A Hàm - Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

05 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 36483)

A HÀM
MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO
Thích Nữ Giới Hương
(Trọn Bộ Hai Tập)
Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
a_ham_bia_tap_1med2a_ham_bia_tap_2med2

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có thể được sử dụng như nước uống và là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng cho nên mưa được xem là nguồn sống cho tất cả các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Dù là mưa rào, mưa phùn hay mưa ngâu, hương vị của mưa thật là dễ chịu, trong sang nên mưa được chúng ta chào đón với một sự vui mừng thoải mái nhẹ nhàng. Cũng thế, pháp vị A-hàm thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, làm tươi sáng tâm tư của chúng ta. A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta, vì thế tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) xin được ra mắt với nội dung giới thiệu A-hàm như một suối nguồn Phật pháp không thể thiếu trong việc tưới tẩm và nuôi dưỡng nguồn tâm linh của chúng ta.
Tập 1

1. Sự Hình Thành & Cấu Trúc của Ahàm & Nikaya
2. Ý Nghĩa A-hàm
3. Những Lời Phật Dạy trong Trường A-hàm
4. Những Lời Phật Dạy trong Trung A-hàm
Tập 2
1.Những Lời Phật Dạy trong Tạp Ahàm
2.Những Lời Phật Dạy trong Tăng Nhất A-hàm
3.Những Chủ đề Chung trong A-hàm;
4. Kết Luận

kinhtruongaham-biakinhtrungahamkinhtapaham2kinhtangnhataham-biaBốn bộ A hàm xuất phát từ tiếng Phạn, Hán và Thượng Tọa Tuệ Sĩ cùng Tỳ Kheo Thích Đức Thắng đã dịch qua Việt Ngữ. Bốn bộ Nikaya xuất phát từ ngôn ngữ Pali và Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch qua Việt Ngữ. Vì xuất phát từ ngôn ngữ (Phạn và Pali) khác nhau nên văn phong chuyển dịch sang Việt Văn có ngắn dài khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ý tưởng đều giống nhau. Nên nếu chúng ta hiểu bốn bộ A-hàm thì chúng ta cũng sẽ hiểu được bốn bộ Nikaya. Đó là lý do trong chương 1, tác giả có sự so sánh về cấu trúc cả hai bộ A-hàm và Nikaya. Bốn bộ A-hàm gồm có 2086 bài pháp thoại, nên chương 3 & 4 của tập 1 và chương 1 và 2 của tập 2 là phần tóm gọn các bài pháp thoại A-hàm này. Vì tựa đề của tác phẩm là ‘Mưa pháp’ nên tác giả chỉ chú trọng và sắp xếp các đoạn văn kinh tóm gọn không theo số thứ tự tuần tự của bốn bộ A-hàm mà theo thứ tự của những đức hạnh, tánh cách, ý tưởng của từng bộ kinh mà Đức Phật đã tặng cho chúng ta. Những chủ đề đức hạnh này có khả năng giúp chúng ta có cái nhìn hướng thượng hơn về cuộc sống, nhân cách, tánh tình, tập quán và sự tu tập giải thoát. Vì cách đây 2600 năm, thời của Đức Phật chưa có nghệ thuật in ấn nên mỗi khi thuyết giảng Đức Phật từ bi, chịu khó trùng tuyên lại nhiều lần cho các thính chúng dễ nhớ, còn bây giờ chúng ta may mắn có nghệ thuật in ấn nên có những đoạn văn, tác giả trích y như chánh văn dịch, nhưng cũng có những đoạn tác giả lược bỏ những phần phụ và mẫu văn trùng lập do thời xưa truyền khẩu để đoạn văn ngắn gọn hơn nhưng vẫn nói lên ý chính của Đức Phật đã giảng. Tiêu đề của những đoản văn này là do tác giả đặt dựa theo nội dung để giúp đọc giả dễ theo dõi và nắm ý chính của những đoạn mà chúng ta sắp đọc. Mỗi đoạn đều có ghi xuất xứ, sẽ giúp quý độc giả dễ đối chiếu với chánh văn kinh….(Click vào hình bìa bên trái xem nội dung bản dịch kinh của TT. Thích Tuệ Sỹ và TT. Thích Đức Thắng)


Quý độc giả có thể đọc online theo bảng mục lục bên phải hoặc in bản PDF theo links dưới đây hay có thể liên lạc vớí Chùa Hương Sen để thỉnh mua, trước để nghiên cứu học hỏi sau là giúp chùa đang xây dựng:

A HÀM MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO - Thích Nữ Giới Hương (Tập 01)
A HÀM MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO - Thích Nữ Giới Hương (Tập 02)

thichnugioihuongsmĐịa chỉ liên lạc:
Ven. Thich Nu Gioi Huong
Huong Sen Buddhist Temple
24615 Fir Ave.,
Moreno Valley, CA 92553
Tel: 951 601 9659
Web: chuahuongsen.com
Email: thichnugioihuong@yahoo.com

(SÁCH CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GỈA)

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG PHÁP BẢO
& ĐĨA CD NHẠC PHẬT GIÁO


Kính thưa Quý Phật Tử và Đồng Hương xa gần,

Trước hết, chùa Hương Sen xin thành tâm tri ân tấm lòng của các thí chủ hảo tâm đã cúng dường tịnh tài để xuất bản hai tác phẩm: Nếp Sống Thức Tỉnh của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ XIV (2 tập gồm 500 trang) và A-hàm: Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não (2 tập gồm 2000 trang). Nay chùa Hương Sen xin gởi sách đến quý Phật tử và hy vọng hai tác phẩm này sẽ giúp quý vị hiểu thêm về tinh thần giải thoát của Đức Phật và Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma. Nếu quý Phật tử nào chưa có sách, xin liên lạc, chùa Hương Sen sẽ hoan hỉ gởi tặng theo yêu cầu.

Nhân dịp này, chùa Hương Sen cũng dự định đầu năm 2013 sẽ ra mắt hai tác phẩm mới do Ni Sư Giới Hương sáng tác:
1) Sách: Kinh Kim Cang Tỏa Sáng giữa Bóng Đêm
2) Đĩa CD âm nhạc Phật Giáo: “Gội Nhuần Ơn Tam Bảo”

Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật là một bộ kinh thâm sâu, áo nghĩa của tạng Đại thừa. Nếu chúng ta thâm nhập hiểu được thì chính ngay đời sống hàng ngày của chúng ta là Phật pháp, là Kim cang, là giải thoát khỏi màn đêm của tham sân si che phủ. Đó là nội dung mà tác phẩm sắp sữa ra mắt sẽ cống hiến cho quý độc giả.

Đĩa CD âm nhạc “Gội Nhuần Ơn Tam Bảo” gồm có: thơ do Ni Sư Giới Hương sáng tác, nhạc sĩ Nam Hưng phổ nhạc và các ca sĩ có tên tuổi hát. Nội dung nói về lòng biết ơn Tam bảo đã sanh ra pháp thân huệ mạng cho giới tăng lữ và hàng Phật tử. Nếu không có Tam bảo thì chúng ta sẽ trôi lăn vào vòng khổ não của sáu cõi, của cuộc đời, biết đến khi nào dừng lại.

Âm nhạc Phật giáo là một phương tiện hoằng pháp hữu hiệu trong thời đại ngày nay. Tiếng nhạc, lời thơ chuyển tải ý đạo, sẽ giúp cho lòng người lắng đọng, nghe lại bản chất tốt bên trong của chúng ta. Những chặng đường đã qua khi chúng ta chưa biết Tam bảo và những chặng đường trong sáng từ khi có Tam bảo dẫn lối.

Đây là tác phẩm CD âm nhạc Phật giáo đầu tiên của tác giả. Tác giả kính mong nhận được sự thương yêu ủng hộ của quý mạnh thường quân xa gần giúp tác giả có đủ điều kiện tài chánh để xuất bản. Dự định chi phí in ấn của hai tác phẩm này khoảng trên $6000.00 Mỹ kim. Tùy tâm hỉ cúng Ấn Tống Kinh và đĩa CD Âm Nhạc Phật Giáo để hai pháp bảo này được lưu truyền đến mọi nơi và để lòng người tăng thêm tín tâm đến với Tam bảo. Danh sách của các thí chủ cúng dường sẽ in vào cuối quyển sách. Mọi sự hỉ cúng xin ghi trên check:

Huong Sen Buddhist Temple,
24615 Fir Ave.,
Moreno Valley, CA 92553
Memo: Ấn Tống kinh và Đĩa CD Nhạc Phật giáo

Với tấm lòng hảo tâm trợ giúp ít nhiều tịnh tài của quý Phật tử, chùa Hương Sen sẽ có đủ điều kiện để sớm ra mắt hai tác phẩm vào đầu năm 2013 này.

Thành tâm tri ân tấm lòng hộ pháp của quý Phật tử và đồng hương xa gần rất nhiều.

Kính chúc tất cả quý Phật tử luôn an lạc trong chánh pháp.
Nam Mô Tùy Hỉ Công Đức Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Moreno Valley, ngày 10/06/2012
Trụ Trì Thích Nữ Giới Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15092)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14894)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11037)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8676)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7564)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9772)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16112)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12494)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7308)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14016)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.