23 A-lại-da Duyên Khởi / 24 Chân Như Duyên Khởi / 25 Lục Đại Duyên Khởi

27 Tháng Ba 201100:00(Xem: 33328)

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

23 A-Lại-Da duyên khởi


Trong thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi chỉ nói đến sáu thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nhưng lục thức là vô ngã tức là sinh diệt vô thường. Tuy con người tạo nghiệp nhưng lấy cái gì để gìn giữ cái nghiệp nầy? Dựa theo Duy Thức Luận thì ngoài lục thức sinh diệt còn có thức thứ bảy là Mạt-na thức và thức thứ tám là A-Lại-Da thức có khả năng bắt lấy và gìn giữ tất cả những nghiệp thức để chuyển qua đời sau. Mạt-na và A-Lại-Da không phải là vô thường mà là hằng khởi và thường trụ. Chính nó là nền tảng cho giải thoát và cũng làm nền móng qua bao kiếp nhân quả luân hồi.

Mạt-na thức thì bắt lấy và A-Lại-Da thức thì giữ gìn tất cả những chủng tử của nghiệp thức từ vô thỉ đến vô chung cho đến khi hội đủ nhân duyên thì những chủng tử nầy sẽ phát sinh và nó chính là cái vui hay cái khổ của chúng ta trong đời nầy.

24 Chân như Duyên Khởi


Dựa theo thuyết Đại thừa nầy tâm của chúng sinh có hai phương diện:

Về phương diện động thì tâm là cái cửa của sanh diệt.

Về phương diện tịnh thì tâm là cái cửa của Chân như.

Nhưng tại sao một tâm mà lại có hai phương diện tương phản như thế? Đó là bởi Vô minh mà ra. Tại sao?

Chân như vốn thường trụ và bất động, nhưng bởi vô minh làm duyên khiến cho tâm vọng động mà làm ra thiên sai vạn biệt. Nhưng vô minh không phải là thật Có mà nó chỉ dựa vào nơi tâm thể để xuất hiện mà thôi. Nó chỉ là một vọng niệm vì thế Kinh mới có câu:”Hốt nhiên niệm khởi gọi là vô minh”. Cũng do cái vọng niệm ấy mà con người thấy mình có chủ quan, có khách quan, có tự ngã, có phi ngã và có vạn hữu vũ trụ.

Chân như vì bị vô minh kích thích mà sanh ra động, nhưng thật ra trong động mà có tịnh và dĩ nhiên trong tịnh cũng có động. Cũng như chúng ta nhìn nước và sóng ở ngoài biển khơi. Nếu đứng về phương diện nước mà quan sát thì nước và sóng đều là nước và ngược lại nếu đứng về phương diện sóng thì tất cả đều là sóng. Bây giờ lấy tâm là biển, nước là chân như và sóng biển là vạn pháp sanh khởi hay vạn tượng giới. Con người vì bị vô minh che lấp nên chỉ thấy vạn tượng giới còn Phật và Bồ tát vì đã trừ được vô minh nên thấy vạn tượng giới là Chân như. Nói một cách khác là tâm của chúng ta gồm có hai phần là chân như và vạn tượng. Chân như là Tịnh và vạn tượng là Động, nhưng Tịnh và Động không thể rời nhau. Vì thế Kinh mới có câu:”Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Khi tùy duyên Tịnh thì sanh ra Tứ Thánh còn tùy duyên nhiễm thì sanh ra lục phàm. Thêm nữa, từ Tịnh trở thành Động có nghĩa là bất biến mà tùy duyên thì sẽ đi vào cửa của sanh diệt để sinh ra vô số vạn vật trong vũ trụ nầy. Còn từ Động trở về Tịnh tức là tùy duyên mà bất biến thì sẽ đi ra cửa Chân Như và đây chính là nguyên nhân của giải thoát.

25 Lục Đại Duyên Khởi

Lục đại là đất, nước, gió, lửa, không gian và thức. Đất, nước, gió, lửa và không gian thì thuộc về vật thể tức là sắc pháp còn thức thì thuộc về tâm tức là tâm pháp. Chính sáu món nầy tùy duyên sanh khởi mà khởi sinh ra con người và vũ trụ.

Khi nói là vật và tâm nhưng thật ra bản thể của chúng vẫn là một, không thể phân chia ra được. Vật là hình tướng và tâm là năng lực để hình tướng có thể hoạt động. Do đó nếu tâm rời sắc thì năng lực chẳng tồn tại được. Còn nếu sắc không nhờ tâm thì hình tướng không phát hiện được. Vậy vật và tâm là hai phương diện của bản thể “nhất như”. Con người chúng ta có được là do lục đại kết hợp mà thành. Thế thì lục đại kết hợp là thành còn lục đại ly tán là tan rã, là mất. Nói một cách tổng quát thì con người cũng như vũ trụ là một sự hoạt động không ngừng của Lục đại.

Như thế thì Chân như là thực thể của Lục đại mà cảm nhận được qua lý tánh. Do đó sự khác nhau giữa Phàm và Thánh hay Thiện và Ác duy nhất ở chỗ biết phân biệt chân như với hiện tượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15156)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14919)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11059)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8684)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7572)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9785)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16130)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12512)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7314)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14039)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.