Kinh Đại Bi Phẩm 11 Trồng Căn Lành

01 Tháng Mười Một 201618:30(Xem: 6188)

KINH ĐẠI BI
Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, 
dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, 
vào thời Cao-Tề (Bắc-Tề, 550-577).
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn,
tại Canada, năm 2016.

 

Phẩm 11

TRỒNG CĂN LÀNH

 

Lúc bấy giờ đức Phật lại bảo tôn giả A Nan:“Sau khi gặp đức Phật Nhiên Đăng, Như Lai lại gặp đức Phật Liên Hoa Thượng, Như Lai đã dâng cúng Ngài năm cành hoa bằng vàng để cầu đạo Vô-thượng Bồ-đề.

“Sau đó lại gặp đức Phật Nhất Thiết Thế Gian Tối Thắng Tự Tại, Như Lai đã cúng dường Ngài cành hoa bằng bạc để cầu có được trí nhất thiết chủng.

“Sau đó lại gặp đức Phật Cực Cao Hạnh, Như Lai đã dùng đồng tiền quí báu dâng lên cúng dường Ngài, để cầu có được trí bất khả tri.

“Sau đó lại gặp đức Phật Thượng Dự, Như Lai đã dùng nhiều vật báu cúng dường Ngài, để cầu có được trí vô chướng ngại.

“Sau đó lại gặp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Như Lai đã cúng dường Ngài nhiều loại hoa để cầu đạo Vô-thượng Bồ-đề.

“Sau đó lại gặp đức Phật Đế Sa, Như Lai đã dùng bột chiên-đàn đỏ cúng dường Ngài để cầu có được trí vô chướng ngại.

“Sau đó lại gặp đức Phật Phất Sa, Như Lai đã phát khởi lòng tin sâu sắc đối với Ngài, đã chiêm ngưỡng Ngài bảy ngày bảy đêm không hề nháy mắt, đã đọc vô lượng bài kệ xưng tán Ngài.

“Sau đó lại gặp đức Phật Tì Bà Thi, Như Lai đã dùng đậu để cúng dường đức Phật ấy.

“Sau đó lại gặp đức Phật Thi Khí, Như Lai đã đem chiếc áo quí báu vô giá để cúng dường đức Phật ấy.

“Sau đó lại gặp đức Phật Tì Xá Phù, Như Lai đã đem những thức ăn uống trân quí để cúng dường đức Phật ấy.

“Này A Nan! Trong kiếp Hiền này, trước tiên Như Lai gặp đức Phật Câu Lưu Tôn, và theo Ngài tu hành phạm hạnh, cầu có được trí tự nhiên.

“Sau đó lại gặp đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Như Lai cũng theo Ngài tu hành phạm hạnh.

“Sau đó lại gặp đức Phật Ca Diếp, Như Lai cũng theo Ngài tu hành phạm hạnh.

“Như Lai ở nơi tất cả các đức Phật đó, đều cầu quả vị Vô-thượng Bồ-đề; cầu tự độ mình và độ những người chưa được độ; cầu tự mình được giải thoát và những người chưa được giải thoát thì được giải thoát; cầu tự mình chứng nhập niết-bàn và những người chưa chứng nhập niết-bàn thì được chứng nhập niết-bàn. Này A Nan, thầy hãy xem đó! Như Lai đã cung kính tôn trọng cúng dường chư Phật Thế Tôn trong vô số kiếp, đầy đủ vô lượng các công đức lành, chỉ vì cầu quả vị Vô-thượng Bồ-đề; trước sau tuần tự như thế, thầy nên biết rõ.

“Tuy chỉ trồng chút ít căn lành nơi chư Phật, nhưng Như Lai đã có được công đức, thần thông và lợi ích rộng lớn như thế. Này A Nan! Căn lành mà Như Lai đã trồng nơi chư Phật tuy chỉ có chút ít, nhưng vì đó là căn lành của đạo quả Giác-ngộ không thể nghĩ bàn, cho nên ngày nay Như Lai mới có được phước báo không thể nghĩ bàn, không có ngằn mé, không ai ngang bằng, không có gì so sánh được! Thầy nên tin điều đó!

Bấy giờ đức Phật muốn lặp lại ý nghĩa trên, bèn nói kệ rằng:

“Như Lai gặp đức Phật Nhiên Đăng,

Theo Ngài tu hành hạnh Bồ-tát,

Cúng dường Ngài năm cành hoa sen,

Liền được thọ kí đạo Vô-thượng.

Tiếp đến có Phật Liên Hoa Thượng,

Bấy giờ Như Lai cũng được gặp,

Cúng dường Ngài cành hoa bằng vàng,

Để cầu đạo Vô-thượng Bồ-đề.

Tiếp đến có đức Đại Đạo Sư

Chư Thế Gian Tối Thắng Tự Tại,

Đức Cực Cao Hạnh, và Thượng Dự,

Phật Thích Ca, Đế Sa, Phất Sa,

Tì Bà, Thi Khí, Tì Xá Phù,

Phật Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm,

Ca Diếp, Như Lai đều cúng dường,

Để cầu đạo Bồ-đề Vô-thượng;

Còn nhiều Phật khác trong quá khứ,

Tất cả Như Lai đều cúng dường,

Vì thương xót tất cả chúng sinh,

Vì cầu đạo Bồ-đề Vô-thượng.

Như Lai cúng dường ngàn ức Phật,

Tích tập căn lành đã đầy đủ,

Hàng phục ma vương cùng quyến thuộc,

Đi trên đường an ổn không lo.

Như Lai chuyển pháp luân vô thượng,

Vì chúng sinh hiển bày chánh pháp,

Trời, người, khẩn-na-la, vân vân,

Đáng được độ, Như Lai độ hết.

Như Lai chỉ con đường an ổn,

Chư Phật, Thanh-văn đời vị lai,

Nếu muốn độ chúng sinh đau khổ,

Nên tu tập hạnh của Như Lai.

Mục Lục:
Kinh Đại Bi Phẩm 1 Phạm Thiên

Kinh Đại Bi Phẩm 2 Thương Chủ
Kinh Đại Bi Phẩm 3 Đế Thích
Kinh Đại Bi Phẩm 4 La Hầu La
Kinh Đại Bi Phẩm 5 Ca Diếp
Kinh Đại Bi Phẩm 6 Hộ Trì Chánh Pháp
Kinh Đại Bi Phẩm 7 Xá Lợi
Kinh Đại Bi Phẩm 8 Lễ Bái
Kinh Đại Bi Phẩm 9 Căn Lành

Kinh Đại Bi Phẩm 10 Phước Đức Cúng Dường

Kinh Đại Bi Phẩm 11 Trồng Căn Lành
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 748)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82825)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5266)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7115)