KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN

18 Tháng Mười 201912:34(Xem: 6069)
KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Dịch giả: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ
PL. 2506 - 1962
kinh dai phuong tien phat bao an

MỤC LỤC


Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân do Dịch giả Thích Chính Tiến – Thích Quảng Độ dịch từ bản Hán văn Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh [大方便佛報恩經] (Thất dịch) thuộc Đại Chánh tạng, tập T03, kinh số 156, tổng cộng có 7 quyển.


Quyển Thứ Nhất
01. Phẩm Tự Thứ Nhất
02. Phẩm Hiếu Dưỡng Thứ Hai

Quyển Thứ Hai
03. Phẩm Đối Trị Thứ Ba
04. Phẩm Phát Tâm Bồ Đề Thứ Tư

Quyển Thứ Ba
05. Phẩm Luận Nghĩa Thứ Năm

Quyển Thứ Tư
06. Phẩm Ác Hữu Thứ Sáu

Quyển Thứ Năm
07. Phẩm Từ Bi Thứ Bảy

Quyển Thứ Sáu
08. Phẩm Ưu Ba Ly Thứ Tám

Quyển Thứ Bảy
09. Phẩm Thân Cận Thứ Chín


TÓM LƯỢC:

Đây là bộ kinh thuộc hệ Phật Giáo Bắc Truyền với điểm đặc trưng  là lý tưởng Bồ tát: Độ cho hết chúng sanhBồ tát mới hoàn thành sứ mệnh. Còn một chúng sanh bị đọa vào địa ngụcBồ tát thề quyết không thành PhậtToàn bộ kinh gồm 7 quyển chia thành 9 phẩm, phân bổ như sau:

Phẩm tự, tức phẩm 1. Là phần dẫn nhập.

Nhân việc ngài A Nan nghe nhóm Lục sư Phạm Chí chê bai chỉ trích đức Phật: "Thầy Cồ Đàm của ngươi thực là bội bạc, chẳng biết ân nghĩa, mới đành lòng dứt bỏ ra đi như thế! Cho đến phụ vương, vì tạo lập cung điện, cưới nàng Cù Di làm vợ cho Cồ Đàm, nhưng ông cũng chẳng làm theo bổn phận của vợ chồng, khiến cho nàng phải sầu khổ, cho nên biết Cồ Đàm là người bất hiếu" (kinh ĐPTPBA)

Do đó, ngài A nan trình bày lại sự việc và thỉnh cầu đức Phật giải quyết vấn đề do nhóm Lục sư Phạm Chí đưa ra. Đây là phần duyên khởi của kinh.

Từ phẩm 2 Hiếu dưỡng cho đến phẩm 7 Từ Bi; là phần trọng tâm của kinh (thân bài). Phần này gồm sáu phẩm, đi sâu vào phân tích sự hiếu thuận, sự đền ơnbáo ơn của những vị Phật cho đến các vị Bồ tát, không chỉ ở hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp trước ở quá khứ.

Phẩm thứ 8 Ưu Bà Ly, và phẩm thứ chín Thân cận là phần kết, hay còn gọi là phần Lưu thông. Hai phẩm này qui kết vào hai đặc điểm: (1) Kẻ bị xã hội cho là hạ tiện, đáng khinh bỉ vẫn tu chứng thánh quả trong giáo lý của Đức Phật (2) Nữ giới vẫn được dự vào hàng thánh đệ tử của Phật với điều kiện họ tự nguyện tuân thủ Bát kỉnh Pháp và tinh tấn tu tập theo luật nghi do Đức Phật chế định.

Phẩm thứ 2 hiếu dưỡng

Phẩm này nêu lên nguyên ủy do đâu Đức Phật và các hàng đệ tử của ngài đều phải báo ơn những đấng sanh thành. Đồng thời chỉ ra phương cách báo hiếu cho các hàng đệ tử Phật. Ở đây có hai vấn đề cần hiểu rõ trước tri đề cập đến việc báo hiếu. (1) Thuyết luân hồi (2) Phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát hạnh.

Báo hiếu theo Phật giáo, là làm cho cha mẹ cả ở quá khứ lẫn ở hiện tại đều được biết tu tập và giải thoát. Muốn vậy phải phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thượng cầu, hạ hóa. Nghĩa là trên thì cầu thành Phật, dưới thì hóa độ chúng sanh. Muốn cầu thành Phật; về tự thân luôn tinh tấn tu tập và thiền địnhnhiếp hộ các căn, không cho phóng dật.

Phẩm Đối trị thứ ba:

Đây là phẩm kinh vạch rõ và chỉ cho thấy, muốn cứu độ chúng sanhBồ tát không một khoảnh khắc có thể lìa bỏ Đại bi tâm. Muốn giữ gìn Đại bi tâmBồ tát phải luôn xa lìa ái dục, và tinh tấn tu hạnh thanh tịnh nhằm phòng hộ tam nghiệp, khiến cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, muốn cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, cách tốt nhất là không bao giờ xâm phạm đến tánh mạng, tài sảndanh dự và nhân phẩm của người khác:

Phát tâm Bồ Đề, phẩm thứ bốn.

Phát tâm Bồ đề ở phần trên đã trình bày; ở đây chỉ nói thêm tâm Bồ đề là tâm biết rung động, biết xốn xang, biết đau xót và biết thương yêu, cứu giúp trước những cảnh huống đau khổbất hạnh của chúng sanh và đồng loạiNguyên nhân sâu xa của tình thương hay của lòng từ bi của tâm bồ đề được phát nguyên từ sự nhận thức rõ nguyên do của cái khổ, hay cảnh khổ mà chúng sanh phải gánh chịu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2018(Xem: 6671)
23 Tháng Giêng 2018(Xem: 7394)
23 Tháng Mười 2017(Xem: 5843)
Thủ Lăng Nghiêm nói cho đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Đời Đường ngài Bát Thích Mật Đế dịch kinh này từ Phạn văn sang Hán văn, gồm 10 quyển là hạt ngọc vô giá đối với các hành giả trong Tông môn, nhằm xiển minh tâm tính bản thể của mình. Vì vậy, tên Kinh này cũng là danh xưng thường gọi một thứ Chính định, đó là Chính định Thủ Lăng Nghiêm. Xưa nay trong tùng lâm lịch đại liệt Tổ đều ngưỡng mộ Kinh này và được lưu hành xuyên suốt thời không gian.
30 Tháng Tám 2017(Xem: 5893)
11 Tháng Tám 2017(Xem: 6454)