Phẩm Thứ V: Ngồi Thiền

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 30536)

PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Tác gỉa Đòan Trung Còn
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải - Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2009

PHẨM THỨ V: NGỒI THIỀN


Sư dạy chúng rằng: “Môn ngồi thiền này, nguyên chẳng chấp trước nơi tâm, cũng chẳng chấp trước sự yên tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói là chấp trước tâm, thì tâm nguyên là vọng. Biết tâm huyễn hóa, nên không có gì để chấp trước. Nếu nói là chấp trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ do vọng niệm che lấp chân như. Chỉ không vọng niệm thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp trước tịnh, chỉ sanh chỗ tịnh không thật. Hư vọng không xứ sở, chấp trước cũng là vọng. Tịnh không có hình tướng, lại lập ra tướng yên tịnh, bảo là công phu. Hiểu biết như thế, tự che lấp bản tánh của mình, bị sự yên tịnh trói buộc.

“Các vị thiện tri thức! Người tu phép chẳng động, trong khi nhìn người, chẳng nhìn những sự phải quấy, lành dữ, lầm lỗi của người. Đó là tự tánh chẳng động.

“Các vị thiện tri thức! Người mê tuy thân chẳng động mà miệng thường nói những điều phải quấy, dài ngắn, tốt xấu của người khác, trái ngược với Đạo. Nếu chấp trước nơi tâm, nơi tịnh, tức là che lấp mối Đạo vậy.”
 

Sư dạy chúng rằng: “Các vị thiện tri thức! Sao gọi là ngồi thiền? Trong pháp môn này, không có sự che lấp, ngăn trở. Đối với hết thảy các việc lành dữ, tâm chẳng khởi ra điều nghĩ, gọi là ngồi. Trong tâm thấy tánh của mình chẳng động, gọi là thiền.

“Các vị thiện tri thức! Sao gọi là thiền định? Lìa khỏi tướng là thiền. Trong tâm chẳng loạn là định. Nếu vướng mắc nơi tướng, tâm tất rối loạn. Nếu lìa khỏi tướng, tâm liền chẳng loạn. Tánh vốn tự tịnh, tự định, chỉ vì thấy cảnh rồi nghĩ đến cảnh mà rối loạn. Nếu người thấy cảnh mà tâm chẳng loạn, đó mới thật là định.

“Các vị thiện tri thức! Lìa khỏi tướng, tức là thiền. Trong tâm chẳng loạn, tức là định. Ngoài thiền, trong định, đó là thiền định. Kinh Bồ-tát Giới nói: ‘Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh.’

“Các vị thiện tri thức! Trong mỗi niệm tưởng tự thấy bản tánh thanh tịnh. Tự mình tu hành, tự mình thành Phật đạo.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 712)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82764)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5211)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7043)