan tôn giả                             

Văn: là đích thân, chính tai được nghe.

Nghĩa là Bộ kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” cho chính A Nan (tôi) được nghe từ nơi Phật tuyên thuyết.

Như thị: tín thành tựu

Ngà văn: văn thành tựu

Nhất thời: thời thành tựu

Phật: chủ thành tựu

Long Cung Ta Kiệt La: xứ thành tựu

Bát thiên… chúng thành tựu.

          Một hàm ý khác của như thị là biểu tín. Tín tức là tín ngưỡng, là đệ tử Phật tiếp nhận học tập một bộ kinh điển đều phải lấy tín làm cơ sở. Có tin ngưỡng mới nhận được lợi ích của Phật Pháp, “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn”. Quá trình tu tập trải qua 4 tầng thứ là “Tín, Giải, Hành, Chứng”. Trên cơ sở của tín học tập thì có thể gia tăng lý giải. Từ nơi lý giải được thâm sâu mà tín ngưỡng càng thăng hoa. “Hữu tín vô trí trưởng ngu si” nhưng “Hữu trí vô tín tăng ngã mạn” hai câu này nói rõ quan hệ giữa tín và giải. Nếu chỉ dừng ở tín ngưỡng mà không chú trọng đến văn tư, thiếu mất chánh kiến sẽ dễ rớt vào mê tín. “Hữu trí vô tín” trí này không phải là trí tuệ Bát nhã, mà là thế trí biện thông thường đem kinh điển xem thành nghiên cứu học thuật nên sẽ sanh ra vấn đề: tuy rằng trước thuật ngày càng nhiều, danh tiếng ngày càng lớn nhưng không biết chú trọng điều chỉnh tâm hạnh nên chìm đắm danh vọng, tăng trưởng ngã mạn. Có được cơ sở của tín, giải còn phải tiếp tục ứng dụng tu hành để thể nghiệm sâu hơn về Phật Pháp để chỉ đạo cho việc tu tập, việc tu hành không ngừng thâm sâu thì mới có được sự thể chứng, có được thành tựu. Bộ Kinh là sự ghi chép về một kỳ Pháp hội.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn