Lời Tựa

31 Tháng Năm 201000:00(Xem: 18286)

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải

Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546

 

LỜI TỰA

Kinh Lăng Già là bộ kinh có tầm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, vì chứa đựng những học thuyết về Duy Tâm, Như Lai Tạng, A Lại Da Thức, và cả văn học Phật Giáo Thiền. Nghĩa lý kinh văn rất thâm sâu vi diệu, khó hiểu. Khó ở chổ có nhiều cách để hiểu hoàn toàn về ý nghĩa, và cả hoàn cảnh lịch sử của nó.

Yếu chỉ kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của các tôn giáo khác, và chỉ rõ cảnh giới chứng ngộ của người tu Phật.

Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ phạn văn (Sanskrit) sang Hán văn: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Bản đang phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay là Tống dịch do ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Na Bạt Đà La (người Thiên Trúc) dịch.

Phần Việt dịch hiện có những bản :

Sư Bà Diệu Không dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970).

H.T. Thích Thanh Từ dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1975).

Đ.Đ. Thích Chơn Thiện dịch từ nguyên tác Anh ngữ của ngài Daisetz Teitaro Suzuki (1992).

H.T. Thích Duy Lực dịch bản của ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Bạt Đà La (1994).

Nay chúng tôi có thiện duyên nhận được bản Kinh Lăng Già của Ni Sư Trí Hải phụng dịch theo bản Đường dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà, cùng tham khảo các bản Ngụy, Tống dịch và bản Anh ngữ của ngài Suzuki (1969).

Dịch giả Ni Sư Trí Hải với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, và nhiều năm nghiên cứu kinh tạng. Riêng tôi đọc những bản dịch, nhận thấy bản của Ni Sư Trí Hải dễ hiểu nhất trong những bản kể trên. Lời văn giản dị, trong sáng, ít dùng hán văn. Hy vọng đọc giả khai thông khi đọc dịch phẩm giá trị này.

Tôi xin nhất tâm và tha thiết giới thiệu cùng quí thiện tín. Mong rằng quí vị y kinh này ngộ được thật tướng của các pháp, và thẳng đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Cuối cùng xin hồi hướng công đức ấn tống kinh này đến tất cả quí phật tử đã phát tâm cúng dường. Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho kẻ còn người mất, tất cả pháp giới chúng sanh sớm thành phật đạo.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Xuân Mậu Dần 1998.

Tỳ Kheo Thích Tịnh Trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 716)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82768)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5213)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7047)